Đại hội cổ đông MSB: Lợi nhuận tăng 12%, chia cổ tức 10%, “dọn” sạch nợ tại VAMC
Tại ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) diễn ra sáng nay (22/5)đã thông qua tất cả các báo cáo, tờ trình, kế hoạch. Theo đó, năm 2020, MSB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, chia cổ tức 10%, hoãn niêm yết lên sàn HoSE và chọn thời điểm thích hợp để lên sàn UPCOM.
Báo cáo ĐHCĐ sáng nay, lãnh đạo MSB khẳng định, năm 2019 là một năm thành công của MSB: Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.287 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với năm 2018. Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 157 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018 và hoàn thành 103% so với kế hoạch đặt ra. Dư nợ tín dụng tăng hơn 23% đạt gần 68 nghìn tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng và phát hành các giấy tờ có giá đạt gần 90 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 25% so với đầu năm và vượt kế hoạch mục tiêu đặt ra. Trong năm 2019, MSB cũng chính thức được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Tháng 4/2019, MSB cũng được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s nâng hạng…
Trong quý I/2020, MSB tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt gần 290 tỷ đồng, tăng gần 297% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 224 tỷ đồng, tăng 265%. Tổng tài sản của ngân hàng cũng đạt gần 155 nghìn tỷ, tăng gần 15% so với quý I/2019. Ba trụ cột của Basel II cũng được ngân hàng công bố hoàn thành sớm trước hạn ngay trong quý I/2020 này. Kết quả này là tiền đề cho sự tăng trưởng ổn định và tốt hơn của MSB trong thời gian tới.
Với kết quả này, MSB đã đặt ra những mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2020 và đã được ĐHĐCĐ thông qua tại Đại hội. Cụ thể, mục tiêu 2020 đạt lợi nhuận trước thuế 1.439 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019; tổng tài sản 170 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 81,5 nghìn tỷ đồng; huy động vốn đạt 99 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
MSB cũng đặt mục tiêu xử lý toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm 2020.
ĐHĐCĐ thống nhất với kế hoạch hành động của Ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong đó xác định rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa sản phẩm, đem lại các giá trị khác biệt cho khách hàng, có tính cạnh tranh cao trên thị trường; quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển ngân hàng số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng là trọng tâm trong chiến lược hoạt động của MSB trong 2020.
Video đang HOT
Về việc chia cổ tức, ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch chia cổ tức 10% trong năm 2020, đồng thời không chia cổ tức cho năm 2019 mà sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận đạt được trong năm 2019 để tái đầu tư vào hoạt động của ngân hàng trong năm 2020. Phương án này được đại đa số cổ đông thống nhất nhằm đảm bảo ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tốt, đảm bảo vận hành an toàn trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và dịch bệnh Covid-19.
Như tờ trình trước đó, Ban lãnh đạo MSB đã xin ý kiến cổ đông về việc tạm hoãn hồ sơ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và sẽ tái khởi động việc niêm yết trên HOSE vào thời điểm thị trường thuận lợi hơn. Trong thời gian đó, ĐHĐCĐ ủy quyền cho Hội đồng quản trị MSB chọn thời điểm phù hợp để thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM tùy thuộc diễn biến của thị trường chứng khoán và/hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động này đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của ngân hàng đồng thời tạo dựng niềm tin và mang giá trị gia tăng nhiều hơn nữa cho khách hàng, đối tác và cổ đông.
PV Gas đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ, chưa có phương án thoái vốn Nhà nước
Năm 2020, PV Gas chịu tác động kép của giá dầu và đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ đồng và cổ tức 30%.
Sáng 5/5, Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã thông qua kế hoạch doanh thu 66.163,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.636 tỷ đồng, đều giảm từ 12-45% so với kết quả thực hiện năm 2019. Kế hoạch này dựa trên dự tính giá dầu 60 USD/thùng.
Mục tiêu năm 2020 của PV Gas vận hành an toàn, hiệu quả và đảm bảo an ninh các dự án khí. Đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư, cung cấp trên 9,2 tỷ m3 khí cho các hộ tiêu thụ.
