Đại hội cổ đông Vinamilk ‘nóng’ chuyện M&AĐại hội cổ đông Vinamilk ‘nóng’ chuyện M&A
The LEADERNgoài thông tin chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 50%, tại Đại hội thường niên mới diễn ra, các cổ đông của Vinamilk đặc biệt quan tâm đến câu chuyện M&A và chiến lược phát triển sắp tới của doanh nghiệp.
Cổ tức tối thiểu 50%
Ngày 19/4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Những cổ đông tham dự đại hội cảm thấy “mát dạ” với thông tin về kế hoạch chia cổ tức ‘khủng’ của Vinamilk năm 2019.
Cụ thể, công ty dự kiến mức cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Trong đó, sẽ tạm ứng đợt 1 năm 2019: 2.000 đồng/cổ phần, dự kiến thanh toán trong tháng 9/2019, tạm ứng đợt 2 năm 2019: 1.000 đồng/cổ phần thanh toán trong tháng 2/2020 và thanh toán cổ tức còn lại của năm 2019 do Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 quyết định..
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết mức cổ tức này là dự kiến thấp vì thực tế năm 2017, 2018 Vinamilk đã chi trên 70% lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông.
Ngoài tỷ lệ chia cổ tức, cô đông tham dự ĐHCĐ của Vinamilk cũng rất quan tâm đến kế hoạch M$A và chiến lược phát triển sắp tới của công ty
Năm 2018, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 52.629 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với năm 2017, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm nhẹ, đạt 10.206 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2019 Vinamilk dự kiến doanh thu tăng 7% so với năm 2018, lên 56.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 5% lên 12.650 tỷ đồng.
Vinamilk tự tin vào kế hoạch kinh doanh năm nay, bởi ngành sữa Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Theo Vinamilk, hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam chỉ khoảng 19kg sữa/người/năm, con số này khá thấp so với các nước trong khu vực như: Thái Lan là 31,7kg; Hàn Quốc là 40,1kg…
Vinamilk cho biết, năm 2019 tiếp tục tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan, ưu tiên khai thác thị trường nội địa, sẵn sàng cho các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) và mở rộng mới quan hệ hợp tác mạnh mẽ. Trong đó, ưu tiên tìm kiếm cơ hội M&A với công ty sữa tại các quốc gia với mục đích mở rộng thị trường.
Video đang HOT
“ N óng” chuyện M&A
Một vấn đề thu hút nhiều cổ đông quan tâm là việc chào mua cổ phần của công ty GTNFoods (doanh nghiệp sở hữu Sữa Mộc Châu). Trước đó, Vinamilk đã đăng ký chào mua công khai 116,71 triệu cổ phần GTN, tương ứng 46,68% lượng cổ phần đang lưu hành.
Nếu mua thành công, Vinamilk sẽ nắm giữ 122,5 triệu cổ phần GTN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 49%. Mức giá Vinamilk chào mua là 13.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị hơn 1.517 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, GTNFoods là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, doanh thu năm 2018 đạt hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 100 tỷ đồng. Công ty này hiện đang nắm giữ gần 75% cổ phần Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Còn Vilico hiện đang sở hữu 51% Sữa Mộc Châu. Ngoài ra, GTNFoods còn nắm giữ 95% cổ phần Tổng Công ty Chè Việt Nam; 35% cổ phần LadoFoods (Vang Đà Lạt)…
Sau đề nghị chào mua của Vinamilk, cuối tháng 3/2019, GTNFoods đã thông qua nghị quyết thống nhất không đồng ý với đề nghị chào mua công khai cổ phiếu GTN của Vinamilk.
Bà Mai Kiều Liên cho biết, GTNFoods đã có ý kiến không đồng thuận với việc sáp nhập. Còn quan điểm của Vinamilk thì công ty mong muốn cùng ngồi lại để phát triển. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, xu hướng hội nhập vừa là có cơ hội cũng là thách thức, muốn giữ thương hiệu Việt phải cùng nhau liên kết. Muốn cạnh tranh quốc tế, chúng ta phải ngồi lại với nhau, tạo thành bó đũa thì không thể bẻ gãy được.
“Chúng tôi khẳng định lại một lần nữa là Vinamilk không bao giờ muốn làm gì hại bạn, lợi mình. Chúng tôi đã ngồi lại với GTN và cũng đã đạt được những điểm chung nhất định”, bà Liên nói.
Tính đến hết năm 2018 Vinamilk đã có 12 trang trại với tổng 27.000 con bò sữa tại Việt Nam với sản lượng sữa trung bình 26,1 kg sữa/con bò/ngày. Đặc biệt, Vinamilk đã nhập bò sữa A2 thuần chủng từ New Zealand, đang phát triển trại bò tại Lào với quy mô 4.000 con.
Theo theleader.vn
Ngân hàng MSB lùi kế hoạch IPO, niêm yết trong quý III
Kế hoạch ban lãnh đạo MSB đề ra tại đại hội năm 2018 là sẽ đưa ngân hàng lên sàn ngay trong quý I năm nay, tuy nhiên, MSB đã quyết định dời kế hoạch này xuống quý III.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB mới đây đã công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên 2019. Ngoài việc bàn về kế hoạch kinh doanh trong năm nay, tài liệu cũng cho biết ban lãnh đạo đã quyết định lùi kế hoạch niêm yết cổ phiếu MSB xuống quý III/2019.
