Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Châu Phú A thành công tốt đẹp
Trong 2 ngày 11 và 12-5, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Châu Phú A (TP. Châu Đốc, An Giang) lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020 – 2025) thành công.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Lâm Quang Thi cùng 152 đại biểu chính thức đại diện cho 617 đảng viên của Đảng bộ phường tham dự đại hội.
Đại biểu biểu quyết Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Châu Phú A (nhiệm kỳ 2020-2025)
Đại hội đã tiến hành bầu Ban Châp hanh Đảng bộ khóa mới gồm 15 đồng chí, Ban Thường vụ 5 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Loan được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy phường. Đại hội đã bầu 29 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Châu Đốc lần thứ XII.
Video đang HOT
Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Châu Phú A, lần thứ XV đã xác định 19 chỉ tiêu cơ bản cần thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; xây dựng, chỉnh trang, phát triển đô thị thông minh và giữ vững phường văn minh đô thị; đảm bảo quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
An Giang chủ động phòng, chống thiên tai, giông, lốc
Để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân do thiên tai gây ra, các ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ứng phó kịp thời trong thời gian tới, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang Lương Huy Khanh, những tháng đầu năm 2020, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong chuyển về thấp, nên mực nước trên các sông, kênh, rạch xuống thấp hơn cùng kỳ năm 2016 từ 10-50cm. Nắng nóng với nhiệt độ 35-36,5oC trong tháng 3 và những ngày đầu tháng 4 gây khó khăn cho công tác bơm tưới, làm tăng chi phí bơm tưới của nông dân. Bên cạnh đó, độ mặn tăng chậm duy trì ở mức từ 0,1-0,22, thấp hơn cùng thời kỳ năm 2016 (1,1 - 1,3).
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch (tại các địa phương như: TX. Tân Châu (1 điểm), An Phú (2 điểm), Chợ Mới (1 điểm), Châu Phú (2 điểm), tăng 3 vụ so cùng kỳ năm 2019. Chiều dài sạt lở 97m, ảnh hưởng đến 8 căn nhà phải di dời khẩn cấp. Ước thiệt hại khoảng 175 triệu đồng...
Tháng 4 cũng là tháng giao mùa nên tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Trong đó, mưa kèm theo giông, lốc, sét rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản người dân. Mưa kèm theo giông, lốc làm thiệt hại 56 căn nhà tại các địa phương: Tri Tôn, Phú Tân, An Phú, Tịnh Biên, Châu Thành, TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang Lương Huy Khanh cho biết, mặc dù tình hình thiên tai diễn biến thất thường nhưng các địa phương chủ động phòng ngừa, ứng phó nên đã khắc phục được hậu quả, giúp người dân ổn định sản xuất và cuộc sống.
Kiểm tra hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo sản xuất cho nông dân
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn và các cơ quan chuyên môn, nắng nóng (35-360C) sẽ còn tiếp tục xuất hiện khoảng 2 đợt từ nay đến giữa tháng 5. Thời kỳ chuyển mùa mưa vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 thường kèm theo hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông, lốc, sét...
Ngoài ra, năm nay ít khả năng xuất hiện lũ sớm, đỉnh lũ các trạm của tỉnh ở mức báo động I đến báo động II. Riêng TP. Long Xuyên ở mức xấp xỉ và cao hơn báo động III (từ 5-15cm) và đây là diễn biến lũ của Long Xuyên trong những năm tiếp theo.
Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thiên tai gây ra, Chi cục Thủy lợi An Giang khuyến cáo các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh.
Đối với nắng nóng, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên xuống giống sớm đối với diện tích đất vùng cao không có hệ thống thủy lợi, không chủ động được nguồn nước, phụ thuộc vào nước mưa. Đặc biệt là ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Đối với mưa kèm giông, lốc, sét, các địa phương cần thông tin kịp thời về cảnh báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông để người dân chủ động phòng tránh. Củng cố lực lượng phòng, chống thiên tai tại các địa phương. Rà soát, thống kê những hộ dân có nhà tạm bợ, nhà bán kiên cố; xác định các khu vực thường xuyên xảy ra giông, lốc và các khu vực dễ bị ảnh hưởng do giông, lốc... để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện việc chằng, chống nhà cửa trước mùa mưa bão. Đồng thời, vận động, huy động nguồn lực xã hội về vật tư, kết hợp với lực lượng xung kích để hỗ trợ những hộ nghèo, hộ khó khăn duy tu, sửa chữa, neo chằng nhà cửa đảm bảo an toàn.
Mùa mưa là thời điểm tình hình sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch xảy ra nhiều hơn. Đặc biệt là những cơn mưa lớn đầu mùa sau thời gian khô hạn kéo dài, mực nước thấp, tình hình sạt lở diễn ra phức tạp hơn.
Do đó, các địa phương cần theo dõi các khu vực cảnh báo sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm để chủ động tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực sạt lở, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Theo dự báo, lũ năm nay không lớn, đối với các vùng sản xuất vụ thu đông cần xử lý, khắc phục ngay các cống dưới đê không đảm bảo an toàn hay bị rò rỉ... Từng bước cải tạo nâng cấp hệ thống vận hành của các cống. Đồng thời, kiểm tra, vận hành thử tải các trạm bơm tiêu nhằm chủ động ứng phó với các tình huống mưa với lượng nước lớn như vừa qua. Từ đó, giúp các địa phương kịp thời bơm tiêu chống úng trong vụ hè thu và thu đông sắp tới...
Quyết liệt thực hiện mục tiêu kép Chiều 24-4, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách của TPHCM trong quý 1, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý 2-2020. Cùng...