Đại hội “đến hẹn chẳng lên”, phạt thế nào?
Dù đã quá thời hạn đại hội cổ đông thường niên theo quy định gần một tháng, nhưng đến nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức.
Theo khoản 2, Điều 136, Luật Doanh nghiệp 2014, đại hội cổ đông thường niên phải tổ chức trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Với quy định trên, các doanh nghiệp có niên độ tài chính từ 1/1-31/12/2019 phải tổ chức đại hội cổ đông trước ngày 30/4/2020.
Trường hợp doanh nghiệp muốn gia hạn, thời hạn tổ chức không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải gửi công văn xin gia hạn cho sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố. Có nghĩa là, doanh nghiệp có thể xin gia hạn, nhưng không được quá thời điểm 30/6/2020 đối với doanh nghiệp có năm tài chính từ 1/1 – 31/12/2019.
Thế nhưng, đến cuối tháng 7 và sang đầu tháng 8, hàng chục doanh nghiệp đại chúng mới rục rịch tổ chức đại hội cổ đông thường niên. Và doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều loại lý do cho việc chậm trễ này.
Tại CTCP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (KGM), dù đã lên kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông trong tháng 6, nhưng doanh nghiệp này lại hủy và lùi đại hội sang thời điểm khác.
Với thời điểm ngày đăng ký cuối cùng để dự đại hội cổ đông là ngày 29/7, thì có thể hiểu, đại hội cổ đông thường niên của KGM ít nhất sẽ phải sang tháng 8 mới tổ chức được.
Lý giải cho việc hoãn thời gian tổ chức đại hội, Ban lãnh đạo KGM cho biết, để Công ty có thêm thời gian chuẩn bị đầy đủ và chu đáo hơn các nội dung trình đại hội cổ đông.
Video đang HOT
Về kết quả kinh doanh, năm 2019, KMG đạt 3.698 tỷ đồng doanh thu và 6,38 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ hoàn thành lần lượt 84,82% và 35,82% chỉ tiêu.
Quý I/2020, doanh nghiệp thu về 693 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với cùng kỳ; trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 4 tỷ đồng, giảm 23%.
Năm 2020, KMG đề ra kế hoạch đạt 3.391 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 17,8 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với con số thực hiện năm trước đó.
Trong năm nay, KMG cũng đưa ra kế hoạch đầu tư mua sắm với mức vốn 6.070 tỷ đồng, trong đó 4.429 tỷ đồng là vốn vay và 1.821 tỷ đồng còn lại trích từ quỹ đầu tư phát triển.
Cũng như những năm trước, trong số những gương mặt tổ chức đại hội muộn, chiếm phần nhiều là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, hoạt động xuống dốc, giá cổ phiếu rơi sâu hoặc đang bị kiểm soát giao dịch. Đây có lẽ cũng là lý do mà các doanh nghiệp này chần chừ họp mặt các cổ đông.
Chẳng hạn, trường hợp của CTCP Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc (HKB). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu HKB đạt hơn 1 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.
Song, chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận hơn 32 tỷ đồng, dẫn đến kết thúc nửa đầu năm 2020, HKB lỗ gần 34 tỷ đồng. Từ doanh nghiệp đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng, chỉ trong vòng 3 năm, hoạt động kinh doanh của HKB tụt dốc không phanh.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên mức gần 181 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến ngày 30/6/2020 của HKB giảm 5% so với con số đầu năm, xuống còn hơn 492 tỷ đồng. Trong khi, nợ phải trả lại tăng 6%, lên gần 140 tỷ đồng.
Tương tự là trường hợp của CTCP Quản lý và dịch vụ An Khánh (TIE), CTCP Lương thực thực phẩm Vĩnh Long (VLF), CTCP DAMAC GLS (KSH), CTCP Kho vận Petec (PLO)…
Đa số các doanh nghiệp đều có năm tài chính trùng với năm Dương lịch, tức là bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12. Song, một số doanh nghiêp lấy năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4/2019 và kết thúc vào ngày 31/3/2020, dẫn đến tổ chức đại hội muộn hơn so với phần lớn các doanh nghiệp khác.
Điển hình là CTCP Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD), CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG), CTCP Rượu Hapro (HAV)…
Tuy nhiên, đây chỉ là số ít, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp tổ chức đại hội muộn mà không có lý do thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông và nhà đầu tư.
Có thể thấy ngay sự vô lý khi năm tài chính đã đi quá nửa chặng đường mà doanh nghiệp mới bắt đầu xin ý kiến cổ đông để thông qua kết quả kinh doanh năm trước cũng như chiến lược và kế hoạch trong cả năm nay.
Đại hội muộn không phải câu chuyện mới có, mà là việc “đến hẹn chẳng lên” từ lâu, nên doanh nghiệp không thể… đổ thừa cho Covid-19.
Trước tình hình trên, nhiều ý kiến cho rằng, TTCK hiện nay thiếu một chế tài đủ mạnh để bảo vệ cổ đông nhỏ trước việc doanh nghiệp chậm trễ, thậm chí chây ì tổ chức đại hội cổ đông, mà đôi khi là do những nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp.
Cổ đông Sacombank đồng thuận tổ chức ĐHCĐ trực tuyến
Hơn 97% cổ đông Sacombank đã đồng thuận tổ chức đại hội trực tuyến và bỏ phiếu điện tử tại kỳ đại hội cổ đông thường niên năm nay.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) vừa công bố thông tin về kết quả lấy ý kiến cổ đông về tổ chức đại hội trực tuyến.
Theo kết quả kiểm phiếu, cổ đông Sacombank đã đồng thuận với tỷ lệ hơn 97% thông qua việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2019 bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử.
Dự kiến đại hội sẽ khai mạc vào 8h00 ngày 5/6/2020 tại địa điểm chính là Trung tâm Hội nghị White Palace (194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM).
Như vậy Sacombank là ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội trực tuyến. Hiện tại trên website của ngân hàng này cũng đã công bố hướng dẫn tham dự đại hội trực tuyến tới các cổ đông.
Hướng dẫn đại hội trực tuyến của Sacombank được công bố trên website ngân hàng
Sasco của ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Lãi ròng nửa đầu năm giảm gần 80%, đạt 52 tỷ đồng Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020, trong đó doanh thu chỉ đạt hơn 59 tỷ đồng, giảm đến 91% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Sasco trong quý II/2020 cao gấp 3 lần doanh thu bán...