Niêm yết trên HOSE trong quý III
Tại cuộc họp Đại hội cổ đông năm 2018, ban lãnh đạo MSB cho biết sẽ niêm yết cổ phiếu ngân hàng trong quý I/2019.
Tuy nhiên, do tình hình thị trường tài chính, chứng khoán giai đoạn cuối 2018 và đầu 2019 kém tích cực ảnh hưởng đến kế hoạch này, nên ban lãnh đạo ngân hàng đã quyết định lùi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết.
MSB dự kiến sẽ niêm yết trên HOSE chậm nhất vào tháng 8 năm nay. Ảnh minh họa: MSB.
Hiện tại, MSB đang phối hợp với đối tác tư vấn để chuẩn bị cho giai đoạn IPO, dự kiến chậm nhất đến hết tháng 5 ngân hàng sẽ hoàn tất bản chào bán cho nhà đầu tư, định giá trước IPO, gửi hồ sơ đăng ký bán cổ phiếu quỹ...
Muộn nhất đến tháng 8 năm nay, MSB sẽ hoàn tất các thủ tục niêm yết bao gồm gửi hồ sơ đăng ký theo quy định của HOSE, chốt danh sách cổ đông, đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD và niêm yết.
Với kế hoạch IPO lần này, dự kiến vốn điều lệ của MSB cũng sẽ tăng lên.
Ngân hàng dự kiến phát hành thêm tối đa 100 triệu cổ phiếu, hoặc tối đa 8,5% tổng lượng cổ phần phổ thông đã phát hành trong đợt IPO lần này. Theo đó, tổng số lượng cổ phiếu sau khi hoàn thành tăng vốn dự kiến sẽ tăng lên 1,275 tỷ cổ phiếu, tương đương 12.750 tỷ đồng vốn điều lệ.
Báo cáo của MSB cũng cho biết đối tượng nhận phát hành cổ phiếu riêng lẻ đợt này của ngân hàng sẽ chỉ là các nhà đầu tư trong nước. Giá phát hành được thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của ngân hàng.
Bên cạnh đó, những cổ đông được mua cổ phần của đợt phát hành lần này sẽ phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu tối đa nhỏ hơn 5% vốn điều lệ MSB, và không trở thành cổ đông lớn tại ngân hàng. Các thành viên trong HĐQT, Ban kiểm soát và Ban tổng giám đốc ngân hàng sẽ không được phép mua cổ phần trong đợt chào bán này.
Ngân hàng cũng dự kiến việc IPO sẽ tăng giá trị vốn hóa sau khi niêm yết, dự kiến đạt khoảng 1,1 tỷ USD sau khi bán lại toàn bộ cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư chọn lọc.
Với mức vốn hóa này, giá cổ phiếu MSB niêm yết sẽ vào khoảng trên dưới 20.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu MSB hiện được các nhà đầu tư giao dịch trên sàn OTC với giá chưa đến 11.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu hoàn thành kế hoạch lên trong năm nay, MSB sẽ là ngân hàng thứ 18 tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
MSB có gì khiến nhà đầu tư quan tâm?
Là ngân hàng thuộc nhóm trung bình của hệ thống, MSB có cùng quy mô tài sản với TPBank, VIB và thấp hơn Lienvietpostbank, HDBank...
Tính đến cuối năm 2018, MSB có 137.769 tỷ đồng tổng tài sản, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, huy động vốn từ thị trường đạt 63.529 tỷ và dư nợ cho vay tới cùng thời điểm đạt 47.760 tỷ.
Cũng trong năm 2018, kết quả kinh doanh của MSB bất ngờ tăng mạnh với việc thu nhập lãi thuần (lãi từ hoạt động cho vay) đạt 2.834 tỷ, tăng 77% so với năm trước. Bên cạnh đó, nhờ việc giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro mà lần đầu tiên sau 8 năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mới quay lại mốc nghìn tỷ.
Trong giai đoạn 2012-2017, lợi nhuận trước thuế của MSB chỉ loanh quanh ngưỡng 100-200 tỷ đồng do phải dành phần lớn nguồn thu để trích lập dự phòng rủi ro.
Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của MSB là 2,21% tổng dư nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn khoảng 3.000 tỷ trái phiếu đặc biệt tại VAMC.
Năm 2019, ban lãnh đạo MSB kỳ vọng tổng tài sản ngân hàng sẽ đạt 153.015 tỷ đồng, tăng 11%. Vốn huy động tại thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn đạt 87.637 tỷ, tăng 22%; và dư nợ tín dụng (bao gồm các các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 35%, đạt 74.294 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Với các chỉ tiêu tài chính này, MSB dự kiến sẽ ghi nhận 1.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, bao gồm cả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng, tương đương mức tăng 77%. Ngoài ra, MSB cũng sẽ trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 10% trong năm nay.
Hiện tại, MSB đang hoạt động với hệ thống mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước, cùng gần 500 máy ATM. Ngân hàng có cổ đông lớn duy nhất hiện nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sở hữu 6,09% vốn).
Theo news.zing.vn
Công ty mẹ SSI đạt 240 tỷ đồng LNTT trong quý 1, dư nợ cho vay ký quỹ hơn 5.800 tỷ đồng SSI cho biết tổng giá trị giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài giảm 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước động thái của khối ngoại và sự trầm lắng của thị trường, các nhà đầu tư trong nước cũng trở nên thận trọng hơn. Ngày 19/04/2019, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI - HOSE) đã công bố Báo...