Đại học nghiên cứu VN: Tiêu chuẩn cao, ưu tiên thấp

Theo dõi VGT trên

Cho rằng đại học nghiên cứu như những “tập đoàn quân”, nhưng ưu tiên không rõ ràng, GS Đức giả sử “nếu là hiệu trưởng thì tôi cũng xin rút”.

Một trong những nội dung đáng chú ý sau khi sửa các văn bản pháp lý về giáo dục đại học là các mô tả về đại học định hướng nghiên cứu. Các trường đại học đang có lợi thế hay xác định theo “dòng nghiên cứu” này đã nêu những bất cập mong được tháo gỡ.

Nhiều tiêu chí chưa hợp lý

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội cho biết, bản thân ông cảm thấy mừng khi trong Nghị định hướng dẫn thi hành những thay đổi của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi lần này đã có những quy định về đại học nghiên cứu.

Nhấn mạnh ý nghĩa của các bảng xếp hạng quốc tế đến mức “chưa lọt vào bảng xếp hạng quốc tế thì vẫn chưa thể coi là thành công”, ông Đức nêu tên các cơ sở trong năm qua đã lọt vào các bảng này như 2 Đại học quốc gia, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân,… và khẳng định việc xây dựng đại học nghiên cứu của Việt Nam là hoàn toàn khả thi và có thể tiệm cận với chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, GS Đức nêu băn khoăn, một số tiêu chí để công nhận đại học nghiên cứu của Việt Nam có phần chưa hợp lý.

Chẳng hạn, để thành đại học nghiên cứu thì phải đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín. Đây là một tiêu chí có thể tiệm cận được nhưng rất khó với đại học Việt Nam. Theo tiêu chí này, không trường thành viên nào thuộc ĐHQG HN có thể đáp ứng được.

Đại học nghiên cứu VN: Tiêu chuẩn cao, ưu tiên thấp - Hình 1

GS Nguyễn Đình Đức: “Chưa có ưu tiên rõ ràng, nếu là hiệu trưởng tôi sẽ xin rút khỏi đại học nghiên cứu”. Ảnh: Thuý Nga

Ngoài ra, ở tiêu chí “đại học nghiên cứu phải có quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% tổng tuyển sinh”, ông Đức cho biết, trước đây ĐH Quốc gia Hà Nội cũng xây dựng tiêu chí để thành đại học nghiên cứu thì tỷ lệ này là 25%, ngang bằng với thế giới.

Tuy nhiên những năm gần đây, các trường của Australia, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản rất khát nguồn sinh viên tài năng chất lượng cao của Việt Nam nên họ sẵn sàng cấp học bổng và yêu cầu trình độ tiếng Anh ở mức vừa phải để thu hút.

“Chính vì vậy, tỷ lệ tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam giảm xuống. Tỷ lệ này của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ là 14,5, còn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn là 17%. Mặc dù Trường ĐH Khoa học Tự nhiên mỗi năm có mấy trăm bài báo, công bố quốc tế rất tốt nhưng lại vướng tiêu chí về tỷ lệ này”, ông Đức lấy dẫn chứng.

Đầu tư 9 triệu/sinh viên cho đại học nghiên cứu là quá thấp!

Đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội cũng nêu băn khoăn khi những quyền lợi của đại học nghiên cứu chưa thực sự cụ thể, rõ ràng.

Theo ông, hiện nay các đại học nghiên cứu phải là những “tập đoàn quân” và có vai trò rất lớn trong việc khuyến khích giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế. Nếu như vậy thì phải được hưởng quyền hạn rất lớn.

“Nghị định chỉ nói tới việc ưu tiên cấp kinh phí khoa học công nghệ và được kiểm định giáo dục. Nếu chỉ như thế, cá nhân tôi là hiệu trưởng các trường đại học thì cũng sẽ xin rút khỏi đại học nghiên cứu”.

Đại học nghiên cứu phải có quyền lợi gì hấp dẫn thì các trường mới tích cực tham gia để tuyên bố sứ mệnh trở thành”.

Ông Đức cũng ví dụ một ưu tiên như: Mức đầu tư cho một sinh viên của đại học nghiên cứu phải gấp 3 lần so với đại học bình thường. Hiện nay, mức đầu tư cho một sinh viên đại học công lập là 9 triệu đồng là quá thấp.

Đáp lại những băn khoăn này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Đầu tư cho đại học nghiên cứu theo xu hướng quốc tế không phải để xếp hạng mà nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo.

