Đại học danh tiếng Trung Quốc bị tố “bắt tay” với quân đội tấn công mạng
Theo tiết lộ của hãng thông tấn Pháp AFP, một nhóm chuyên gia thuộc một trường đại học hàng đầu Trung Quốc đã cùng với đơn vị 61398 của quân đội nghiên cứu về các vấn đề an ninh trên mạng. Các công trình nghiên cứu chung đã được tiến hành từ năm 2007.
Một binh sĩ Trung Quốc đứng gác phía trước Đơn vị 61398 ở Thượng Hải ngày 19/2, đơn vị bị tố “nuôi” ổ tin tặc tấn công vào các mạng của Mỹ.
Theo thông tin do hãng thông tấn AFP tiết lộ vào ngày 24/3, trường đại học Giao thông Thượng Hải danh tiếng đã tiến hành nghiên cứu an ninh mạng với đơn vị 61398 của quân đội Trung Quốc, theo các dự án từ năm 2007. Họ đã hợp tác và cùng nghiên cứu lĩnh vực “an ninh trên mạng”, trong đó bao gồm cả những kỹ thuật “xâm nhập hệ thống giám sát” các máy tính và phương thức đánh giá các kế hoạch tấn công, cụ thể là xác định đối thủ tấn công hệ thống máy vi tính như thế nào.
Cũng theo AFP, nhiều công trình nghiên cứu chung giữa đại học Thượng Hải với Quân đội Trung Quốc đã được phổ biến trên mạng. Tuy nhiên, không một bài nghiên cứu nào mô tả rõ kế hoạch hay mục tiêu tấn công của Trung Quốc.
Đại học Giao Thông tại Thượng Hải là một trong những cơ sở giáo dục danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc, từng đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo và các doanh nhân nổi tiếng của nước này. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân từng là một trong những sinh viên của trường.
Tháng trước, một hãng bảo mật tin học Hoa Kỳ đã tố cáo một đơn vị quân sự Trung Quốc đứng đằng sau hàng loạt các vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều tập đoàn Mỹ. Những cáo buộc trên mở ra một cuộc đấu khẩu dữ dội giữa Washington và Bắc Kinh. Tuần trước, tổng thống Barack Obama đã đề cập đến vấn đề tin tặc với tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Về phần mình Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc từ phía Mỹ. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định quân đội nước này là nạn nhân của các nhóm tin tặc xuất phát từ Hoa Kỳ.
Theo tiết lộ của nhật báo Washington Post hồi tháng 1 vừa qua, để đối phó với đe dọa tin tặc, bộ Quốc phòng đã quyết định tăng nhân sự trong ngành lên gấp 5 lần trong những năm sắp tới.
Theo Dantri
Nội tình lãnh đạo TQ thời Tập Cận Bình
Trong tháng này, ông Tập Cận Bình sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ông sẽ phải dung hòa các nhóm trong Đảng, và khó có khả năng tạo ra thay đổi đột phá.
Thế hệ lãnh đạo thứ nhất và thứ hai của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc, như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, đều là nhà lãnh đạo tối cao. Nhưng trong suốt 2 thập kỷ qua, lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực thay đổi để nhấn mạnh vào sự lãnh đạo tập thể.
Đại hội ĐCS TQ lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái đã sắp xếp phần lớn đội ngũ lãnh đạo mới cho cuộc chuyển giao chục năm mới diễn ra một lần. Năm 2011, 5 trong 7 thành viên của Ủy ban thường vụ sẽ đến tuổi nghỉ hưu sau 5 năm công tác. Chỉ có hai lãnh đạo tối cao của Trung Quốc là chủ tịch tương lai Tập Cận Bình và thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường vẫn còn tại nhiệm vào năm 2017.
Hiện tại có hai phái chính đang cạnh tranh quyền lực trong nội bộ Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị TQ. Các thành viên của "Nhóm Thượng Hải" do cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân đứng đầu có quan hệ thân thiết với tầng lớp thương nhân giàu có. Phái thứ hai được gọi là "Đoàn phái" dẫn đầu bởi Chủ tịch sắp mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào, xuất thân từ Đoàn thanh niên Cộng sản.
