Đại học ở Việt Nam có những hình thức sở hữu, chủ sở hữu nào?

Theo dõi VGT trên

Trước năm 2015, theo Bộ Luật Dân sự 2005, Việt Nam có 4 hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân.

LTS: Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường. Bởi vậy thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Tuy nhiên, cơ cấu thành viên của Hội đồng trường và uy lực của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu và chủ sở hữu của loại hình trường đại học, phụ thuộc mức độ tự nguyện chuyển quyền lực của chủ sở hữu cho chính Hội đồng trường.

Trước vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) để tìm hiểu rõ về các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và cơ cấu Hội đồng trường và một số đề xuất cho việc phát triển các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Phóng viên: Xin ông cho biết, Nhà nước đã có một hành lang pháp lý gắn việc đầu tư với một số loại hình sở hữu tài sản để thu hút người dân tham gia hoạt động xã hội hóa nhằm phát triển giáo dục đại học như thế nào trong những năm qua?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Như bạn biết đấy, trước năm 2015, theo Bộ Luật Dân sự 2005, Việt Nam có 4 hình thức sở hữu cơ bản. Đó là:

Sở hữu Nhà nước: Từ sau năm 1975 các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước chỉ có một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu Nhà nước (Điều 200 Bộ Luật Dân sự 2005). Các trường đều chịu quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước, thường được gọi là “Bộ chủ quản”.

Sở hữu tập thể: Đầu những năm 90 một số trường đại học dân lập ra đời theo sáng kiến của các nhà giáo, nhà khoa học.

Trước nhu cầu bức thiết của công tác quản lý, đầu năm 1994 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành quy chế tạm thời đại học dân lập “với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi cá nhân. Kinh phí hoạt động thường xuyên của trường đại học dân lập chủ yếu từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước” (Quyết định 196/TCCB ngày 21/1/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Sáu năm sau, Thủ tướng chính thức ban hành Quy chế Trường đại học dân lập quy định rõ: “Huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất” và đồng thời tuyên bố “Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường” (Điều 208 Bộ Luật Dân sự 2005); “Tài sản của trường đại học dân lập sau khi trừ phần vốn góp của tập thể, cá nhân và phân chia cho các hoạt động của trường, kể cả trả lãi vốn vay, vốn góp, là tài sản không chia thuộc sở hữu tập thể của nhà trường” (Quyết định 86 QĐ-TTg 18/7/2000).

Sở hữu chung của cộng đồng: Đến năm 2005 Luật Giáo dục 2005 định nghĩa lại: “Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động”.

Đối chiếu với Bộ Luật Dân sự (Điều 220) thì tài sản của trường dân lập (theo Luật Giáo dục) thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

Tuy nhiên Nghị định 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2005 không cho phép lập các trường dân lập ở khu vực giáo dục đại học, dẫn tới Quyết định 122 của Thủ tướng Chính phủ quy định các trường đại học dân lập phải chuyển qua loại hình trường đại học tư thục. 8 năm sau loại hình trường do cộng đồng đầu tư lại được nhắc lại ở Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Khóa XI.

Sở hữu tư nhân: Từ năm 2005, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân góp vốn, “đưa tài sản vào nhà trường để thành chủ sở hữu của nhà trường” (Quyết định 14/2005/QĐ-TTg và QĐ 61/2009/QĐ-TTg của TTg Chính phủ).Theo Bộ Luật Dân sự 2005, những trường này có tài sản thuộc sở hữu tư nhân (Điều 211).