Bây giờ không bàn nâng hay hạ chuẩn nữa, mà là cần cố gắng phấn đấu để đạt được.

Video đang HOT

Bộ trưởng cho biết, Chính phủ vừa giao cho Bộ GD-ĐT tham mưu ban hành Nghị định về nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Điều này sẽ tạo hành lang pháp lý khuyến khích, tạo động lực cho trường có đầu tư tốt trong nghiên cứu và có sản phẩm tốt.

“Tôi thống nhất với Bộ trưởng Bộ KH&CN là tới đây, bằng việc rà soát xem trường nào có năng lực, sản phẩm mạnh thì sẽ có những chính sách đầu tư theo hướng vun cao, tạo ra những “đầu tàu” dẫn dắt trong hệ thống GDĐH. Chúng ta đầu tư dựa vào sản phẩm và định hướng để có trọng tâm, trong điểm, tránh dàn trải.

Phải xem trường có sản phẩm gì chứ không phải xem tiềm năng. Nếu chỉ có tiềm năng mà tổ chức kém, không ra được sản phẩm thì không thể cứ ngồi chờ đầu tư được”, Bộ trưởng nói.

Mong được giao, đặt hàng đào tạo nghiên cứu sinh

Là đại diện cho một trường đại học tư trực thuộc tập đoàn sản xuất công nghiệp, GS.TS Phạm Thành Huy, hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa cho biết, ngôi trường này đặt mục tiêu phấn đấu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong vòng 20 năm.

Để làm được điều này, trường đã chủ động xây dựng chính sách nhằm thu hút người học, nghiên cứu sinh. Nhưng trường đang gặp khó trong việc mở ngành.

Đại học nghiên cứu VN: Tiêu chuẩn cao, ưu tiên thấp - Hình 2

GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 33 thì việc mở được ngành đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ đối với trường đại học mới đòi hỏi lộ trình thời gian dài: “Chúng tôi rất mong muốn được giao đào tạo nghiên cứu sinh và được giải phóng tối đa nguồn lực”.

Giải đáp điều này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, nếu như các trường đã kiểm định chương trình thì sẽ được mở ngành ở trình độ cao hơn; còn nếu đã kiểm định cơ sở giáo dục đại học thì sẽ được tự chủ mở ngành ở trình độ đại học.

Còn cần có những chế độ đặc thù cho những trường có đầu tư đạt chuẩn chất lượng cao thì cần buổi làm việc riêng.

“Chúng ta có mô hình trường đại học xuất sắc, giao đào tạo sau đại học khi chưa đào tạo trình độ đại học. Nhưng đó là những trường do Nhà nước và các cơ sở giáo dục nước ngoài đầu tư như ĐH Viêt Đức hay Việt Pháp. “Tiền lệ” này có thể tạo ra chuẩn chất lượng để những trường khác bàn ở giai đoạn sau”.

PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nêu thực tế số tiến sĩ là giảng viên của trường ĐH hiện nay rất thiếu. Ông bày tỏ nếu kết hợp được đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT giai đoạn 2019 – 2030 với việc “đặt hàng giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho các trường đại học” thì sẽ góp phần đáng kể nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Khi đó, các trường có cơ hội thực sự đào tạo tiến sĩ trong nước, gắn kết nghiên cứu, nâng cao thành tích nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực cho cách mạng 4.0.

Theo VietnamNet

Đạt được thứ hạng cao trong xếp hạng ĐH - Bài 2: Những thách thức hiện hữu và tiềm ẩn

Như Báo GD&TĐ đã thông tin, năm 2019 là một năm ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU). Trường được xếp vào TOP 200 các ĐH phát triển bền vững nhất thế giới năm 2019; được Hệ thống xếp hạng ĐH Academic Ranking for World Universities (ARWU), xếp vào TOP 1.000 trường ĐH xuất sắc nhất thế giới năm 2019; được Web of Science (WoS, Clarivate, Mỹ) xếp vào nhóm 25 đại học/cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực ASEAN...

Đạt được thứ hạng cao trong xếp hạng ĐH - Bài 2: Những thách thức hiện hữu và tiềm ẩn - Hình 1

SV TDTU trong một buổi học thực hành. Ảnh NTCC

Bên cạnh đó, TDTU cũng đang đối diện với những khó khăn, thách thức nhất định về các quan điểm đối với cơ chế tự chủ ĐH. Xung quanh vấn đề này, TS Võ Hoàng Duy - Phó Hiệu trưởng TDTU, thông qua tổ tư vấn pháp lý của trường tiếp tục có cuộc trò chuyện với PV Báo GD&TĐ.

