Đại hội mùa Covid-19: Cần lưu tâm đến cổ đông nhỏ
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn phức tạp như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp nên hoãn HC để đảm bảo quyền lợi cho toàn bộ cổ đông, thay vì chỉ một số cổ đông lớn.
Năm nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng đúng vào cao điểm mùa ại hội đồng cổ đông (HC).
Ngày 31/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, sau đó Văn phòng Chính phủ có công văn 2601 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16. Theo đó, một số biện pháp cơ bản được áp dụng bao gồm việc cách ly xã hội, hạn chế ra ngoài, không tụ tập quá 20 người.
ể chống dịch bệnh lây lan, nhiều doanh nghiệp đã thông báo lùi HC. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp duy trì lịch họp tới phút chót với hy vọng dịch bệnh diễn biến tích cực hơn.
ơn cử, CTCP Cấp nước ồng Nai (mã DNW) thông báo mời họp HC vào ngày 9/4, trong đó có đề cập tới Chỉ thị 16. Viện dẫn điểm d, Khoản 2, iều 140 – Luật Doanh nghiệp về ủy quyền, gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử, DNW đề nghị cổ đông xem xét ủy quyền cho 6 thành viên HQT đương nhiệm để vừa đảm bảo không tập trung trên 20 người, vừa thực hiện quyền cổ đông. Hoặc cổ đông có thể gửi phiếu biển quyết và phiếu bầu thành viên HQT, Ban kiểm soát về Công ty trước giờ khai mạc đại hội.
Tuy nhiên, trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán vào ngày 6/4, người công bố thông tin của DNW cho biết, Công ty sẽ lùi ngày HC sang ngày 17/4, thay vì ngày 9/4 như kế hoạch ban đầu.
Theo báo cáo tài chính riêng quý IV/2019, lũy kế cả năm, DNW đạt tổng doanh thu 944 tỷ đồng, lãi ròng 151,9 tỷ đồng, tăng gần 15 tỷ đồng so với năm trước. Năm 2014, DNW cổ phần hóa và đăng ký giao dịch 100 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM, hiện thị giá quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, CTCP Môi trường Sonadezi (mã SZE) lên lịch họp HC vào ngày 10/4. Trong thông báo mời họp, SZE cũng đề cập đến tình hình dịch bệnh và đề nghị cổ đông có thể gửi phiếu biểu quyết tới cuộc họp thông qua gửi thư đến Công ty trước 16h ngày 9/4.
Trả lời câu hỏi của Báo ầu tư Chứng khoán, người phụ trách công bố thông tin của SZE cho biết, Công ty chưa có chủ trương hoãn, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch, không hội họp quá 20 người.
Cổ đông nếu không tham dự có thể gửi phiếu biểu quyết từ xa. Một cổ đông của SZE cho biết, nếu Công ty vẫn tổ chức đại hội, cổ đông này sẽ mua vé máy bay để tham dự.
ược biết, 2 cổ đông lớn đang nắm giữ tới gần 95% vốn của SZE, trong đó tỷ lệ của cổ đông nhà nước là 64,9%.
Chỉ với 2 nhóm cổ đông này, SZE đã đủ tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết để tổ chức ại hội. Có khoảng 500 người là cán bộ nhân viên Công ty được mua cổ phần khi SZE tiến hành cổ phần hóa. Tỷ lệ các nhà đầu tư bên ngoài là rất ít.
SZE cổ phần hóa năm 2015 và sau đó 1 năm, Công ty đăng ký giao dịch 30 cổ phiếu trên UPCoM. Năm 2019, Công ty đạt doanh thu 365 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 31,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Một trường hợp khác, CTCP Cao su ắk Lắk (mã DRG) cũng có quyết định hoãn HC vốn dự định diễn ra vào ngày 11/4. Ngày tổ chức lại, Công ty cho biết là chưa xác định, nhưng cơ bản sẽ tuân thủ quy định trước ngày 30/6.