Đại học ở Việt Nam có những hình thức sở hữu, chủ sở hữu nào? - Hình 1

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trước năm 2015, theo Bộ Luật Dân sự 2005,Việt Nam có 4 hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân. (Ảnh: N.Khánh)

Còn từ năm 2015 trở lại đây, theo Bộ Luật dân sự 2015, khái niệm về các hình thức sở hữu đã có sự thay đổi rất lớn. Theo bộ luật này, trong lĩnh vực giáo dục đại học có thể sẽ có các hình thức sở hữu sau:

Sở hữu toàn dân (Điều 197 Bộ Luật dân sự 2015):

Sở hữu toàn dân bao gồm ” đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời… và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý”. Rõ ràng với loại sở hữu này, cộng đồng xã hội (tức toàn dân) là chủ sở hữu, còn Nhà nước chỉ là “đại diện cho chủ sở hữu”.

Như vậy, tất cả các cơ sở giáo dục đại học lâu nay thuộc sở hữu Nhà nước (trường công lập) nay phải chuyển sang sở hữu toàn dân lấy cộng đồng xã hội là chủ sở hữu.

Sở hữu riêng (Điều 205 Bộ Luật dân sự 2015)

Sở hữu riêng là sở hữu “của một cá nhân hoặc một pháp nhân”. Theo định nghĩa này, chủ sở hữu của sở hữu riêng chỉ có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học chỉ do một cá nhân hoặc một pháp nhân (thí dụ một công ty, tập đoàn, hội đoàn) đầu tư thành lập, bất kể thuộc diện công lập hay tư thục, đều thuộc về sở hữu riêng.

Sở hữu chung (Điều 207)

Sở hữu chung là “sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản”. Các chủ thể tham gia vào sở hữu chung có thể mang thuộc tính công, thuộc tính tư, hoặc lẫn lộn cả công lẫn tư.

Có 2 dạng sở hữu chung cơ bản là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Sở hữu chung theo phần là “sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung ” (Điều 209). Theo định nghĩa này, chủ sở hữu trong dạng sở hữu này chính là các chủ thể đầu tư. Trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học thuộc diện sở hữu này có thể là các trường đại học tư thục ( nhiều thành viên đầu tư) hoặc trường đại học bán công (hợp tác công tư).

Sở hữu chung hợp nhất là “sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung” (Điều 210).

Theo định nghĩa này, chủ sở hữu ở đây cũng chính là các chủ thể đầu tư nhưng khác với dạng sở hữu theo phần, họ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học dân lập đều thuộc dạng sở hữu này.

Điều đáng lưu ý là theo Điều 210 Bộ Luật dân sự 2015 sở hữu chung hợp nhất lại được chia thành 2 dạng: có thể phân chia và không thể phân chia. Có thể thấy hầu hết các trường đại học dân lập của Việt Nam trước đây đều hoạt động theo kiểu sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia này.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định một số biến thể của sở hữu chung như là sở hữu chung của cộng đồng (trường dân lập theo định nghĩa của Luật giáo dục 2005, Nghị quyết 29,…) sở hữu chung của các thành viên gia đình (trường gia đình), sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung hỗn hợp.

Trong các loại sở hữu đặc thù này, rất đáng quan tâm là sở hữu chung hỗn hợp là “sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau” (Điều 215). Loại hình sở hữu này trong tương lai gần ở Việt Nam sẽ rất phát triển do phù hợp với chủ trương đẩy mạnh hợp tác công – tư của Đảng và Nhà nước.

Khi loại hình sở hữu thay đổi như vậy thì chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của các cơ sở đại học khác nhau như thế nào, thưa ông?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Thứ nhất, chủ sở hữu tài sản của mọi hình thức sở hữu đã được xác lập tại Bộ Luật Dân sự, tuy nhiên, khái niệm này từ sau năm 2015 đã có sự thay đổi rất cơ bản đối với các tài sản công.

Trước năm 2015, các tài sản công đều thuộc sở hữu nhà nước nhưng Bộ Luật Dân sự 2005 khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền chủ sở hữu” đối với tài sản loại này (Điều 201).