Ông Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình vỗ tay khi ông Lý Khắc Cường đi qua
Hầu hết các thành viên của Bộ Chính trị và bí thư Đảng cấp tỉnh có khả năng được đề cử trong nhiệm kỳ mới từ năm 2017 đều trưởng thành từ Đoàn thanh niên Cộng sản, theo trang ConnectedChina của hãng tin Reuters chuyên theo dõi sự nghiệp chính trị và mối liên hệ giữa các nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Dù sự sắp xếp của Bộ Chính trị hồi tháng 11 năm ngoái nói lên mối liên hệ rõ ràng với ông Giang Trạch Dân, các nhà phân tích cho rằng phe của ông Hồ Cẩm Đào sẽ chiếm ưu thế trong dài hạn.
Nhóm thứ ba cũng đang trưởng thành nhanh chóng, gồm con của những nhà lãnh đạo cách mạng. Nhân vật chủ chốt là ông Tập và các thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị gồm Du Chính Thanh, Vương Kỳ Sơn và Trương Đức Giang.
Ông Tập là Tổng bí thư ĐSC đầu tiên ở Trung Quốc lên nắm quyền trong khi hai người tiền nhiệm đều còn sống. Điều đó nghĩa là ông Tập phải tạo ra sự đồng thuận giữa các nhóm liên quan tới hai người tiền nhiệm thay vì trở thành một tác nhân cho sự cải tổ, các nhà phân tích chính trị nhận xét.
6 trong 7 thành viên của Ủy ban thường vụ đều có quan hệ với ông Giang Trạch Dân, người từng nắm chức vụ tối cao trong ĐCS cách đây hơn 1 thập kỷ. Thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường, người có quan hệ với ông Hồ Cẩm Đào trong những năm 1980, là thành viên duy nhất của Ủy ban thường vụ được coi là thân tín của ông Hồ Cẩm Đào và thuộc nhóm "Đoàn phái".
Nhưng ông Giang, năm nay 86 tuổi, là cấp trên của ông Hồ Cẩm Đào trong suốt 16 năm. Rất ít thân tín của ông Giang còn công tác khi các thành viên của Ủy ban thường vụ nghỉ hưu vào năm 2017.
Những nhóm kiểu này ít khi còn tồn tại sau khi người đứng đầu không còn, Jiangnan Zhu, phó giáo sư nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Hong Kong, nhận xét.
"Thông thường khi người bảo trợ không còn, những người đi theo khó gắn bó với nhau được lâu, dẫn tới nhóm tan rã. Đó là trường hợp của Chủ tịch Mao Trạch Đông, người có quyền lực nhất trong lịch sử ĐCS Trung Quốc", Zhu nói.
Cơ sở quyền lực của ông Tập Cận Bình là quân đội, nơi trưởng thành của nhiều con cháu thế hệ cách mạng.
Theo dữ liệu của Reuters, cho đến nay ông Tập Cận Bình không có quan hệ thân thiết với các thành viên trong ĐCS và chính phủ. Trong số 14 thành viên của Bộ Chính trị thích hợp cho nhiệm kỳ sau vào năm 2017 thì chỉ có 2 người được coi là có quan hệ gần gũi với ông Tập Cận Bình, đó là ông Lật Chiến Thư và Hứa Kỳ Lượng. Ông Lật, chánh văn phòng Trung ương Đảng, được cho là có mối quan hệ khá thân thiết với ông Tập Cận Bình khi cả hai người từng là việc ở tỉnh Hà Bắc năm 1980. Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ Lượng được cho là khó có khả năng được bầu vào Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị.
Theo các nhà phân tích, ông Tập Cận Bình sẽ không có đủ thời gian để xây dựng phái riêng, mà chỉ có thể dành thời gian để tạo dựng sự đồng thuận trong đội ngũ lãnh đạo chóp bu.
Theo 24h
Ông Giang Trạch Dân tự nguyện nhường thứ bậc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (trái) bắt tay ông Giang Trạch Dân tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 - Ảnh: Reuters Nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã được xếp ở vị trí phía dưới trong thứ bậc chính trị tại Trung Quốc, khi quá trình chuyển giao quyền hành tại nước này bước vào giai...