Đại học quốc gia, đại học vùng tồn tại Hội đồng 2 cấp gây lúng túng triển khai
Đó là ý kiến của Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế khi trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học nói chung và cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng, Hội đồng trường chỉ thực sự trở thành thiết chế quan trọng thay đổi căn bản và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị đại học khi các vấn đề pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường và chủ tịch Hội đồng trường được quy định rõ ràng.
Làm sao thực hiện đúng vai trò của Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho quyền lợi của cơ quan quản lý và các bên liên quan gắn với trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, hiện mối quan hệ công tác giữa Đảng ủy – Hội đồng trường – Ban Giám hiệu còn nhiều vướng mắc nhất là ở các trường đại học khi Chủ tịch Hội đồng trường chưa kiêm bí thư Đảng ủy.
Đến nay, Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 và Nghị định 99 đã có hiệu lực được gần 2 năm, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận ý kiến của một số Chủ tịch Hội đồng trường sau thời gian triển khai.
Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế (ảnh: NVCC)
Chia sẻ với phóng viên, Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế cho rằng:
“Hiện nay Luật Giáo dục đại học 2018 (gọi tắt là Luật 34) và Nghị định 99 đã có hiệu lực được gần 2 năm, tôi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thống kê số lượng đại học, trường đại học đã thực hiện công nhận Hội đồng đại học, Hội đồng trường theo đúng Nghị quyết 19, Luật 34 và Nghị định 99 và còn bao nhiêu cơ sở giáo dục đại học công nhận Chủ tịch Hội đồng trường và Hội đồng đại học, Hội đồng trường chưa đúng luật. Với những con số đó thì cho thấy theo lộ trình chúng ta đã thực hiện được đến đâu”.
Video đang HOT
Ngoài ra, cũng theo thầy Chương, các văn bản chỉ đạo, điều động họp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ quản cần mời đúng đối tượng dự họp, ví dụ về vấn đề tự chủ đại học, tài chính, tài sản, chiến lược….thì cần mời cả Chủ tịch Hội đồng đại học/ Chủ tịch Hội đồng trường và Giám đốc/ Hiệu trưởng tham dự chứ không chỉ mời riêng Giám đốc/Hiệu trưởng như hiện nay.
Chưa kể hiện nay chưa hề có hướng dẫn triển khai về bộ máy, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường dẫn đến cách hiểu và tham khảo giữa các cơ sở giáo dục rất không đồng bộ. Thậm chí còn chưa có tiêu chuẩn cứng đối với Chủ tịch Hội đồng đại học/ Chủ tịch Hội đồng trường.
Cùng với đó là việc hầu hết các cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện nghiêm Nghị quyết 19 về việc Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường nên vai trò của chủ tịch Hội đồng trường vẫn chưa thiết lập thực quyền mặc dù đã được xác lập vị thế trong Luật 34 và Nghị định 99.
Cuối cùng, từ thực tế tại cơ sở mình, thầy Chương nhận thấy: “Đối với 2 đại học quốc gia, đại học vùng với đặc thù là nhiều trường thành viên trong khi bản thân đại học quốc gia, đại học vùng đã có Hội đồng đại học mà đại học thành viên vẫn tồn tại Hội đồng trường dẫn đến các cơ sở còn lúng túng trong triển khai vì đây không khác gì là hội đồng 2 cấp”.
Phải chăng, khi quy định chưa cụ thể dẫn đến khó phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng trường/Chủ tịch Hội đồng trường với Giám đốc (Hiệu trưởng) thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có các thông tư hoặc hướng dẫn cụ thể hơn với để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện?.
ĐH Y Dược TP.HCM nói về việc bổ nhiệm 2 hiệu phó
GS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết ông sẽ giải thích cặn kẽ hơn với Bộ Y tế về tình hình thực tế của nhà trường.
Trao đổi với Zing , GS Trần Diệp Tuấn xác nhận lý do chính khiến Bộ Y tế đề nghị nhà trường thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng là chưa làm đúng quy định về bổ nhiệm cán bộ.
Cụ thể, 2 phó hiệu trưởng là PGS Ngô Mạnh Đạt, TS Hà Mạnh Tuấn được bổ nhiệm vào tháng ba, khi chưa có hiệu trưởng.
Trước khi được bổ nhiệm, ông Đạt là thư ký Hội đồng trường, Phó trưởng Khoa Y; ông Tuấn là Trưởng phòng Sau đại học.