Từ năm 2015 đến nay, theo Bộ Luật dân sự 2015, các tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, chủ sở hữu của các tài sản thuộc sở hữu toàn dân sẽ phải là cộng đồng xã hội, còn Nhà nước chỉ đóng vai trò đại diện cho chủ sở hữu để thực hiện quyền của chủ sở hữu (Các Điều 197, 198).

Thứ hai, để thực hiện quyền của chủ sở hữu, chủ sở hữu có thể trực tiếp nắm, cũng có thể ủy quyền cho một pháp nhân hoặc cá nhân nào đó làm đại diện.

Đối với các chủ thể giáo dục đại học công lập, chủ sở hữu (toàn dân) có thể chọn một cơ quan Nhà nước (Các Điều 197, 198 Bộ Luật Dân sự 2015) hoặc có thể chọn Hội đồng trường để đại diện cho mình (Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật giáo dục đại học quy định “Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan”).

Rõ ràng, trường hợp đầu tương ứng với cơ chế cơ quan chủ quản, trường hợp sau tương ứng với cơ chế hội đồng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng chỉ rõ đối với khu vực giáo dục đại học ngoài công lập “Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan” (Điều 17).

Đến đây, có thể nhận thấy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học (cả công lẫn tư) chỉ có được khi chủ sở hữu chấp nhận trao quyền đại diện cho hội đồng trường, chứ không phải cho một “cơ quan chủ quản”nào khác.

Thứ ba, trong giáo dục đại học, hội đồng trường là “tổ chức thực quyền cao nhất trong một cơ sở giáo dục đại học”, như Nghị quyết 19-NQ/TW Ban chấp hành trung ương Khóa 12 đã khẳng định.

Mặt khác, Hội đồng trường lại đại diện cho chủ sở hữu nên thành phần của Hội đồng trường phải do chủ sở hữu lựa chọn. Về thành phần, thông thường Hội đồng trường có 2 nhóm thành viên: nhóm đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu và nhóm đại diện cho cộng đồng xã hội (để mở rộng dân chủ).

Chỉ trong trường hợp cơ sở giáo dục đại học thuộc sở hữu toàn dân thì 2 nhóm này mới nhập làm một. Vì các quyết định của Hội đồng trường tuân theo nguyên tắc đa số nên lẽ thường tình nhóm đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu phải chiếm đa số.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình (cả về tài chính lẫn quyền lực) thì trong thành phần của Hội đồng trường chỉ còn nhóm thứ 2 đại diện cho cộng đồng xã hội. Đây là trường hợp của trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Theo ông, quá trình triển khai cơ chế Hội đồng trường những năm qua có gặp bất cập gì không, (nếu có) thì để điều này đã để lại hệ lụy ra sao?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Tôi thầy trong tổ chức quản trị xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến:

Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền (cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân; mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản; trường không được quyền tự chủ hoàn toàn);

Hai là, định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng (qua bầu chọn đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan; không có cơ quan/bộ chủ quản; trường được tự chủ tối đa).

Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức này Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu:

“…Trên cơ sở hình thành hội đồng trường đại diện cho cộng đồng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học hoạt động tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản…”

Cùng với xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, ở Việt Nam, cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.

Theo Luật Giáo dục 2005 Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường.

Do trước năm 2015 Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường đều cùng là người đại diện cho Nhà nước. Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình.

Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường “đích thực” là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên theo Bộ Luật Dân sự 2015, chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay là cộng đồng xã hội (toàn dân) chứ không phải Nhà nước như trước năm 2015. Mặt khác, tại Luật 34/2018/QH14 , Điều 16 khẳng định “Hội đồng trường của trường đại học công lập …thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan”.

Trong Luật này cũng không nói tới khái niệm “Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học” (tức cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục đại học) mà chỉ nhắc tới “Cơ quan quản lý có thẩm quyền” (tức cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền các địa phương quản lý trường đại học theo địa bàn).

Do đó việc đưa vào dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34/2018/QH14 khái niệm “Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học” là trái với tinh thần của Luật.

Ngoài ra, theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.

Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm “sở hữu tư nhân” (hay sở hữu riêng/sở hữu chung theo phần-theo Bộ Luật dân sự 2015) – vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động có lợi nhuận- và “sở hữu chung hợp nhất không phân chia” – thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận- vào cùng một Quy chế 61 (sửa đổi).

Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng có lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình đại học dân lập để tiếp tục theo sở hữu tập thể (tức sở hữu chung hợp nhất) nhưng không được chấp thuận.

Thêm vào đó là những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng trường với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).

Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng trường (quản trị, định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lý và điều hành).

(Còn tiếp)

Theo giaoduc.net

Hai đối tượng mất đặc quyền, không muốn trường đại học tự chủ

Thành lập Hội đồng trường thì phải chuyển cái quyền đó cho Hội đồng trường, Bộ chủ quản, Hiệu trưởng mất quyền xin cho, như vậy thì không ai muốn.

Hai đối tượng mất đặc quyền, không muốn trường đại học tự chủ - Hình 1

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến

Ngay 28/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Toa đam: "Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đai hoc".

Tơi dư Toa đam Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo sư Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cùng nhiều phong viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tham dự và đưa tin.

Video: Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo,tới dự và chia sẻ quan điểm về: Trao quyền tự chủ cho các trường Đại học.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến chia sẻ: "Về cơ bản, chúng tôi mong muốn Luật Giáo dục và đặc biệt là Luật Giáo dục Đại học này cần được chỉnh sửa nhiều hơn.

Luật Giáo dục Đại học 2012 có quá nhiều khiếm khuyết, để có thể giải phóng cho các trường phát triển được, thì tôi thấy có nhiều điều khoản trong Luật đó cần được sửa.

Một logic tất yếu là khi đã trao quyền tự chủ cho các trường Đại học, vậy vấn đề ở đây là ai trao và ai nhận?

Vấn đề trao nhận này ta thấy có cái vướng. Đối với trường đại học công lập thì nhà Nhà nước trao, mà lâu nay Nhà nước ủy quyền cho bộ chủ quản, các cơ quan chủ quản.

Vậy các cơ quan chủ quản phải sẵn sàng tự nguyện bỏ quyền của mình lâu nay có, để mà nhường cái quyền đó chuyển giao cho các trường, đó mới gọi là trao.

Nếu như các cơ quan chủ quản vẫn giữ quyền của mình như hiện nay thì làm sao mà gọi là trao được?.

Vấn đề thứ 2 là trao quyền đó cho ai? Đây không phải là trao cho cá nhân một ông Hiệu trưởng, mà đây là trao cho Hội đồng trường, cho nên vấn đề làm rõ vai trò, tạo quyền lực thực sự cho Hội đồng trường nó như thế nào? Đó là vấn đề rất quan trọng.

Tôi đã đến khá nhiều trường đại học, các hiệu trưởng đều nói: hội đồng trường chẳng có tác dụng gì, vậy nên tốt nhất là mấy ông ở hội đồng trường cứ ngồi đấy, không phải làm việc, có gì chúng tôi sẽ trao đổi.

Chưa nói đến việc có khá nhiều trường thì hiệu trưởng lại có quyền đứng ra thành lập hội đồng trường, và chọn những người theo "phe" mình tham gia vào hội đồng trường, vậy hội đồng ăn theo?

Hội đồng trường có trong Luật Giáo dục từ năm 2005 đã nói rồi, nhưng chúng ta thấy cho đến thời gian gần đây, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chỉ có khoảng 30% các trường có hội đồng trường, mà những hội đồng trường đó không có thực quyền.

Trong một cuộc họp tại văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có nói: Tại sao Luật Giáo dục Đại học có nói là phải thành lập hội đồng trường, nhưng tại sao các trường không thành lập?

Việc này cũng không thấy ai nhắc nhở, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nhắc nhở?