Ông có thể chia sẻ những khó khăn về các quy định hiện tại mà TDTU đang phải đối diện nói riêng và các ĐH trong nước nói chung?

TS Võ Hoàng Duy: Trong những năm qua, nhờ chủ trương, chính sách tự chủ đại học đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã và đang phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu đại học tinh hoa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, TDTU cũng đang đối diện với những khó khăn lớn khi thực hiện cơ chế tự chủ. Đó là sự bất cập, chưa phù hợp của một số quy định pháp lý, cơ chế, chính sách dẫn đến có thể xảy ra việc quản lý, can thiệp sâu của cơ quan chủ quản; làm vô hiệu vai trò Hội đồng trường.

Chúng ta đã có Nghị quyết 19-NQ/TW của Đảng là Nghị quyết rất tiến bộ, có tính cách mạng và bao phủ rất nhiều vấn đề; từ cơ chế quản lý, đến cách thức tổ chức, tự chủ về nhân sự, tài chính, chuyên môn... đều có đề cập. Điều đó thể hiện ý thức của hệ thống chính trị; rất quyết tâm đổi mới sự nghiệp công lập, mà cụ thể ở đây là trường đại học công lập. Từ đó chúng ta mới có sự sửa đổi, bổ sung của Luật Giáo dục Đại học (Luật 34/2018/QH14), Luật Viên chức... Nhưng hiện nay các luật, nghị định hay văn bản hướng dẫn thi hành luật có liên quan đến những đối tượng được điều chỉnh theo Luật 34 lại đang sửa chưa kịp thời như Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật kiểm toán,..., nên khi vận hành luật này thì lại bị vướng vì những luật chưa sửa. Cụ thể:

- Thứ nhất, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư công vẫn chưa được ban hành; trong đó quan trọng nhất là việc xác định lại nguồn vốn đầu tư của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là nguồn vốn gì? (vốn do ngân sách để lại, vốn có nguồn gốc ngân sách hay vốn khác). Việc xác định nguồn vốn và quyền quyết định sử dụng nguồn vốn (đầu tư, mua sắm trang thiết bị) có tầm quan trọng đặc biệt; vì nó tạo điều kiện cho trường đại học công có sự tự chủ về tài chính theo chỉ đạo của Nghị quyết 19; hay không tự chủ gì về tài chính. Xác định không đúng sẽ tất yếu bóp chết quyền tự chủ về tài chính.

Tôi thí dụ: Điều 1, Khoản 34 (sửa đổi-bổ sung Điều 66) của Luật 34/2018/QH14 qui định như sau: "Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học: 2. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

a) Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;

b) Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo qui định của Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.

3. Cơ sở giáo dục đại học được nhà nước giao nhiệm vụ gắn với nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật về quản lý tài chính công, tài sản công."

Như vậy, chỉ có nguồn thu nào của trường đại học công tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên mà từ ngân sách nhà nước thì mới quản lý, sử dụng theo qui định pháp luật về tài chính công, tài sản công. Các nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước hoàn toàn do hội đồng trường quyết định việc đầu tư, mua sắm; nói chung là việc sử dụng; và thể hiện vào qui chế chi tiêu nội bộ.

Nhưng nếu Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư công không khớp, không đồng bộ với qui định này của Luật số 34/2018/QH14, thì lập tức trường đại học công tự bảo đảm hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên sẽ bị hạn chế ngay quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính tự có của mình.

- Thứ hai, nguồn khấu hao tài sản hình thành từ vốn vay thương mại được trích lập vào quỹ phát triển sự nghiệp thì được tính vào nguồn vốn nào?

- Thứ ba, việc Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí, cũng như giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy theo chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 19; thì đến nay Luật, Nghị định về thuế, phí vẫn chưa được sửa đổi; gây cản trở cho trường đại học tự chủ trong hoạt động.

Thí dụ: thuế thu nhập (đặc biệt để khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ phát triển hoạt động nghiệp cứu thì đối với nguồn thu có được từ hoạt động nghiên cứu có được miễn, giảm thuế thu nhập hay không?); thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ, Nghị định 16/2016/NĐ-CP,...