Hiện các địa phương trên cả nước đều triển khai phòng chống dịch Covid-19, mỗi địa phương có biện pháp khác nhau tùy theo tình hình cụ thể.
Chẳng hạn, một số địa phương phạt nặng đối với các trường hợp tụ tập đông người, có địa phương cách ly người đi từ Hà Nội đến trong 14 ngày. Nếu tổ chức HC có thể sẽ vi phạm quy định tụ tập trên 20 người hoặc cổ đông sẽ khó có thể tham dự.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn phức tạp như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp nên hoãn HC để tạo điều kiện cho tất các cổ đông có cơ hội tham dự, thay vì chỉ cần lượng cổ phần có quyền biểu quyết của một vài cổ đông lớn.
Bùi Trang
Chốt kế hoạch 2020, nhiều doanh nghiệp quyết tăng trưởng cao
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong nước và thế giới, vẫn có những doanh nghiệp dự kiến lợi nhuận tăng trưởng với mức hai con số trong năm 2020.
Hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh của MWG vẫn tấp nập trong mùa dịch.
Từ "đại gia" công nghệ FPT...
Công ty cổ phần FPT (FPT) vừa thông báo thay đổi địa điểm ại hội đồng cổ đông, tổ chức họp trực tuyến và bỏ phiếu từ xa để đảm bảo an toàn cho các cổ đông tham dự sự kiện. Ngày tổ chức ại hội vẫn là 8/4/2020.
Theo tài liệu ại hội được FPT công bố, năm 2020, Tập đoàn đặt kế hoạch tổng doanh thu 32.450 tỷ đồng, tăng trưởng 17,1% so với năm 2019.
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.510 tỷ đồng, tăng trưởng 18,1% so với năm trước.
Tại ại hội đồng cổ đông tới đây, dự kiến, Hội đồng quản trị FPT sẽ trình cổ đông kế hoạch chi trả cổ tức năm 2019, gồm cổ tức 20% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.
Thời gian chi trả dự kiến trong quý II/2020. Năm 2020, FPT cũng dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt 20%.
CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom - mã chứng khoán FOX), công ty thành viên của Tập đoàn FPT cũng vừa công bố kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2020, đến từ mảng dịch vụ viễn thông và nội dung số.
FOX dự kiến, doanh thu cả năm vào khoảng 11.814 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.022 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2019; chia cổ tức tỷ lệ không thấp hơn 2.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty cũng dự kiến trình phương án chia cổ tức năm 2019 là 30%; trong đó, 20% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu.
ầu năm 2020, FOX đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền, tỷ lệ 10% và bằng cổ phiếu 10%. Phần còn lại sẽ chi trả sau khi ại hội cổ đông diễn ra.
FPT hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, lĩnh vực không những không chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, mà còn có cơ hội tăng trưởng tốt hơn khi các doanh nghiệp đứng trước xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ, nên không khó hiểu khi doanh nghiệp tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay.
... Tới cặp đôi MWG, DGW
Hai công ty có xuất phát điểm là phân phối hàng ICT là CTCP ầu tư thế giới di động (MWG) và CTCP Thế giới số (DGW) đến thời điểm hiện tại đã tạm hoãn tổ chức đại hội cổ đông.
Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp này hiện vẫn chưa có sự điều chỉnh.
Theo tài liệu họp ại hội đồng cổ đông đã được công bố, MWG đặt mục tiêu doanh thu 22.445 tỷ đồng, tăng trưởng 18% và lợi nhuận sau thuế 4.835 tỷ đồng, tăng trưởng 26%.
Mới đây, MWG quyết định tạm thời đóng cửa một số cửa hàng Thế Giới Di ộng và iện Máy Xanh tại các vùng có dịch khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước.
Các cửa hàng Bách Hóa Xanh vẫn hoạt động bình thường.
Trong thời gian tạm ngưng phục vụ tại siêu thị, khách hàng của MWG có nhu cầu vẫn có thể đặt hàng online. ược biết, trong 2 tháng đầu năm, doanh thu từ kênh online của MWG đạt 1.218 tỷ đồng, chiếm 6% tổng doanh thu.
