Đại gia vận tải công nghệ Trung Quốc BEST “nhảy” vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với Giao Hàng Nhanh, Viettel Post, VN Post…
Viettel Post, VN Post, Giao Hàng Nhanh và Giao Hàng Tiết Kiệm chính là ‘tứ trụ’ của mảng giao hàng tức thời phục vụ cho các ngành thương mại điện tử trong vài năm gần đây. Nhưng, với sự xuất hiện của J&T Express và đặc biệt là BEST Inc, nhiều khả năng thế sự sẽ xoay vần trong tương lai gần.
Hôm nay, ngày 11/10, BEST Inc – doanh nghiệp vận tải công nghệ đến từ Trung Quốc đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Còn trên thực tế, họ đã đi làm giấy phép đăng ký kinh doanh vào tháng 11/2018.
BEST Inc Việt Nam làm được gì trong gần 1 năm qua?
Đầu tiên, để không mất nhiều thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như thăm dò thị trường, BEST Inc đã mua lại công ty VNC Post từ VinaCapital. VNC Post là đơn vị vận chuyển hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam cũng như vận chuyển hàng Home Shopping. VNC Post đã và đang phục vụ hơn 2.000 khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có các đơn vị đến từ Hàn Quốc như VGS Shopping, Lotte, VTV Hyundai, SCJ… hay các sàn TMĐT lớn như Adayroi, Lazada…
Với thương vụ M&A này, BEST Inc sẽ mang tới cho VNC Post một nền tảng công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng và mang đến cho khách hàng nội tại của công ty con thêm nhiều trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.
Thứ hai, họ hợp tác với công ty BW để xây dựng một trung tâm phân loại hàng hóa hiện đại rộng 4,5ha với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà BEST Inc có, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào tháng 4/2020. Cuối cùng, họ triển khai rất tích cực mô hình kinh doanh nhượng quyền bưu cục. Đây là mô hình kinh doanh lần đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Hiện BEST Inc Việt Nam có 7 trung tâm khai thác, hơn 100 bưu cục và 2.000 nhân viên, với độ phủ đến 63 tỉnh thành của Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2019, số lượng bưu cục của BEST Inc sẽ lên con số 300. Theo chia sẻ từ BEST Inc, mục tiêu trong 1 đến 2 năm đầu tiên của tập đoàn này tại Việt Nam là thiết lập độ phủ toàn quốc cho mạng lưới chuyển phát nhanh, số lượng chuyển phát mỗi ngày sẽ khoảng 150.000 bưu kiện/ngày; 2 đến 3 năm sẽ tăng gấp đôi lên 300.000 đơn hàng/ngày.
Còn trong tương lai xa, 3 đến 5 năm tới, BEST Inc sẽ thiết lập hệ thống kết nối Đông Nam Á và châu Á, lượng bưu kiện ở thị trường Việt Nam đạt tối đa và phấn đấu đạt mức dẫn đầu trong ngành. Với BEST Inc, Việt Nam sẽ thị trường trọng điểm của họ tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.
Founder – Chủ tịch kiêm CEO Johnny Chou của BEST Inc đang chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp này khi đi mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của Founder – Chủ tịch kiêm CEO Johnny Chou, cái khó khăn nhất của BEST Inc khi gia nhập thị trường Việt Nam chính là vấn đề nhân sự, bởi dù có công nghệ nhưng không có nhân sự phù hợp để sử dụng công nghệ thì cũng không hiệu quả. Tuy nhiên, việc thiếu nhân sự chất lượng cao trong mảng logistic là vấn đề mà tất cả doanh nghiệp Việt trong mảng này mắc phải, chứ không phải mỗi BEST Inc.
Vậy BEST Inc là ai mà ‘ngông cuồng’ như thế?
BEST Inc là công ty công nghệ với hệ thống quản lý tích hợp chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics, cung cấp dịch vụ giao nhận đầu cuối và các dịch vụ giá trị gia tăng khác thông qua siêu ứng dụng thông minh, đa phương tiện, giúp kết nối các nhà nhà bán lẻ với nhà nhượng quyền, đơn vị vận chuyển, các nhà cung ứng và người tiêu dùng cuối.
Video đang HOT
Với việc nhà sáng lập Johnny Chou từng là phó chủ tịch cấp cao tập đoàn UT Starcom toàn cầu, Phó Chủ tịch Google toàn cầu, Chủ tịch Google tại Trung Quốc; nên xuất phát điểm của BEST Inc là công ty công nghệ. Trong năm đầu tiên thành lập vào 2007, dịch vụ chính của BEST Inc chính là cung ứng dịch vụ điện toán đám mây – cloud và chuỗi cung ứng cho các công ty logistic tại Trung Quốc.