- Thứ tư, đối với việc thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học thì đến nay Luật doanh nghiệp vẫn chưa sửa đổi, chưa cập nhật theo chỉ đạo của Đảng và nhà nước.

- Thứ năm, Nghị quyết 19/QN-TW chỉ đạo rằng những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về chi đầu tư, chi thường xuyên được thực hiện quản lý, kế toán, hạch toán như doanh nghiệp. Nhưng đến nay Luật, nghị định hướng dẫn về kế toán, kiểm toán vẫn còn như cũ. Nghĩa là không sửa kịp theo chỉ đạo của Đảng.

- Thứ sáu, thực tế, Luật 34/2018 đã trao quyền cho Hội đồng trường, Hội đồng đại học của cơ sở giáo dục đại học tự quyết định việc sử dụng nguồn tài chính là nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước; nhưng trong thực tế thì các đại học tự chủ lại bị ràng buộc bởi quy định đấu thầu tại Luật Đấu thầu 2013 như dự án sử dụng vốn nhà nước thông thường chỉ vì có chữ "công" trong trường đại học công lập.

Trong bối cảnh quy trình thực hiện đấu thầu còn nhiêu khê, ràng buộc quá nhiều điều kiện, nhiều thứ giấy tờ nhưng rất không hợp lý; khiến cho quá trình thực hiện của các cơ sở giáo dục đại học bị chậm trễ, đình trệ, không phát huy được thế mạnh tự chủ. Trong nhiều trường hợp, cơ quan chủ quản còn vin vào các quy định này để gây khó dễ cho các cơ sở giáo dục đại học tự chủ hoàn toàn; thì rõ ràng quy định của Luật Đấu thầu 2013 đang mâu thuẫn với quy định của Luật số 34/2018/QH14, trái với chủ trương về tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập; mà việc chậm sửa đổi đã và đang kìm hãm đại học tự chủ hoạt động và phát triển.

- Thứ bảy, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật 34/2018/QH14 vẫn còn nhiều điều không ổn; trong đó có cách tiếp cận. Lẽ ra cách tiếp cận phải là nội dung nào Luật đã ghi rõ rồi thì văn bản này không cần nhắc lại nữa; mà chỉ cần hướng dẫn thi hành điều này, điều kia (những điều chưa rõ hoặc những điều Luật giao cho Chính phủ hướng dẫn). Thay vì ta làm như vậy, thì nay ta lại viết tràn lan, đả động gần như tất cả các điều; luôn cả những chuyện mà Luật đã quy định chi tiết rồi cũng bê vào. Trong khi có những chỗ cần làm rõ vì các trường cần điều đó để vận hành, thì dự thảo lại né hoặc là không làm rõ.

- Thứ tám, là tình trạng các bộ, cơ quan chủ quản đang muốn tập quyền trở lại; không muốn buông cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ. Điển hình là ngày 16/10/2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ: "Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, công nhận chức vụ, cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển đối với cán bộ trong tổ chức Công đoàn" có nhiều quy định đối với các trường trực thuộc không đúng với một số điều của Luật 34/2018; dẫn đến việc cản trở tự chủ đại học.

Cụ thể, Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ có ghi "Phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn"; "Tổng Liên đoàn công nhận chức vụ Phó hiệu trưởng trường đại học"; "Đối với chức danh phó hiệu trưởng, kế toán trưởng phải có ý kiến của Tổng Liên đoàn trước khi bổ nhiệm"; "Nhân sự Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng phải được Tổng Liên đoàn giới thiệu để bầu";... trong khi quyền hạn này thuộc về Hội đồng trường trường ĐH công lập theo Luật 34/2018.

Theo quan điểm của tôi, nếu các bộ ngành và tương đương chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tuân thủ đúng chỉ đạo của Đảng; và tương đồng với nội dung của Luật 34/2018/QH14, thì chủ trương tự chủ đại học của Đảng, nhà nước sẽ không thực hiện được. Ngoài ra, việc các bộ, ngành có thể đưa ra những văn bản quy định một cách tùy tiện, thậm chí làm sai cả luật mà vẫn kí ban hành, thì rõ ràng là Luật này không thể đi vào thực tế được. Thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài và phổ biến thì Nghị quyết 19 và cả Luật 34/2018 cũng có thể sẽ phá sản.

Hiện tại Luật GDĐH mới (Luật 34) đã có hiệu lực từ 1/7/2019, hình như ông còn những băn khoăn trong việc diễn giải các thuật ngữ hướng dẫn trong nghị định hướng dẫn thi hành sắp được ban hành?