Những điều đó đã được khẳng định trong Luật Giáo dục, vậy nếu trường nào không thực hiện việc đó thì phải bị xử lý nghiêm túc.

Tôi thấy thực trạng hiện nay nếu có thành lập hội đồng trường thì cũng chỉ là danh nghĩa thôi.

Phó Thủ tướng có đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy và để tình trạng đó kéo dài lâu thế?

Trả lời Phó Thủ tướng, tôi nói rằng: Tôi chỉ nói các trường công lập, nếu thấy xuất hiện hội đồng trường thì sợ là mất quyền, cái thứ nhất là bộ chủ quản và cơ quan chủ quản.

Bởi nếu thành lập hội đồng trường thì phải chuyển cái quyền đó cho hội đồng trường, vậy thì chủ quản mất cái quyền đó, quyền xin cho. Vì vậy cơ quan chủ quản không muốn.

Người thứ 2 mất quyền đó chính là ông hiệu trưởng nhà trường, nếu theo cơ chế độc quyền thì trên là cơ quan chủ quản, dưới là hiệu trưởng.

Nếu hội đồng trường là một tổ chức quyền lực thực sự, có quyền tuyển chọn, quyền bãi miễn hiệu trưởng thì chắc chắn hiệu trưởng sẽ không thích.

Chính vì 2 lý do như trên, cho nên hội đồng trường có cũng như không. Vậy rõ ràng chính sách, chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học thì chỉ có ý nghĩa danh nghĩa thôi, không đi được vào cuộc sống là vì vậy.

Tùng Dương

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách ngỡ ngàng khi bánh cốm Nguyên Ninh được làm cạnh nhà vệ sinhKhách ngỡ ngàng khi bánh cốm Nguyên Ninh được làm cạnh nhà vệ sinh
08:34:29 04/01/2025
Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc MônĐi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn
15:12:24 05/01/2025
Kỷ luật giáo viên nhận tiền dạy kèm học sinh với giá không hợp lýKỷ luật giáo viên nhận tiền dạy kèm học sinh với giá không hợp lý
07:34:22 04/01/2025
Cô giáo tiểu học bị kỷ luật vì dạy thêm tại nhàCô giáo tiểu học bị kỷ luật vì dạy thêm tại nhà
07:58:50 04/01/2025
Bánh cốm Nguyên Ninh phải tạm dừng hoạt động: "Ổ bệnh" trong khu sản xuấtBánh cốm Nguyên Ninh phải tạm dừng hoạt động: "Ổ bệnh" trong khu sản xuất
08:46:01 04/01/2025
Uống 1 ly rượu với con rể, người đàn ông nhận "kết đắng"Uống 1 ly rượu với con rể, người đàn ông nhận "kết đắng"
13:50:51 04/01/2025
Hòa giải bất thành vụ kiện ĐH Kinh tế quốc dân đòi bồi thường 36 tỷ đồng?Hòa giải bất thành vụ kiện ĐH Kinh tế quốc dân đòi bồi thường 36 tỷ đồng?
10:59:40 04/01/2025
Cháu bé 4 tháng tuổi bị bỏ rơi giữa đêm khuya giá rét ở Nghệ AnCháu bé 4 tháng tuổi bị bỏ rơi giữa đêm khuya giá rét ở Nghệ An
10:50:41 05/01/2025

