Đại học danh tiếng Harvard bị điều tra
Hôm 13-2, Reuters đưa tin Bộ Giáo dục Mỹ thông báo đã mở cuộc điều tra việc có hay không hai trường đại học danh tiếng Harvard và Yale không khai báo những khoản tiền hàng trăm triệu USD là quà tặng và các hợp đồng đến từ nước ngoài theo yêu cầu của luật.
Theo Bộ, Đại học Yale có khả năng đã không báo cáo cho chính quyền ít nhất 375 triệu USD tiền nước ngoài ủng hộ trong ít nhất 4 năm.
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ – Betsy DeVos nhấn mạnh trong thông cáo: “Việc này thuộc về vấn đề minh bạch. Nếu các trường cao đẳng và đại học đang nhận các khoản tiền và quà tặng của nước ngoài thì học sinh, những nhà tài trợ của họ và những người đóng thuế phải được biết những khoản tiền này trị giá bao nhiêu và đến từ ai”.
Luật liên bang yêu cầu các trường cao đẳng và đại học báo cáo 2 lần/năm về những món quà và các hợp đồng đến từ những nguồn nước ngoài có giá trị hơn 250.000 USD.
Khoa Hoá sinh của đại học Harvard – Ảnh: Reuters
Thống kê của Bộ giáo dục Mỹ cho thấy trong vòng 3 thập niên qua, các trường đại học và cao đẳng của Mỹ đã báo cáo với họ hơn 6,6 tỷ USD tiền tài trợ nhận được từ Qatar, Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
“Thống kê này so với con số thực có thể thấp đi đáng kể” – Bộ Giáo dục nhận định.
Video đang HOT
2 tuần trước, Trưởng khoa Hoá sinh của trường Harvard- Charles Lieber và 2 người quốc tịch Trung Quốc khác hiện đang làm nghiên cứu sinh ở Đại học Boston và một bệnh việnở Boston bị truy tố vì gian dối trong việc khai báo về mối quan hệ có mục đích của họ với chính quyền Trung Quốc.
Anh Duy
Theo congan
Sinh viên thiết kế app kết nối nhà tài trợ với bệnh viện tại Vũ Hán
App này sẽ giúp nhà hảo tâm có thông tin của các bệnh viện đang cần thiết bị y tế, hỗ trợ chung tay chữa trị bệnh nhân bị nhiễm cúm corona.
Sáng 3/2, nhóm nghiên cứu từ trường Khoa học và Kỹ thuật Máy tính thuộc ĐH Vũ Hán đã ra mắt một nền tảng trực tuyến có thể kết nối các nhà tài trợ với hơn 800 bệnh viện trên khắp Trung Quốc - những nơi đang thiếu thốn thiết bị và vật tư y tế.
Nền tảng này có tên Luoying Shanlian. Nhóm nghiên cứu đã mất 40 tiếng để đưa dự án này đi vào hoạt động và điều phối mọi thứ hoàn toàn bằng internet.
Luoying Shanlian có công dụng thu thập thông tin liên lạc của những người đăng ký tài trợ và thông tin chi tiết của các bệnh viện đang cần thiết bị y tế. Vào thời điểm này, app trở thành trợ thủ đắc lực nhận tài trợ, chung tay chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra.
Cui Xiaohui, giáo sư tại Phòng thí nghiệm điện toán đám mây và dữ liệu lớn thuộc ĐH Vũ Hán, cho biết ông và sinh viên của mình quyết định thành lập nhóm nghiên cứu nền tảng này sau khi chứng kiến tình trạng thiếu thốn vật tư ở một số bệnh viện, đặc biệt là ở nông thôn.
Nền tảng Luoying Shanlian của nhóm nghiên cứu Đại học Vũ Hán. Ảnh chụp màn hình.
"Nhiều bệnh viện có nhu cầu cấp thiết về nguồn cung thiết bị nhưng họ không biết ai sẽ chuyển đến. Đồng thời, nhiều nhà tài trợ cũng không biết nên quyên góp ở đâu, đành phải gửi qua bạn bè hoặc trên phương tiện truyền thông. Vì vậy, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể tạo ra một nền tảng công cộng kết nối tất cả các bệnh viện và nhà tài trợ này, mọi người sẽ có thể dễ dàng nhìn thấy các bệnh viện đang cần hỗ trợ", giáo sư Cui nói với Sixth Tone.
