Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X: Khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc
Công tác thi đua, khen thưởng được kỳ vọng tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
.
Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển
“Khởi nghiệp năm 2000, trong 20 năm hoạt động, chúng tôi luôn là một thành viên nổi bật nhất của thị trường tài chính, tham gia đóng góp tích cực vào mọi hoạt động vì sự phát triển của đất nước”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty CP Chứng khoán SSI chia sẻ khi SSI trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên trong ngành tài chính – ngân hàng vinh dự được phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Có thể nói, kể từ khi phong trào thi đua “ Doanh nhân Việt Nam hội nhập và phát triển” – một trong 4 phong trào thi đua trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động vào năm 2016, trên cả nước đã có nhiều điển hình tiên tiến, doanh nghiệp, doanh nhân, người lao động tiêu biểu xuất sắc được biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng và được tặng thưởng những phần thưởng cao quý.
Chủ trương xuyên suốt của Chính phủ đối với phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng là nuôi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt có năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế; hình thành được các sản phẩm, thương hiệu Việt danh tiếng, mang tầm khu vực và thế giới; thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị và mạng phân phối toàn cầu.
Trong giai đoạn đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, công tác thi đua – khen thưởng được đánh giá ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng.
Video đang HOT
Khẳng định “thi đua, khen thưởng là phương thức lãnh đạo của Đảng, công cụ quản lý nhà nước và là động lực phát triển kinh tế – xã hội”, ông Phạm Huy Giang, Trưởng ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương cho biết, Dự thảo Báo cáo tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ, những kết quả đạt được của đất nước thời gian qua trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, chủ động hội nhập quốc tế đều có sự đóng góp của phong trào thi đua yêu nước.
Quyết tâm tạo nên hào khí mới
Cùng với SSI, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân cũng sẽ được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X diễn ra trong 2 ngày (9 -10/12) với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đại hội sẽ đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng giai đoạn 2015 – 2020; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2020 – 2025; tôn vinh các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua; tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc; tạo động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Đồng thời, Đại hội sẽ phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tiếp tục đẩy mạnh 4 phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng…
Dẫn lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”, ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Chúng ta đang quyết tâm tạo nên một hào khí mới trong thời đại ngày nay. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi mọi người phải cùng chung sức, đồng lòng”.
"Nhiệm vụ của ngành Ngân hàng còn rất nặng nề"
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VIII giai đoạn 2015 - 2020.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015 - 2020, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng luôn phát huy truyền thống đoàn kết, hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đề ra.
Bà Nguyễn Thị Hồng cũng chia sẻ một số kết quả đạt được như: chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng tín dụng phù hợp, gắn với chất lượng và hiệu quả, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ;
Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục được cơ cấu lại nhằm củng cố năng lực, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; nợ xấu được kiểm soát và tiếp tục duy trì ở mức ổn định, an toàn; hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ, ấn tượng với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại....
"Đóng góp vào thành công chung của ngành Ngân hàng, công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều đổi mới, thiết thực, đúng quy định phù hợp với điều kiện thực tế. Các Cụm, Khối thi đua đã có cách thức tổ chức phong phú, linh hoạt, phù hợp với chương trình, kế hoạch theo từng lĩnh vực công tác gắn với việc thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Điều đó đã tạo động lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao", bà Nguyễn Thị Hồng nói.
Được biết, trong giai đoạn 2016 - 2020, với chủ đề xuyên suốt là "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng phát huy truyền thống 65 năm xây dựng và phát triển, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt qua khó khăn thách thức, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngành Ngân hàng giai đoạn 2016-2020", các phong trào thi đua trong toàn Ngành đã phát triển sâu rộng, qua đó cổ vũ, động viên cán bộ công chức viên chức và người lao động hăng hái thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của Ngành.
Các phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị trong Ngành. Công tác khen thưởng kịp thời hơn đã tạo động lực cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nhiều phong trào thi đua đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ công chức viên chức và người lao động trong các đơn vị.
Các phong trào tiêu biểu như: Cán bộ Ngân hàng rèn đức, luyện nghề, sáng tạo, lập thành tích chào mừng 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam; Xây dựng cơ chế chính sách, quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng có hiệu quả; Xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh; Năm đẩy mạnh trật tự kỷ cương và văn hóa công sở; Cán bộ ngân hàng đạo đức tốt, nghiệp vụ giỏi, vững tin vào hội nhập khu vực và quốc tế; Đoàn kết, trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, hệ thống các TCTD cũng triển khai nhiều phong trào thi đua sôi nổi, như: Thi đua lao động giỏi, huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng; Thi đua nghiên cứu ứng dụng khoa học và phát huy sáng kiến trong hoạt động kinh doanh; Đổi mới, an toàn, hiệu quả, tăng trưởng và hội nhập quốc tế thành công; Củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hoạt động để nâng cao năng lực quản lý, quản trị kinh doanh; Phong trào thi đua Gói kích thích bán hàng nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử...
Bên cạnh đó, toàn Ngành cũng đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ phát động, điển hình như: Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" đã được thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế.
Giai đoạn 2011-2020, toàn ngành ngân hàng có 51 đơn vị đăng ký hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại 45 tỉnh, 34 huyện và 152 xã với số tiền, vật chất là hơn 5.729 tỷ đồng. Đến 31/3/2020 dư nợ cho vay trên địa bàn các xã trên toàn quốc đạt 1.216.713 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với thời điểm kết thúc giai đoạn 1 với hơn 9,5 triệu khách hàng.
Ngoài ra, ngành Ngân hàng đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VIII diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tập trung mọi nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép": vừa kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên của nhân dân.
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng quan trọng và then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi kết thúc dịch, do vậy, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng còn rất nặng nề; đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành phải ra sức thi đua, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.
Cũng tại Đại hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã phát động phong trào thi đua trong toàn Ngành với chủ đề "Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng phát huy truyền thống 70 năm, đoàn kết, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngành NH giai đoạn 2020 - 2025".
Tại Đại hội, các tập thể, cá nhân ngành Ngân hàng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015 - 2020 đã được trao các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước.
Đối ngoại nhân dân: Vun đắp hữu nghị, thúc đẩy hòa bình, đóng góp thiết thực Sáng 15/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV, và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh đối ngoại nhân dân có...