Tin đang nóng

"Kiếp nạn" của Triệu Lệ Dĩnh: Đụng mặt chồng cũ Phùng Thiệu Phong, tránh "tình tin đồn" vẫn bị 2 sao nam bê bối bao vây ở sự kiện"Kiếp nạn" của Triệu Lệ Dĩnh: Đụng mặt chồng cũ Phùng Thiệu Phong, tránh "tình tin đồn" vẫn bị 2 sao nam bê bối bao vây ở sự kiện
18:28:51 05/01/2025
'Người phụ nữ quyền lực nhất' của bóng đá Thái Lan giàu đến cỡ nào?'Người phụ nữ quyền lực nhất' của bóng đá Thái Lan giàu đến cỡ nào?
20:56:02 05/01/2025
Anh Tây đi "bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam từ Hà Nội "lạc" lên tận Phú Thọ, ai cũng phải bật cười vì một điềuAnh Tây đi "bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam từ Hà Nội "lạc" lên tận Phú Thọ, ai cũng phải bật cười vì một điều
18:06:54 05/01/2025
Nguyễn Xuân Son chờ lập kỷ lục Đông Nam ÁNguyễn Xuân Son chờ lập kỷ lục Đông Nam Á
20:06:30 05/01/2025
Nam diễn viên đang quậy tung Cbiz: Dám đưa loạt sao hạng A "lên thớt", từng dính bê bối lộ 17 GB ảnh nhạy cảmNam diễn viên đang quậy tung Cbiz: Dám đưa loạt sao hạng A "lên thớt", từng dính bê bối lộ 17 GB ảnh nhạy cảm
20:33:26 05/01/2025
Lễ đính hôn "khủng" nhất đầu năm 2025 ở Hậu Giang: Mẹ chồng tặng biệt thự và khách sạn làm quà hỏi cưới, sính lễ khoảng 50 tỷ gồm vàng thỏi, kim cương...Lễ đính hôn "khủng" nhất đầu năm 2025 ở Hậu Giang: Mẹ chồng tặng biệt thự và khách sạn làm quà hỏi cưới, sính lễ khoảng 50 tỷ gồm vàng thỏi, kim cương...
18:24:44 05/01/2025
Hình ảnh cuối cùng gây chú ý của Thiều Bảo Trâm và bạn trai cũ trước khi chia tayHình ảnh cuối cùng gây chú ý của Thiều Bảo Trâm và bạn trai cũ trước khi chia tay
18:31:50 05/01/2025
Nam sinh lớp 7 bị người đàn ông tát túi bụi, xách áo ném ra đường: Nguồn cơn gây phẫn nộNam sinh lớp 7 bị người đàn ông tát túi bụi, xách áo ném ra đường: Nguồn cơn gây phẫn nộ
21:13:45 05/01/2025

Tin mới nhất

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

12:21:10 05/01/2025
Dự báo trong những ngày tới, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan tiếp tục ở mức thấp, hiện tượng băng giá có thể xuất hiện vào buổi sáng. Đây là dịp để du khách trải nghiệm, ngắm cảnh băng giá phủ trắng trên đỉnh Fansipan.
Hai mẹ con đuối nước thương tâm khi đi vò lúa giống

Hai mẹ con đuối nước thương tâm khi đi vò lúa giống

11:00:58 05/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tổ chức tìm kiếm. Khoảng 19h cùng ngày, thi thể hai mẹ con chị T được tìm thấy ở khu vực nước sâu gần đó.
Cháy dữ dội cửa hàng chăm sóc thú cưng ở TP HCM

Cháy dữ dội cửa hàng chăm sóc thú cưng ở TP HCM

10:58:48 05/01/2025
Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa nhanh chóng bao trùm tầng trệt cửa hàng. Thấy cháy, một số người dân chạy đến tìm cách dập lửa nhưng các biện pháp đều thiếu hiệu quả.
Trực thăng cấp cứu bệnh nhân nguy kịch từ đảo An Bang về đất liền

Trực thăng cấp cứu bệnh nhân nguy kịch từ đảo An Bang về đất liền

19:35:59 04/01/2025
Nhận được lệnh, chiều 3/1, trực thăng EC225 mang số hiệu VN-8620 của Binh đoàn 18 cùng tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 Bộ Quốc phòng đã khẩn trương rời sân bay Tân Sơn Nhất để đến đảo An Bang đón bệnh nhân.
Bé gái 4 tuổi ở Trảng Bom tử vong do bệnh ho gà