Tới năm 2010, họ mới có dịch vụ kho bãi và thành lập mạng lưới nhà kho vật lý tại Trung Quốc, sau họ hành lập Quỹ đầu tư BEST Capital, mua lại những công ty logistic cả trong vài ngoài Trung Quốc để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu Á, ví dụ như ‘thanh toán’ Huitong Express để gia nhập thị trường chuyển phát nhanh, mua lại công ty 360Hitao, mua tại VNC Post…
Năm 2015, họ thành lập BEST Global – BEST USA để chuẩn bị tổng tấn công các thị trường thế giới và Đông Nam Á. Trước khi đến Việt Nam năm 2018, BEST Inc đã xâm chiếm thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Maylaysia, Indonesia… Hiện, BEST Inc đã có mặt tại 19 quốc gia, kể cả Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước châu Âu.
BEST Inc đang đi marketing ở Cần Thơ.
BEST Inc gia nhập thị trường chứng khoán New York năm 2017, doanh thu năm 2018 của họ khoảng 4 tỷ USD. Trong năm 2018, doanh thu của họ tăng trưởng 40% so với 2017, doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2018. Họ có 8.000 nhân viên và hơn 30.000 nhân viên thuê ngoài cộng 600.000 người vận hành từ 36.000 đối tác.
Định vị mình là nền tảng công nghệ kết nối chuỗi cung ứng logistic, nên BEST Inc chỉ thu mua doanh nghiệp khi cần thiết, còn không họ thường tích cực thuê ngoài. Hình thức nhượng quyền thương hiệu bưu cục chính là một giải pháp hữu hiệu của họ để thực hiện ý định đó. BEST và ZTO là 2 trong những ngôi sao mới nổi sáng nhất thị trường logistic Trung Quốc.
Liệu miếng bánh thị trường chuyển phát nhanh của ‘tứ trụ’ Viettel Post, VN Post, Giao Hàng Nhanh và Giao Hàng Tiết Kiệm có phải chia lại?
Theo số lượng của Bộ Thông tin và truyền thông, tínhđến 9/8/2018, số lượng cấp phép cho dịch vụ bưu chính – chuyển phát đã tăng lên 356 công ty, tăng 29% so với cuối năm 2017. Điều này xuất phát từ sự bùng nổ của ngành TMĐT và nhu cầu logistic cho TMĐT, chủ yếu trong giao hàng chặn cuối. TMĐT Việt Nam đang phát triển với tỷ lệ 32% CAGR giai đoạn 2018 – 2022, theo Euromonitor.
Trong tất cả, nổi bật nhất là ‘tứ trụ’ Viettel Post, VN Post, Giao Hàng Nhanh và Giao Hàng Tiết Kiệm; hiện 4 đơn vị giao hàng bên thứ ba này chiếm 60% đến 65% thị phần. Có 2 nguyên do khiến 4 cái tên trên bành trướng như thế: họ là những người tiên phong trong thị trường và tất cả đều rất mạnh về công nghệ.
Viettel Post đã có mặt tại thị trường Việt Nam được 15 năm, hiện họ có 1.476 bưu cục, 827 cửa hàng và 10.000 đối tác, phủ sóng 713/713 quận huyện; doanh thu mảng giao hàng nhanh chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp này trong năm 2018. Giao Hàng Nhanh là công ty trẻ song cũng đã có 7 năm kinh nghiệm, hiện có 500 bưu cục, 1.500 điểm gửi hàng, phủ sóng dịch vụ 63/63 tỉnh thành Việt nam. Mỗi ngày Giao Hàng Nhanh thực hiện khoảng 300.000 đơn hàng.
Phần VN Post, công ty này thành lập năm 2007 có 13.000 điểm giao dịch phủ sóng toàn quốc. Cuối cùng là Giao Hàng Tiết Kiệm, họ đã có mặt trên thị trường được 6 đến 7 năm, phủ sóng được 99% huyện xã với 8.000 tài xế, tổng các trung tâm vận hành rộng 100.000m2, thực hiện 100 triệu đơn hàng/năm.
Hệ thống phân loại tự động trị giá 2 triệu USD của Giao Hàng Nhanh tại Hà Nội.