Dù vậy, GAS đã đưa ra các thách thức trong năm 2020 như các nguồn khí trong nước suy giảm, nguồn khí mới LNG bổ sung từ PV Gas chưa kịp thời, xuất hiện đơn vị ngoài ngành cung cấp LNG cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cung cấp khí của PV Gas;
Số sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí/dừng cấp khí của phía thượng nguồn ngày một tăng; các chi phí ngày một tăng (tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, tăng chi phí thu dọn mỏ, tăng chi phí mua khí PM3-Cà Mau);
Ngoài ra, trong năm, PV Gas có nhiều dự án có nhu cầu vốn lớn, tiến độ sát, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn mới đảm bảo tiến độ (giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh; dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt; dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải; dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm).
Chưa có phương án thoái vốn Nhà nước, nâng cổ tức 2019 lên 45%
Đại diện PV Gas cho biết, do tác động kép của giá dầu giảm và đại dịch COVID-19, PV Gas có ảnh hưởng nhưng không lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh quý 1 đạt khá sát so với kế hoạch. PV Gas đã xây dựng kế hoạch đối phó và hoạt động vẫn đúng với kế hoạch, sau khi dịch giảm đi, PV Gas sẽ sớm bắt nhịp lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Lãnh đạo PV Gas thừa nhận đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến tiến độ dự án Sao Vàng Đại Nguyệt. Dự án này dự kiến đi vào trong quý 3 nhưng cũng có thể kéo dài sang năm sau do các chuyên gia nước ngoài cũng đang bị cách ly. Nhưng GAS đang làm việc với các nhà thầu để tối ưu lại tiến độ, rút ngắn thời gian.
Dự án này có sản lượng khoảng 450 triệu m3 khí đưa vào, đóng góp cho GAS về cước phí và doanh thu khoảng 50 triệu USD/năm trong giai đoạn 2021-2031.
Với Lô B, dự án đang có 4 cổ đông bao gồm PV Gas sở hữu 51%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 28% cùng 2 đối tác Thái Lan và Nhật là 21%. PV Gas đã báo cáo lên Chính phủ cho phép PVN chuyển nhượng lại cổ phần dự án cho PV Gas.
Dù vậy hiện PVN vẫn chưa có kế hoạch thoái 28% và việc chuyển nhượng chỉ thực hiện khi Chính phủ có cách thức cụ thể. PV Gas sẽ sẵn sàng thực hiện nhanh khi được "bật đèn xanh" từ cơ quan Nhà nước.
Dự án này chậm, gặp phải khó khăn về mặt chính sách. Hiện dự án trong quá tình lựa chọn nhà thầu.
Về vấn đề thoái vốn, hiện Nhà nước nắm giữ 95,76% vốn PV Gas. Trước đây Chính phủ có phê duyệt đề án tái cấu trúc PV Gas, trong đó có cho phép thoái vốn xuống 65%. Tuy nhiên, theo các quy định hiện nay, sau khi chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước thì không thuộc diện nhất thiết phải thoái vốn và hiện chưa có phương án thoái vốn.
Trong năm 2019, PV Gas đạt tổng doanh thu 75.005 tỷ đồng, lợi nhuận 12.085,7 tỷ đồng, lần lượt vượt 17% và 58% kế hoạch đặt ra. Trong năm 2019, PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên giá dầu 65 USD/thùng, thực tế là 64,2 USD/thùng, giảm 11% so với năm 2018.
Với kết quả kinh doanh tích cực, PV Gas lên kế hoạch phân phối lợi nhuận với mức chia cổ tức là 45%, cao hơn mức kế hoạch đặt ra đầu năm là 30%. Trong đó, Công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức 10%, còn lại 35% Công ty dự kiến sẽ chia trong năm nay cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, PV Gas cũng đặt kế hoạch cổ tức 30% trong năm 2020.
PVI báo lãi quý 1/2020 giảm 60% so với cùng kỳ, về mức 94 tỷ đồng Nguyên nhân do doanh thu giảm, bên cạnh đó công ty còn trích lập dự phòng giảm giá đầu tư gần 110 tỷ đồng. CTCP PVI (mã chứng khoán PVI) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 2.778 tỷ đồng, trong đó có...