TS Võ Hoàng Duy: Ngoài các nội dung vừa trao đổi, tôi thực sự còn băn khoăn việc diễn giải các thuật ngữ trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sắp được ban hành. Nếu thuật ngữ không rõ ràng, nội dung trong Nghị định sẽ rơi vào tình trạng nhiều ý mập mờ, khó hiểu, đa nghĩa, dễ suy diễn theo nhiều cách hiểu khác nhau và khó thực thi. Điều này sẽ tạo sự khó khăn, trở ngại cho các trường trong quá trình thực hiện tự chủ ĐH.

Dự thảo Nghị định đã sử dụng các từ và cụm từ như "theo qui định của pháp luật" nhưng không nói rõ là qui định nào? pháp luật nào? điều khoản nào?; cụm từ "cơ quan quản lý trực tiếp", "cơ quan quản lý có thẩm quyền" hay cụm từ "tỷ lệ biểu quyết theo qui định của pháp luật", cụm từ "thủ tục quyết định nhân sự", đều là những cụm từ đã và đang không có sự hướng dẫn cụ thể; có thể tạo ra suy diễn. Thí dụ:

Thứ nhất, khi đọc tới các nội dung: "Cuối mỗi nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng trường chỉ đạo thực hiện quy trình lập Hội đồng trường ở nhiệm kỳ kế tiếp theo quy định pháp luật, và quy chế tổ chức hoạt động của trường đại học."

Việc chúng ta đưa thêm chữ "theo quy định pháp luật", lập tức có thể tạo ra sự diễn giải là theo quy định pháp luật nào?. Trong Luật người ta ghi rõ là quy chế tổ chức hoạt động của trường đại học; thì rõ ràng quy chế đấy của Hội đồng trường chính là quy phạm pháp luật, một quy phạm pháp luật nhỏ của trường.

Bây giờ lại thêm chữ "theo quy định của pháp luật" mà không nói rõ là "Qui chế tổ chức và hoạt động của trường đại học", hoặc qui định pháp luật cụ thể nào đấy; thì nếu lỡ quy định của pháp luật mâu thuẫn với Luật 34/2018/QH14, hoặc mâu thuẫn với chính Quy chế của trường đại học thì chúng ta phải làm sao?. Cách viết ghép như vậy, tưởng là an toàn, không ai cãi được và dễ ban hành; nhưng thực ra khi đi vào thực tế nó không thực hiện được và sẽ gây tranh cãi. Lâu ngày, áp lực xã hội sẽ buộc văn bản pháp qui vừa mới ban hành phải sửa đổi, thay thế.

Thứ hai, việc "Thay thế thành viên Hội đồng trường", ở đây quy định là thay thế phải phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp quy chế hoạt động của trường đại học. Lại thêm lần nữa có chữ "theo quy định của pháp luật".

Thay thế thành viên là những gì thuộc về thẩm quyền của Hội đồng trường, không cần cơ quan quản lý trực tiếp công nhận. Do vậy, thủ tục, qui trình thay thế chỉ cần được qui định trong quy chế tổ chức và hoạt động một cách công khai, minh bạch là đủ. Nhưng ở đây có thêm chữ "theo quy định của pháp luật", là lập tức tạo ra vùng "mờ" gây tranh cãi. Rồi sẽ có những cơ quan người ta dẫn các quy định pháp luật không ăn nhập vào đâu so với Luật 34/2018 để làm khó Nhà trường.

Thứ ba, từ trên xuống dưới, Dự thảo có chỗ dùng từ "cơ quan quản lý trực tiếp", nhưng có chỗ thì lại dùng từ "cơ quan quản lý có thẩm quyền". Như vậy tôi không hiểu chỗ nào là cơ quan quản lý có thẩm quyền và chỗ nào là cơ quan quản lý trực tiếp? Cả hai câu đó đều có trong một Dự thảo.

Thứ tư, khi nói đến thủ tục miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, miễn nhiệm thành viên Hội đồng trường, người ta có viết cuộc họp phải bảo đảm về tỷ lệ thành phần tham gia, tỷ lệ biểu quyết theo quy định pháp luật.