Ở khía cạnh khác, ngay từ khi khởi nghiệp, Ban lãnh đạo của Giao Hàng Nhanh đã xác định, công nghệ chính là thứ sẽ giúp họ tạo được sự khác biệt và ưu thế với các đối thủ trên thị trường logistic. Đứng sau Viettel Post và VN Post lần lượt là Viettel và VNPT, 2 trong những tập đoàn về công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Sau khi về tay SEA, tập đoàn sở hữu Shopee, hẳn Giao Hàng Tiết Kiệm đã được ông lớn này hỗ trợ nhiều về mặt công nghệ.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những người chơi đến sau – những vương trong khu vực và thế giới như BEST Inc từ Trung Quốc như đã nói ở trên, J&T – Hong Kong cùng DHL – Đức; có lẽ thị trường sẽ phải chia lại trong tương lai.
DHL gia nhập vào thị trường thương mại điện tử năm 2017 sau khi thành lập DHL Ecommerce Vietnam và với việc họ là công ty logistic top 10 thế giới, chúng ta không cần tìm hiểu cũng biết là về tài lực hay công nghệ, họ vô cùng hùng mạnh.
J&T Express thành lập tại Hong Kong vào 2015, nhưng thị trường đầu tiên mà họ triển khai hoạt động của mình lại là Indonesia. Như BEST Inc, ưu điểm lớn nhất của J&T chính là công nghệ. Sau khi trở thành công ty về logistic số 2 Indonesia, J&T đã mở rộng thị trường ra Philippines, Malaysia, Việt Nam và sắp đến là Thái Lan. Hiện có có thể chuyển phát 1,5 triệu bưu kiện/ngày và là công ty về chuyển phát nhanh, nhất là cho mảng TMĐT lớn nhất Đông Nam Á, với các khách hàng tiêu biểu như OPPO, Lazada, Shopee…
J&T Express đến Việt Nam tháng vào tháng 7/2018 và từ chỉ có 10.000 đơn hàng/ngày, hiện họ đã có 150.000 đơn hàng/ngày, bằng Giao Hàng Nhanh và mục tiêu của BEST Inc sau 1 năm nữa. Chỉ sau 15 tháng, J&T Express đã xây dựng được một hệ thống 8.000 nhân viên, 14 trung tâm khai thác, 700 bưu cục.
Về công nghệ, chúng ta có thể so sánh một chút – như ở hệ thống phân loại để xem những vương ngoại quốc và vương nội địa tương quan như thế nào.
Theo thông tin từ Viettel Post, 2/7 kho hàng của họ đã được tự động hóa, chỉ là họ không công bố thông tin chính xác là công suất của mỗi kho hàng như thế nào. Còn VN Post vừa mới khai trương một trung tâm chia chọn tự động tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, rộng 5,2ha, với công suất 18.000 bưu kiện/giờ; hiện VN Post có 2 trung tâm chia chọn khác tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Tháng 8 vừa qua, Giao Hàng Nhanh đã giới thiệu rầm rộ trên truyền thông dây chuyền chia chọn hàng hóa hoàn toàn tự động trị giá 2 triệu USD tại Hà Nội, được họ gọi là hệ thống chia chọn tự động hóa lớn nhất Việt Nam, với công suất 30.000 bưu kiện/giờ, độ sai số 3%. Theo kế hoạch, Giao Hàng Nhanh cũng sắp giới thiệu một trung tâm chia chọn tự động tương tự tại TP. HCM. Trong 5 năm đến 10 năm tới, Giao Hàng Nhanh sẽ đổ khoảng 30 triệu USD để xây dựng 10 trung tâm chia chọn tự động khắp Việt Nam.
Năm 2018, Lazada từng thông báo là họ đã đầu tư trên 2 triệu USD để xây dựng trung tâm phân loại tự động đầu tiên tại Việt Nam ở Long Biên với công suất 10.000 bưu kiện/giờ. Năm 2017, Lazada cũng đã xây dựng một trung phân loại tại TP. HCM. Tuy nhiên, cũng có thông tin, hệ thống mà Lazada xây dựng chỉ là bán tự động chứ không phải tự động.
Cuối cùng là Giao Hàng Tiết Kiệm, không rõ là họ có trung tâm chia chọn tự động hay không, chỉ biết là đầu năm 2019, doanh nghiệp này từng ‘xất bất xang bang’ vì bị một khách hàng quay cảnh shipper của họ phân loại hàng bằng cách ném bưu kiện vào từng sọt một cách tùy tiện.