Giáo sư Cui và các học trò của mình mong muốn sẽ thành lập một tổ chức từ thiện dựa trên nền tảng này. Ông còn cho biết thêm mặc dù các sinh viên muốn phát triển nền tảng này để phục vụ địa phương của họ nhưng họ vẫn ưu tiên cho các bệnh viện tuyến đầu.
Nhóm nghiên cứu bao gồm 40 người, một nửa là sinh viên, còn lại là lập trình viên địa phương. Ngoài ra, họ còn nhận được sự giúp đỡ của gần 300 tình nguyện viên. Nhóm dự án chia thành các nhóm nhỏ với nhiệm vụ cụ thể như dịch vụ khách hàng, phát triển hệ thống, bảo trì hệ thống, thu thập tài liệu và sàng lọc thông tin.
Nhóm tình nguyện viên có nhiệm vụ xác minh thông tin đăng ký của bệnh viện và các nhà tài trợ. Tuy thời gian gấp rút, các sinh viên và tình nguyện viên vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo giáo sư Cui, trong 24 giờ đầu tiên sau khi Luoying Shanlian ra mắt, trang web đã nhận được 150.000 lượt truy cập.
Ngoài nhóm nghiên cứu của giáo sư Cui, tại Đại học Nam Kinh cách đó 500 km, nhà nghiên cứu Zheng Jiawen của trường Báo chí và Truyền thông cùng các sinh viên do cô hướng dẫn đã phát triển nền tảng phương tiện truyền thông NJU FactCheck, để thông báo về dịch bệnh virus corona và chỉ ra thông tin sai lệch xung quanh nó.
NJU FactCheck ra mắt vào tháng 10/2017, trang web này nổi tiếng trong việc xác định các tin đồn trực tuyến hoặc các tuyên bố không chính xác của những nhân vật công chúng.
Hình ảnh đời sống tại Hồ Bắc do sinh viên cung cấp. Ảnh: Đại học Nam Kinh.
Trong tháng qua, NJU FactCheck đã xuất bản 2 báo cáo chuyên sâu về cuộc khủng hoảng corona. Báo cáo đầu tiên so sánh dịch bệnh hiện tại với dịch SARS vào năm 2002-2003, tập trung vào cách phản ứng, vai trò của phương tiện truyền thông. Bản báo cáo thứ 2 phân tích các bản cập nhật của bộ phận y tế Vũ Hán được ban hành từ ngày 31/12 đến 24/1 và xác định một số điểm không nhất quán trong văn bản.
Kể từ ngày 25/1, nhiều sinh viên từ tỉnh Hồ Bắc đã liên kết với Đại học Nam Kinh qua Wechat để xuất bản một loạt các bài báo hấp dẫn về tình hình dịch bệnh.
Các giảng viên cũng tuyển dụng một số sinh viên từ Hồ Bắc để ghi lại cuộc sống hàng ngày của họ ở trung tâm của vụ dịch. Có khoảng 30 sinh viên đã đăng ký và gửi báo cáo hàng ngày.
Đến ngày 4/2, nhóm nghiên cứu đã xuất bản 11 bài mô tả một thực tế ở khắp nơi thuộc tỉnh Hồ Bắc, từ Vũ Hán đến Dương Tân.
"Lý do chúng tôi khởi xướng báo cáo này là vì muốn sinh viên của mình biết rằng họ hiện diện trong cuộc sống này và không thể tách rời khỏi nó. Những thứ họ nhìn thấy sẽ trở thành nền tảng cho suy nghĩ và hành động của họ trong tương lai" ông Zhou Zhou Haiyan, một trong 6 giảng viên làm việc trong dự án, nói với Sixth Tone.
Theo Zing
Nhớ 129 cuốn sách, cậu bé 14 tuổi lập kỷ lục thế giới Vượt qua 99 người khác, Montgomery Monty Lord đến từ Bolton (Lancs, Anh), là cái tên vừa xuất hiện trong sách kỷ lục thế giới. Nam sinh 14 tuổi đã vượt qua thử thách gọi đúng tên 129 cuốn sách, sau khi nghe câu đầu tiên của chúng. Monty đang là học sinh trung học của trường St Joseph's RC. Montgomery Monty Lord....