Bé gái 4 tuổi ở Trảng Bom tử vong do bệnh ho gà

18:55:36 04/01/2025
Trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh ho gà. Đây là trường hợp rất đáng báo động.
Người phụ nữ mang thai 6 tháng cùng 2 con nhỏ sống lang thang trên đường

Người phụ nữ mang thai 6 tháng cùng 2 con nhỏ sống lang thang trên đường

16:21:43 04/01/2025
Chị N. đang mang thai tháng thứ 6 thì chồng bỏ đi. Không có tiền trả nhà trọ, chủ trọ thu lại phòng nên chị đành dắt theo 2 đứa con nhỏ ra đường sống lang thang.
Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính

Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính

16:14:36 04/01/2025
Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là một trong những đột phá về thể chế, giúp giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng: "Thuốc đắng dã tật"

Vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng: "Thuốc đắng dã tật"

15:06:59 04/01/2025
Nhiều người quan tâm đến việc tài xế xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị phạt 4-6 triệu đồng (mức cũ là 800.000-1 triệu đồng).
Từ 2025, tổ chức đua xe có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Từ 2025, tổ chức đua xe có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

14:49:25 04/01/2025
Theo Nghị định 168, hành vi tổ chức đua xe trái phép sẽ có mức xử phạt 40-50 triệu đồng đối với cá nhân và 80-100 triệu đồng đối với tổ chức.
Công an làm việc với tài xế lái xe biển xanh chở 3 người trên nóc

Công an làm việc với tài xế lái xe biển xanh chở 3 người trên nóc

14:47:08 04/01/2025
Ngày 3/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết Đội CSGT số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế Đ.V.T. (42 tuổi, quê Thái Bình) về hành vi chở người trên nóc xe.
Hà Nội hôm nay ô nhiễm thứ 2 thế giới

Hà Nội hôm nay ô nhiễm thứ 2 thế giới

13:45:09 04/01/2025
Trang IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 thế giới lúc 11h ngày 4/1. Các hệ thống quan trắc khác của Sở TN&MT cũng đồng loạt đưa chỉ số chất lượng không khí ở thủ đô ở mức kém và xấu.
Vụ cô gái bị hành hung, lột đồ: Chồng ngoại tình, vợ có nên đánh ghen?

Vụ cô gái bị hành hung, lột đồ: Chồng ngoại tình, vợ có nên đánh ghen?

12:16:29 04/01/2025
Một phút nóng giận khi nghi chồng hoặc vợ ngoại tình có thể khiến người bị phản bội đối mặt với nhiều hậu quả mà vẫn không cứu vãn được hôn nhân.

Có thể bạn quan tâm

2 mối tình kết thúc buồn của Thiều Bảo Trâm: Chia tay Sơn Tùng ầm ĩ, tan vỡ bất ngờ với Matthis

2 mối tình kết thúc buồn của Thiều Bảo Trâm: Chia tay Sơn Tùng ầm ĩ, tan vỡ bất ngờ với Matthis

Sao việt

23:45:22 05/01/2025
Không ít người cho rằng nữ ca sĩ sinh năm 1994 có đường tình duyên trắc trở, lận đận. Trước khi công khai hẹn hò với tình trẻ Matthis, Thiều Bảo Trâm từng có thời gian gắn bó tới 8 năm với Sơn Tùng
Siêu sao năm 2025 gọi tên nam diễn viên đang "quậy banh" Cbiz: Trang cá nhân tăng 1.6 triệu follow sau loạt bài bóc phốt

Siêu sao năm 2025 gọi tên nam diễn viên đang "quậy banh" Cbiz: Trang cá nhân tăng 1.6 triệu follow sau loạt bài bóc phốt

Sao châu á

23:12:10 05/01/2025
Từ tối qua tới hôm nay, drama bóc phốt của nam diễn viên Lý Minh Đức liên tục có những cú twist khiến công chúng đứng ngồi không yên .
Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất 2024 bị bắt nạt, cắn răng chịu oan suốt 10 năm: Đến hôm nay sự thật mới sáng tỏ!

Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất 2024 bị bắt nạt, cắn răng chịu oan suốt 10 năm: Đến hôm nay sự thật mới sáng tỏ!

Hậu trường phim

23:09:50 05/01/2025
Mạnh Tử Nghĩa là người bị hại, thế nhưng ekip chương trình lại cắt ghép video như thể chính cô mới là người có lỗi. Vụ việc này cũng khiến nữ diễn viên bị mắng khắp nơi là không kính nghiệp
Cristiano Ronaldo có 3 lựa chọn cho tương lai

Cristiano Ronaldo có 3 lựa chọn cho tương lai

Sao thể thao

23:06:52 05/01/2025
gôi sao người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đang đem tới sự chú ý khi có 3 lựa chọn cho tương lai. Cristiano Ronaldo đang ở mùa giải thứ ba với Al Nassr sau khi chuyển đến đây thi đấu từ Manchester United.
6 đặc sản Thái Lan lọt Top 100 món ăn ngon nhất thế giới

6 đặc sản Thái Lan lọt Top 100 món ăn ngon nhất thế giới

Ẩm thực

22:54:12 05/01/2025
6 món ăn Thái đã vinh dự góp mặt trong danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế của nền ẩm thực này.
Cảnh nóng gây sốc của Lee Min Ho

Cảnh nóng gây sốc của Lee Min Ho

Phim châu á

22:51:52 05/01/2025
Dù lên sóng đúng vào ngày When the Phone Rings lên sóng tập cuối nhưng Hỏi Các Vì Sao vẫn nhanh chóng trở thành chủ đề gây sốt khắp các nền tảng MXH.
Phim Việt mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính hack tuổi quá đỉnh, U40 mà trẻ như mới vào nghề

Phim Việt mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính hack tuổi quá đỉnh, U40 mà trẻ như mới vào nghề

Phim việt

22:48:25 05/01/2025
Kịch bản nhẹ nhàng, hài hước cũng là một điểm cộng giúp bộ phim này được nhiều khán giả yêu thích ngay từ những tập đầu tiên.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine

Thế giới

22:41:45 05/01/2025
Một số lượng lớn máy bay chiến đấu MiG-29 thời Liên Xô đã được các nước ủng hộ EU chuyển giao cho Kiev kể từ tháng 2/2022, khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt.
Lương Bích Hữu thon thả sau giảm cân, đọ sắc cùng Lâm Khánh Chi, Diệp Lâm Anh

Lương Bích Hữu thon thả sau giảm cân, đọ sắc cùng Lâm Khánh Chi, Diệp Lâm Anh

Nhạc việt

22:23:02 05/01/2025
Nhiều sao Việt như NSND Kim Xuân, Lâm Khánh Chi, Lương Bích Hữu, Diệp Lâm Anh... ủng hộ Dược sĩ Tiến lấn sân sang lĩnh vực ca hát.
Khánh Thi nhắc nhở cách xưng hô của Phan Hiển trên sóng truyền hình

Khánh Thi nhắc nhở cách xưng hô của Phan Hiển trên sóng truyền hình

Tv show

22:00:29 05/01/2025
Hội ngộ tại ghế nóng chương trình Bước nhảy hoàn vũ , Khánh Thi có màn phản ứng hài hước khi chồng gọi mình là đàn chị .
Brad Pitt và Angelina Jolie tốn 2 triệu USD để theo đuổi vụ ly hôn 8 năm

Brad Pitt và Angelina Jolie tốn 2 triệu USD để theo đuổi vụ ly hôn 8 năm

Sao âu mỹ

21:17:23 05/01/2025
Cuộc chiến ly hôn kéo dài 8 năm giữa cặp sao Hollywood Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh, công việc, mối quan hệ của họ mà còn tiêu tốn của 2 nghệ sĩ khá nhiều tiền bạc.