Đại gia Trầm Bê chấp nhận bản án 4 năm tù
Tính đến nay đã hết thời hiệu kháng cáo bản án sơ thẩm, ông Trầm Bê không kháng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc ông chấp nhận mức án 4 năm tù.
Ngày 3/9, thông tin từ TAND TPHCM cho biết đã hết thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và 44 người khác về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, rất nhiều bị cáo và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã không kháng cáo.
Cụ thể, bị cáo Phạm Công Danh, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) không kháng cáo về mặt hình sự. Còn về dân sự, 2 bị cáo kháng cáo đề nghị thu hồi một số khoản tiền mà cấp sơ thẩm chưa xem xét.
Phạm Công Danh kháng cáo về mặt dân sự.
2 bị cáo Trầm Bê (sinh năm 1959, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Sacombank), Phan Huy Khang (sinh năm 1973, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) không kháng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc Trầm Bê chấp nhận mức án 4 năm tù và Phan Huy Khang chấp nhận mức án 4 năm tù như cấp sơ thẩm đã tuyên phạt.
Đa số các bị cáo đồng phạm còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Đối với một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ngân hàng TNHH MTV Xây dựng VN (CB, VNCB cũ, tiền thân là TrustBank) kháng cáo không đồng ý trả lại 4.500 tỉ đồng cho Phạm Công Danh theo án tuyên; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN ( BIDV) kháng cáo không đồng ý với nhận định của cấp sơ thẩm, cho rằng hơn 1.176 tỉ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỉ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân là vật chứng của vụ án nên tuyên thu hồi để trả lại cho CB. Ông Trần Quí Thanh (tập đoàn Tân Hiệp Phát) cũng kháng cáo không đồng ý trả hơn 194 tỉ đồng cho CB. Tiêng Sacombank và ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) không kháng cáo.
Trầm Bê chấp nhận lãnh 4 năm tù.
Trước đó, sau gần 2 tuần xét xử sơ thẩm, TAND TPHCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh 30 năm tù, Trầm Bê 4 năm tù, Phan Huy Khang 3 năm tù, 43 đồng phạm còn lại nhận mức án từ 2 năm tù treo đến 10 năm tù. Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên không thu hồi 6.126,8 tỉ đồng từ Sacombank, BIDV, TPBank theo như đề nghị của VKSND thành phố để khắc phục hậu quả, bởi theo tòa, số tiền này 3 ngân hàng trên thu hồi khoản nợ trên số tiền bảo lãnh của VNCB là phù hợp.
Ngược lại, HĐXX tuyên thu hồi hàng ngàn tỉ đồng để trả lại cho CB, từ nhiều nguồn mà Danh dùng khoản vay 6.126,8 tỉ đồng từ BIDV, Sacombank, TPBank để chi trả, gồm: 600 tỉ đồng từ bà Hứa Thị Phấn, hơn 194 tỉ đồng từ ông Trần Quí Thanh, hơn 2.371 tỉ đồng từ CB Bank, hơn 1.176 tỉ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỉ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân, hơn 438 tỉ đồng từ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hải Tiến, hơn 36 tỉ đồng từ Sacombank chi nhánh Sài Gòn, gần 800 tỉ đồng từ Danh…
Đối với quan hệ giữa Phạm Công Danh, BIDV, Sacombank và những người liên quan HĐXX, quyết định tách ra thành các vụ án dân sự khác và sẽ giải quyết khi các bên có yêu cầu.
Ngoài ra, HĐXX quyết định giải tỏa kê biên căn nhà số 591 An Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân trả lại cho bà Viên Tú Anh (chị vợ bị cáo Trầm Bê) do không liên quan tới vụ án này. Còn căn nhà tại số 601 Hồng Bàng, phường 6, Quận 6 do Trầm Bê làm chủ, đại diện Viện KSND TPHCM cũng đề nghị HĐXX xem xét giải tỏa kê biên cho Trầm Bê.
Theo bản án sơ thẩm, Phạm Công Danh sử dụng 29 công ty do bị cáo đứng sau vay tiền tại Sacombank, TPBank, BIDV, dùng tiền của VNCB gửi tại 3 ngân hàng này bảo lãnh cho 29 công ty của Danh, gây thiệt hại cho VNCB 6.126,8 tỉ đồng khi 29 công ty này không có khả năng trả nợ.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại gia Trầm Bê sắp hầu tòa cùng Phạm Công Danh
Đại gia ngân hàng một thời Trầm Bê sẽ hầu tòa trong phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2) do có hành vi tiếp sức cho ông Danh gây thất thoát hơn 1.800 tỷ đồng.
Thông tin từ TAND TP.HCM cho biết, vào ngày 8.1.2018, cơ quan này sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2) cùng các đồng về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong vụ án này, có 46 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử do cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong vụ án này xảy ra tại 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) và Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Đáng chú ý, cùng bị đưa ra xét xử với Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh) lần này có ông Trầm Bê - nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng ngân hàng Sacombank, ông Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank...
Đại gia Trầm Bê sắp hầu tòa.
Theo cáo trạng, từ năm 2013 - 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 công ty hoặc mượn pháp nhân lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Đồng thời, Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.600 tỉ của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng này và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó, để Danh sử dụng. Hành vi này của Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.100 tỷ đồng.
Riêng với Sacombank, Phạm Công Danh và Trầm Bê có mối quan hệ quen biết. Cả hai bị can đều biết rõ Danh không được phép vay tiền tại VNCB. Do đó, Danh đã được Trầm Bê và Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) giúp sức trong việc rút tiền của VNCB thông qua việc gửi tiền của VNCB vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.
Khi các công ty của Phạm Công Danh không trả được tiền, Sacombank đã cấn trừ các khoản tiền gửi của VNCB tại ngân hàng này. Dù Sacombank không bị thiệt hại trong việc cho vay nhưng sự giúp sức của Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp Phạm Công Danh rút tiền của VNCB gây thiệt hại cho VNCB.
Phạm Công Danh trong phiên tòa xét xử giai đoạn 1 của vụ án.
Tại ngân hàng TPBank, Phạm Công Danh và đồng phạm có hành vi dùng tiền gửi của VNCB tại TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn TPBank để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty TNHH MTV Trung Dung do ông Danh thành lập, điều hành, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.700 tỉ đồng.
Còn tại BIDV, Phạm Công Danh cũng đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do ông thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.500 tỉ đồng.
Hiện nay Phạm Công Danh hiện đang chấp hành bản án 30 năm tù liên quan thất thoát 9.000 tỉ đồng tại VNCB (giai đoạn 1).
Theo Danviet
Bắt hai đối tượng dùng dao uy hiếp rồi cướp xe của một phụ nữ Đi trên đoạn đường vắng, chị T. bất ngờ bị hai đối tượng đe dọa, ép dừng xe. Tại đây, chị bị kẻ lạ mặt khống chế, cướp túi xách cùng xe máy. Ngày 30/7, Công an huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đang tiến hành xác minh, điều tra làm rõ vụ uy hiếp người đi đường để cướp xe máy trong...