Vậy tỷ lệ biểu quyết là bao nhiêu? Như trong Luật 34/2018 ghi là đa số; và do vậy, có thể hiểu là trên 50%; trừ trường hợp Qui chế tổ chức và hoạt động của trường đại học muốn qui định cao hơn. Nhưng không hướng dẫn rõ, thì có cơ quan chủ quản sẽ nói là "phải trên 2/3 mới được tôi công nhận"; và như vậy là đã tạo "vùng mờ" cho bên ngoài can thiệp vào quyền tự chủ nhân sự của hội đồng trường và gây ra tranh cãi.

Vậy nên Luật chỉ nói là đa số, nhưng đến Dự thảo nghị định hướng dẫn thì lẽ ra phải giải thích đa số là bao nhiêu", là trên 50%? hay từ 51% trở lên?. Việc hướng dẫn không rõ sẽ làm cho chủ thể thực hiện rất khổ trong tương lai.

Thứ năm, thủ tục quyết định nhân sự Hiệu trưởng được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường đại học. Như vậy ở trên thì nói "theo quy định của pháp luật" rồi mới đến "theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học". Nhưng ở dưới thì lại bỏ cụm từ theo "quy định pháp luật"; mà chỉ còn là "theo qui chế tổ chức và hoạt động của trường đại học". Như vậy là trong một văn bản đã rất không nhất quán.

Thứ sáu, khi nói đến thủ tục quyết định nhân sự Hiệu trưởng thì ở đây thủ tục là cái gì? Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến chữ thủ tục không thôi, mà không giải thích, thì dễ hiểu lầm thủ tục là biểu mẫu, tức là các mẫu giấy tờ thế này, thế kia; còn công tác quy hoạch nhân sự, làm quy trình nhân sự là của một chủ thể khác. Như thế thì cũng chẳng còn gì là quyền tự chủ nhân sự của hội đồng trường.

Việc sử dụng thuật ngữ diễn giải trong Nghị định hướng dẫn thật sự rất quan trọng, bởi khi thuật ngữ dùng rõ ràng, cụ thể, đúng nghĩa thì nội dung trong qui định mới chi tiết và nội dung hướng dẫn thi hành mới dễ hiểu; và ai cũng có thể chấp hành tốt và thực hiện đúng Nghị định, tránh được sự tranh cãi.

Xin cám ơn ông.

-------------------

Bài 3: Phỏng vấn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quyết định 1584/QĐ-TLĐ về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, công nhận chức vụ, cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển đổi với cán bộ trong tổ chức công đoàn... đe dọa sự phát triển của trường. Cụ thể Quyết định 1584/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn LĐ VN có những bất cập so với Luật GDĐH hiện hành và những luật định khác...?

Công Chương (thực hiện)

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng NamViệt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam
20:18:21 22/01/2025
CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thôngCSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông
16:23:21 22/01/2025
Cảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấnCảnh sát Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm sĩ quan công an Việt Nam làm chánh văn phòng cố vấn
07:08:06 23/01/2025
Ô tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộÔ tô bẹp dúm sau vụ va chạm trên quốc lộ
17:20:26 22/01/2025
Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vongHà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong
21:14:56 22/01/2025
Vượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồngVượt xe trên cầu có một làn đường bị phạt tới 6 triệu đồng
17:38:40 22/01/2025
Công an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắtCông an xuất hiện, hết cảnh trên bờ thả cá, dưới sông chờ bắt
19:20:29 22/01/2025

Tin đang nóng

Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
09:51:07 23/01/2025
Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
06:44:12 23/01/2025
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"
07:46:53 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
05:58:55 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Mẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụpMẹ tôi trao thưởng 1 tỷ nếu em dâu chịu sinh con, ngờ đâu một tờ xét nghiệm khiến cả nhà suy sụp
09:56:53 23/01/2025

Tin mới nhất

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Kỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng

Kỷ luật bí thư xã tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng

19:42:07 22/01/2025
Một bí thư xã ở Cà Mau bị kỷ luật vì tự ý tháo máy lạnh cơ quan đem về nhà sử dụng và tự quản lý số tiền vận động, tài trợ cho xã.
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

12:16:17 21/01/2025
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Mộc Châu (Sơn La) khiến xe khách biến dạng.
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước

11:10:41 21/01/2025
Một bé trai 3 tuổi bị mất tích ở ấp Tây Hòa, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được xác định đã tử vong do đuối nước.
Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc

Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc

11:06:24 21/01/2025
Khi phương tiện này lưu thông đến địa phận xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang) thì tài xế bất ngờ phát hiện dưới gầm phía sau xe có khói cuồn cuộn bốc lên.
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?

