Đại học Mỹ kiện chính quyền Trump
Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) kiện chính quyền Trump về quy định tước visa của sinh viên nước ngoài nếu có chương trình học online 100%.
“Chỉ thị được đưa ra đột ngột, nó tàn nhẫn và liều lĩnh”, Chủ tịch Đại học Harvard Lawrence S. Bacow ngày 8/7 viết trong email gửi tới cộng đồng giảng viên và sinh viên của trường. Ông thông báo trường Harvard và MIT ngày 8/7 đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Boston, chống lại Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ.
Hai trường muốn tòa chặn thực thi quy định visa mới. “Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện này quyết liệt để sinh viên quốc tế của chúng tôi và sinh viên quốc tế tại các trường trên cả nước có thể tiếp tục học tập mà không bị đe dọa trục xuất”.
Harvard và MIT lập luận rằng chỉ thị của chính quyền Trump vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính vì không xem xét các khía cạnh quan trọng của vấn đề trước khi công bố quy định, không cung cấp cơ sở hợp lý cho chính sách và không thông báo đầy đủ cho công chúng.
Sinh viên đi lại trong khuôn viên Đại học Harvard ngày 10/3. Ảnh: Reuters.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) hôm 6/7 thông báo sinh viên quốc tế giữ visa F-1 (du học sinh các trường trung học, cao đẳng, đại học) và M-1 (người học nghề) ở Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình học online 100% vào mùa thu tới. Những người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp và có thể bị trục xuất. Với những du học sinh đã rời khỏi Mỹ nhưng có chương trình học 100% online, hải quan Mỹ tại sân bay sẽ không cho nhập cảnh.
Video đang HOT
Du học sinh hiện còn ở Mỹ và đã đăng ký các môn học 100% online cho học kỳ mùa thu được yêu cầu thay đổi ngay lập tức bằng cách chuyển đến các trường có dạy trực tiếp, hoặc kết hợp hai hình thức học trực tiếp và trực tuyến. Thông tin này được đưa ra khi nhiều trường cao đẳng và đại học của Mỹ, trong đó có Harvard, đã thông báo kế hoạch chỉ tổ chức các khóa học trực tuyến vào mùa thu do đại dịch Covid-19.
Du học sinh chiếm 5,5% trong tổng sinh viên theo học giáo dục đại học tại Mỹ, tương đương 1,1 triệu người vào năm học 2018-2019, theo Viện Giáo dục quốc tế. Việt Nam đứng thứ 6 trong số những nước có sinh viên du học nhiều nhất tại Mỹ, với gần 24.400 du học sinh, trong đó 69,9% học đại học, 15,2% sau đại học, 10,2% tham gia thực tập không bắt buộc và 4,6% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng.
Với hơn 41 tỷ USD mà sinh viên quốc tế đóng góp cho nền kinh tế Mỹ, trên các diễn đàn, nhiều người đặt câu hỏi về mục đích của động thái trên. Trong đó, giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là chính quyền Trump đang muốn dùng quy định mới này nhằm thúc đẩy các trường tái mở cửa, một phần trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế trì trệ do Covid-19.
“Quy định dường như nhằm gây áp lực lên các trường cao đẳng và đại học để ép họ trực tiếp vào mùa thu này, không đoái hoài đến sức khỏe và sự an toàn của sinh viên, giảng viên và những người khác”, Bacow viết.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn ba triệu ca nhiễm nCoV và hơn 134.000 ca tử vong. Hàng chục bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại khi mở cửa, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt hạn chế. Toàn cầu ghi nhận gần 12 triệu người nhiễm và gần 548.000 người chết.
Mỹ sẽ siết thêm quy định xin tị nạn
Chính quyền Trump đang đề xuất bộ quy định mới khiến người di cư gặp khó khăn hơn nữa khi xin tị nạn tại Mỹ.
Dự thảo quy định dài 161 trang do Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa công bố hôm 10/6 liệt kê một loạt các thay đổi sẽ đặt ra thách thức lớn hơn đối với những người muốn xin tị nạn tại Mỹ. Quy định mới dự kiến được ban hành ngày 15/6.
Trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, chính quyền đã đóng cửa hoặc gia tăng rào cản đối với những người muốn tìm cách tị nạn ở Mỹ. Quy định mới nhất được đề xuất, vẫn cần trải qua giai đoạn thảo luận công khai và sẽ không có hiệu lực lập tức, cũng không ngoại lệ.