Còn đối với hệ thống Bách Hoá Xanh, phục vụ cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân nên vẫn hoạt động bình thường.
Ghi nhận của phóng viên, trong mùa dịch Covid-19, các cửa hàng Bách Hoá Xanh vẫn tấp nập khách mua, lượng hàng thực phẩm trống trên kệ rất sớm trong một ngày.
Theo chia sẻ của MWG, số lượng đơn đặt hàng trên Bách Hóa Xanh online trong tháng 2/2020 tăng xấp xỉ 30% so với tháng 1 và gấp đôi số đơn hàng trung bình hàng tháng trong năm 2019.
Báo cáo của MWG về kết quả 2 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu 20.541 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 845 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 16% so với cùng kỳ năm trước.
Với DWG, Công ty lên kế hoạch năm 2020 với doanh thu đạt 10.200 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 202 tỷ đồng, tăng 25,5%.
Và một số doanh nghiệp khác
Trong lĩnh vực bất động sản, mới đây, CTCP Bất động sản Phát ạt (PDR) đã thông báo tạm hoãn ại hội đồng cổ đông thường niên (dự kiến tổ chức vào ngày 28/3).
Dù bất động sản nhà ở, cho thuê bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng PDR vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020, với doanh thu bán hàng và dịch vụ đạt 3.789 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ.
Theo đó, một phần doanh thu và lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ đến từ Dự án Phân khu số 2, phần còn lại được ghi nhận từ Phân khu số 9 với diện tích 46 ha liền kề phân khu 2 thuộc Khu đô thị Du lịch Sinh thái Nhơn Hội, Bình ịnh.
Lên kế hoạch chuyển sàn từ HNX sang HOSE trong năm 2020, Tập đoàn Hoá chất ức Giang (DGC) đồng thời đặt mục tiêu doanh thu 6.085 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019.
Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu phốt pho vàng chiếm tỷ trọng lớn, đạt 2.880 tỷ đồng, tăng gần 35%; lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với thực hiện 2019.
Theo kế hoạch, năm 2020, DGC tiếp tục triển khai dự án khai thác quặng Apatit - Khai trường 25. Thời gian khai thác trong 6 năm, dự kiến mang về 900 tỷ đồng doanh thu và 300 tỷ đồng lợi nhuận.
ồng thời, Tập đoàn thực hiện dự án Tổ hợp Hóa chất ức Giang - Nghi Sơn quy mô 80 ha, chia thành 3 giai đoạn trong thời gian 6 năm. ến năm 2025 - 2026, công suất Nhà máy dự kiến là 400.000 tấn/năm.
Mới đây, CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA) đã tổ chức thành công ại hội cổ đông năm 2020. Theo đó, cổ đông đã thông qua kế hoạch 10.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 550 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, đều tăng nhẹ so với năm 2019.
áng chú ý, AAA cũng đã thông qua tờ trình cho phép CTCP An Phát Holdings (APH) được nâng tỷ lệ sở hữu tại AAA từ 51% lên 65% trong năm 2020. Công ty cũng xin trình phương án mua lại tối đa 15% cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
Theo lãnh đạo AAA, việc mua cổ phiếu quỹ trước mắt để hỗ trợ giá cổ phiếu khi giá xuống quá thấp so với giá trị thật.
Mục đích cuối cùng là để tìm kiếm đối tác chiến lược và chuyển nhượng với giá không thấp hơn giá trị sổ sách. Việc này đang trong giai đoạn đàm phán nên chưa được công bố chi tiết.
Lạ lùng chuyện quản lý vốn nhà nước tại HLS Mặc dù đã thoái hết vốn tại CTCP Gốm sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (mã HLS, sàn UPCoM) từ năm 2016, song Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) vẫn miệt mài theo kiện đòi hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2008, 2009. Vào đầu tháng 3/2020, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giải quyết...