14:24:57 20/01/2025
Thậm chí nếu tài xế vi phạm nghiêm trọng, phương tiện có thể bị tịch thu. Điều này thường áp dụng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng như điều khiển xe không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ.
Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin

Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin

13:44:51 20/01/2025
Khoảng 5h30 ngày 20/1, tài xế Lê Bùi Anh (32 tuổi, trú xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) điều khiển xe tải chạy trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi theo hướng Nam - Bắc.
Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn

Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn

11:16:55 20/01/2025
Những người này cũng được yêu cầu viết tường trình liên quan đến việc chậm đóng gác chắn tàu khi đoàn tàu đang di chuyển qua, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua cung đường ngang này.
Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM

Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM

11:00:57 20/01/2025
Căn nhà 5 tầng làm siêu thị phân phối máy hàn nằm bên đường Lê Đức Anh, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TPHCM xảy ra cháy lớn, nhiều tài sản bị hư hại nặng.
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

07:07:07 20/01/2025
Ngày 19/1, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip với nội dung một tài xế xe khách bị hành hung trên cabin tại quốc lộ 18 (đoạn qua phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

13:32:41 19/01/2025
Ô tô va chạm với xe khách và xe container khi chạy trên quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 nạn nhân tử vong, 12 người bị thương.

Có thể bạn quan tâm

Độ Mixi "gặp hạn": Bị lợi dụng hình ảnh, 1 kẻ lên tiếng thách thức, thực hư?

Độ Mixi "gặp hạn": Bị lợi dụng hình ảnh, 1 kẻ lên tiếng thách thức, thực hư?

Netizen

12:40:48 23/01/2025
Gần đây, Độ Mixi bị một tổ chức lợi dụng hình ảnh để làm điều phi pháp, thậm chí còn lên tiếng thách thức lại nam streamer. Giới game thủ không khỏi phẫn nộ trước thông tin này.
5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

5 cung hoàng đạo được Thần Tài chiếu mệnh trước thềm Tết Nguyên đán 2025

Trắc nghiệm

12:13:53 23/01/2025
Trong thời khắc chuẩn bị khép lại năm cũ, dường như các cung hoàng đạo này được Thần Tài ưu ái, mang đến cho họ vận may và cơ hội tài chính chưa từng có.
EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

Thế giới

12:02:43 23/01/2025
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Pháp luật

11:43:35 23/01/2025
Ngày 23-1, Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam 6 bị can gồm: Hồ Văn Hải (37 tuổi); Danh Lưng (28 tuổi, đều ngụ xã Phi Thông, TP Rạch Giá);
Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Phim việt

11:43:00 23/01/2025
Mặc dù không muốn cho Vân hy vọng về tương lai mối quan hệ giữa cả hai nhưng có vẻ như cách xử lý của Phong không quyết liệt.
Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Sao châu á

11:40:21 23/01/2025
Sáng 23/1, tờ Koreaboo đưa tin, Jisoo (BLACKPINK) bất ngờ bị 1 bộ phận khán giả phàn nàn, chỉ trích vì thiếu sót trong khâu quảng bá cho sản phẩm âm nhạc sắp ra mắt.
Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Sao thể thao

11:19:07 23/01/2025
Chiều ngày 23 tháng Chạp (tức 22/1 dương lịch), nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu - hào hứng chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh mâm cỗ khi gia đình cô cúng ông Công ông Táo.
Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Mọt game

11:17:10 23/01/2025
Một huyền thoại LPL và LMHT thế giới đang nhận về những ý kiến trái chiều sau màn trashtalk cực căng. Huyền thoại LPL lại gây tranh cãi
Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Thời trang

11:00:54 23/01/2025
Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu năm. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng bắt mắt, hội sao Việt còn có bí quyết để diện mạo thật hoàn hảo khi du xuân.
Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Sáng tạo

10:29:55 23/01/2025
Lau nhà - công việc quen thuộc và cơ bản mà bất cứ ai cũng cần biết, phải biết. Hiện nay, chúng ta có nhiều dụng cụ và sản phẩm hỗ trợ cho việc nhà này trở nên đơn giản, dễ dàng.
Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình

Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình

Tv show

10:25:22 23/01/2025
Hành động của Han Sara được cho là vô cùng nguy hiểm, thiếu an toàn cho bản thân cô lẫn Tiểu Vy, Huỳnh Lập và Trường Giang đang đứng bên cạnh.