Aaron Reichlin-Melnick, cố vấn chính sách tại Hội đồng Di trú Mỹ, chỉ trích đề xuất này, nói rằng "mục tiêu của quy định tị nạn này khác xa với việc định hình lại hệ thống để cải thiện và làm cho việc xin tị nạn không thể giành chiến thắng".
Theo một thay đổi được đề xuất, yêu cầu tị nạn của một cá nhân có thể phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng hơn nếu người đó đi qua ít nhất một quốc gia khi đang trên đường đến Mỹ nhưng không xin tị nạn ở đó. Chính quyền Trump áp dụng quy tắc tương tự đối với người từ Mỹ Latinh di cư qua Mexico, nhưng quy định mới nhất mở rộng phạm vi những người có thể rơi vào hạn chế đó. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, như nạn nhân của nạn buôn người.
Một người Mexico gục đầu trong lúc chờ đợi xin tị nạn cùng gia đình trên cây cầu quốc tế nối Mexico với Mỹ tháng 12/2019. Ảnh: AFP.
"Các bộ tin rằng việc không xin tị nạn hoặc bảo hộ tị nạn ở ít nhất một quốc gia mà người nước ngoài đi qua khi đến Mỹ có thể phản ánh khả năng người đó lạm dụng hệ thống tị nạn như một cơ chế để vào và ở lại ở Mỹ thay vì tìm kiếm sự bảo hộ khẩn cấp một cách hợp pháp", dự thảo quy định nêu rõ.
Quy định được đề xuất cũng nói rằng sống bất hợp pháp tại Mỹ hơn một năm trước khi nộp đơn xin tị nạn sẽ được coi là "yếu tố bất lợi quan trọng", bất chấp các trường hợp ngoại lệ đang tồn tại. Tương tự như vậy, việc không nộp thuế hoặc bị kết án hình sự, ngay cả khi bản án bị đảo ngược, hủy bỏ hoặc xóa, có thể chống lại yêu cầu tị nạn của một cá nhân.
Sarah Pierce, một nhà phân tích chính sách cho Chương trình Chính sách Nhập cư Mỹ tại Viện Chính sách Di cư, cho biết quy tắc này cuối cùng sẽ tăng tốc và hợp lý hóa việc xem xét tị nạn, nhưng cũng sẽ "hạn chế hơn nữa số lượng cá nhân đủ điều kiện xin tị nạn, cũng như các lợi ích tương tự".
"Rất nhiều trong số các điều khoản này đã được chính quyền thực hiện trong nhiều năm," Pierce nói thêm. "Thay vì ban hành chúng như những quy định riêng biệt, chính quyền đã gộp lại rất nhiều điều khoản khác nhau trong quy tắc này".
Dự thảo đề xuất xác định lại "tư cách thành viên trong một nhóm xã hội cụ thể", một trong những phạm trù mà mọi người có thể gặp phải khi xin tị nạn. Quy định này sẽ loại trừ một lượng lớn người.
Bộ An ninh Nội địa và Bộ Tư pháp chưa bình luận về thông tin trên.
Các thay đổi được đề xuất là một nỗ lực khác của chính quyền Trump nhằm sửa đổi hệ thống nhập cư Mỹ. Trong một sự kiện của Tổ chức Di sản hôm 9/6, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Ken Cuccinelli cho biết sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống tị nạn, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Chính quyền đã yêu cầu người xin tị nạn phải chờ ở Mexico để làm thủ tục nhập cư của họ tại Mỹ, cũng như gửi người di cư đến các quốc gia Tam giác phía Bắc, gồm Guatemala, Honduras, và El Salvador, để xin tị nạn ở đó.
Trong vài tháng qua, hệ thống nhập cư có nhiều thay đổi do đại dịch Covid-19, như các buổi phỏng vấn nhập cư bị hoãn, việc tiếp nhận người tị nạn bị đình chỉ và người di cư, bao gồm trẻ em, phần lớn bị cấm vào Mỹ. Tuy nhiên, quy tắc mới được đề xuất không đề cập đến Covid-19.
Ấn Độ có thể là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới vào đầu năm 2021 Viện Công nghệ Massachusetts dự báo Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới- có thể sẽ là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới vào đầu năm tới. Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận định Ấn Độ sẽ có khoảng 287.000 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 mỗi ngày vào khoảng cuối tháng 2/2021. Kết luận...