Phần J&T Express, chúng tôi cũng không rõ là họ có hệ thống phân loại tự động hay không, nhưng theo chia sẻ từ doanh nghiệp này, công suất hệ thống chia chọn của họ vào khoảng 10.000 bưu kiện/giờ.
Hệ thống phân loại tự động chia chọn của BEST Inc.
Trong buổi ra mắt chính thức, BEST Inc đã cho thấy hệ thống chia chọn tiên tiến của mình, cùng việc mỗi năm, ông lớn này đổ ra hàng trăm triệu Nhân dân tệ cho hệ thống tự động hóa. Trong năm 2013, họ đã hoàn thành hệ thống chia chọn tự động sớm nhất nhì Trung Quốc, với độ chính xác 100% và mỗi line – dòng có khả năng phân loại 20.000 bưu kiện/giờ. Bây giờ, họ đã tích hợp được lớp kép, nên hệ thống của BEST Inc có khả năng phân loại 40.000 bưu kiện/giờ.
Thế nên, nếu BEST Inc đầu tư hệ thống phân loại chia chọn hoàn toàn tự động này cho trung tâm mà họ hợp tác với BW, khi hoàn thành vào năm 2020, nó sẽ trở thành hệ thống phân loại tự động có công suất lớn nhất Việt Nam.
Quỳnh Như
Theo Trí Thức Trẻ
Người Việt đang giảm mua xe máy
Thị trường xe máy Việt Nam tiếp tục sụt giảm sau nhiều năm tăng trưởng. 5 nhà sản xuất xe máy đã không bán ra lượng xe nhiều như kì vọng ở thị trường Việt Nam.
Người Việt đang giảm mua xe máy. Ảnh minh họa: Internet
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam VAMM vừa công bố số liệu doanh số của 5 nhà sản xuất xe máy bán ra tại thị trường Việt Nam. Theo đó, trong Quý III, các hãng sản xuất xe máy thuộc hiệp hội VAMM bán ra tổng số 831.440 chiếc xe máy các loại. Lượng xe máy bán ra trong thời gian này đã tăng so với quý trước (với (với 749.516 chiếc), nhưng vẫn giảm 3,88 xe so với cùng kỳ năm 2018.
Đây là quý tiếp theo, doanh số của Honda, SYM, Piaggio, Suzuki và Yammaha bán ra chưa như kì vọng ở thị trường Việt Nam.
Sau những giai đoạn tăng trưởng mạnh từ năm 2017 - 2018, thị trường xe máy Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Doanh số cộng dồn sau 9 tháng đầu năm 2019, thị trường Việt Nam tiêu thụ hơn 2,3 triệu xe máy các loại.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, Honda vẫn là liên doanh nắm thị phần lớn nhất đồng thời cũng có dải sản phẩm nhiều nhất với 26 sản phẩm trải dài ở các phân khúc từ bình dân cho tới xe phân khối lớn hạng sang. Trong khi đó, đối thủ Yamaha có 17 sản phẩm, Piaggio có 12 sản phẩm. Suzuki và SYM có lần lượt 14 sản phẩm và sản phẩm.
9 tháng đầu năm cũng là thời gian các nhà sản xuất liên tục tung ra các sản phẩm mới hay nâng cấp mẫu mã, dù vậy, sức mua tại thị trường Việt Nam vẫn liên tục sụt giảm. Quý II/2019, doanh số bán xe máy tại Việt Nam cũng giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng rất có thể sự sụt giảm chỉ mang tính chất tạm thời, trong khi xe máy vẫn được xem là phương tiện chính của người Việt. Ngoài ra, số liệu của VAMM chỉ tính riêng lượng xe tiêu thụ ở thị trường trong nước của 5 nhà sản xuất thuộc hiệp hội (không tính xe xuất khẩu), đồng thời cũng không có số liệu của các nhà nhập khẩu xe hay thương hiệu xe VinFast với 3 mẫu xe điện đang được bán ra thị trường hiện nay là VinFast Klara, Ludo và Impes.
Phúc Vinh
Theo Ictnews
TikTok chưa đặt nặng vấn đề doanh thu ở Việt Nam trong thời gian đầu thương mại hóa, mà tập trung vào "giáo dục" thị trường Mặc dù đã tuyên bố chính thức về việc thương mại hóa nền tảng của mình vào tháng 7/2019, nhưng do TikTok vẫn còn tương đối mới tại Việt Nam, nên việc quan trọng nhất doanh nghiệp này tập trung vẫn là tiếp tục 'giáo dục' thị trường, trong đó có người dùng phổ thông, các nhà sáng tạo nội dung và bây...