Buổi lễ công bố nghị quyết bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM ngày 5/4. Ảnh: ĐH Y Dược TP.HCM.
Bổ nhiệm hiệu phó khi chưa có hiệu trưởng
Lý giải việc ĐH Y Dược TP.HCM tiến hành bổ nhiệm hai hiệu phó khi chưa có hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng trường giải thích rằng hiện nay, ban giám hiệu chỉ có một hiệu phó điều hành là PGS Nguyễn Hoàng Bắc. Ông Bắc điều hành cả nhà trường và Bệnh viện ĐH Y Dược, khối lượng công việc rất lớn.
Do đó, với vai trò là Bí thư Đảng ủy nhà trường, ông Tuấn nhận thấy cần phải bổ sung thành viên vào ban giám hiệu để hỗ trợ công việc quản lý với ông Bắc.
Đảng ủy ĐH Y Dược TP.HCM đã họp và thống nhất sẽ bổ sung 2 phó hiệu trưởng. Quá trình làm công tác cán bộ, tiến hành bổ nhiệm nhận được sự thống nhất, đồng tình của Đảng ủy nhà trường, Hội đồng trường.
"Khi quyết định bổ nhiệm, tôi giải thích rõ ràng rằng đây là 2 phó hiệu trưởng được bổ sung để hỗ trợ công việc cho ông Bắc. Khi nào có hiệu trưởng mới, hiệu trưởng sẽ thực hiện giới thiệu lại phó hiệu trưởng. Không có việc bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng này để họ giữ mãi vị trí đó", ông Tuấn trao đổi.
Vì sao chưa bầu hiệu trưởng mới?
Điểm d, khoản 2, điều 16, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 có quy định Hội đồng trường của trường đại học công lập được quyền quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học.
Trả lời câu hỏi vì sao nhà trường chưa kiện toàn vị trí hiệu trưởng, dù đã khuyết vị trí này từ tháng 7/2020 đến nay, GS Trần Diệp Tuấn thông tin việc bầu hiệu trưởng phải tuân theo quy trình bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế.
Quy trình đã được Bộ Y tế ban hành nhưng mỗi trường lại hiểu theo mỗi cách khác nhau, không thống nhất, do mô hình hội đồng trường quá mới. Từ thực tế đó, Bộ Y tế cho biết sẽ ban hành quy trình mẫu. Nhà trường đang chờ quy trình mẫu để kiện toàn các vị trí trong ban giám hiệu.
Hiện, Bộ Y tế đề nghị ĐH Y Dược TP.HCM chủ động thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng. Theo ông Tuấn, nếu thu hồi quyết định bổ nhiệm, nhà trường sẽ rơi vào tình trạng hết sức khó khăn.
"Do đó, trước mắt, chúng tôi tiếp tục giải thích kỹ hơn với Bộ Y tế về tình huống của nhà trường. Xét về mặt nguyên tắc, nhà trường còn thiếu sót, điều đó là không thể phủ nhận, nhưng theo tôi, căn cứ hoàn cảnh thực tiễn của trường hiện nay thì cũng có thể thực hiện được. Trường làm như thế cũng có lý do cả", Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM trả lời.
Tháng 7/2020, GS Trần Diệp Tuấn, lúc đó là Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, được công nhận Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025. Sau đó, ban giám hiệu ĐH Y Dược TP.HCM chỉ có PGS Nguyễn Hoàng Bắc là Phó hiệu trưởng, kiêm vị trí Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược. Trường khuyết vị trí hiệu trưởng.
Tháng 11/2020, PGS Nguyễn Hoàng Bắc được Bộ Y tế giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM.
Ngày 5/4, ĐH Y Dược TP.HCM công bố quyết định bổ nhiệm. Ngay sau đó, Bộ Y tế cho kiểm tra quy trình, công tác bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Văn Thuấn đã đề nghị nhà trường chủ động thu hồi quyết định bổ nhiệm của mình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc truy tặng Huân chương Dũng cảm cho sinh viên cứu 3 bạn đuối nước Trước nghĩa cử cao đẹp, quên mình cứu 3 bạn nữ đuối nước khi đang tắm biển của sinh viên Nguyễn Văn Nhã, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Quyết định truy tặng Huân chương Dũng cảm. Ngày 6/5, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Quyết định truy tặng Huân...