“Đại gia” thủy sản Tòng “Thiên Mã” bị tuyên phạt 18 năm tù giam
Sau hơn một tuần xét xử, ngày 18/ 9, TAND TP Cần Thơ đã tuyên án vụ đại gia Phan Bá Tòng (Tòng Thiên mã, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã) lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 120 tỉ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Cần Thơ.
Các bị cáo nghe Tòa tuyên án
Thuộc cấp của Tòng “Thiên Mã” là Trần Thị Diễm (48 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty Thiên Mã) cũng bị truy tố cùng tội danh.
Bị cáo Nguyễn Thị Mai (61 tuổi nguyên trưởng phòng tín dụng xuất khẩu – Ngân hàng VDB Cần Thơ) và Lâm Chí Công (42 tuổi, nguyên phó phòng tín dụng xuất khẩu – VDB Cần Thơ) và Huỳnh Thanh Trúc (38 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng – VDB Cần Thơ) bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX nhận định, trong quá trình vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Cần Thơ, Tòng “Thiên Mã” đã sử dụng tiền vay tại 13 khế ước nhận nợ của Hợp đồng tín dụng xuất khẩu hạn mức số 02-2009 để trả cho các khoản nợ tại các ngân hàng khác, sử dụng tiền vào mục đích cá nhân.
Sau đó, Tòng chỉ đạo kế toán trưởng là Diễm cùng một số nhân viên của Thiên Mã dùng các thủ đoạn gian dối như lập giả báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010 từ lỗ trên thực tế thành có lãi. Ngoài ra, còn lập khống các hợp đồng, chứng từ mua bán các nguyên liệu khống để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, tạo ra tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay để lập hồ sơ đề nghị vay vốn và đề nghị giải ngân tại VDB Cần Thơ…
Qua đó, Tòng đã chiếm đoạt của của VDB cần Thơ hơn 147 tỉ đồng đến nay không thanh toán. Tuy nhiên, kết quả điều tra bổ sung của VKSND Tối cao xác định hậu quả thiệt hại của VDB Cần Thơ đã tính trừ số tiền có thể được khắc phục từ giá trị một phần tài sản là công trình xây dựng trên đất và máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất của nhà máy chế biến thủy sản Thiên Mã 3 được dùng thế chấp một phần cho các hợp đồng tín dụng, hai quyền sử dụng đất thế chấp bổ sung tổng công là trên 27 tỉ đồng. Như vậy số tiền còn bị Tòng chiếm là trên 120 tỉ đồng.
Trong vụ án này, Tòng là người khởi xướng chủ mưu, phạm tội nhiều lần, trực tiếp hưởng lợi chiếm đoạt số tiền 147 tỉ đồng, nên phải chịu trách nhiệm chính. Tại tòa bị cáo vẫn chưa nhận thức được hành vi sai trái của mình, khắc phục hậu quả chỉ ở mức nhỏ nên cần có mức án nghiêm khác.
Diễm với vai trò là kế toán công ty, có đầy đủ nhận thức hành vi, biết rõ Tòng sai phạm những vẫn giúp giúp sức Tòng. Diễm đã ký các báo cáo kinh doanh khống để hoàn tất hồ sơ vay vốn. Khi được tiền vay tiền và giải ngân bị cáo đã không lập toán sử dụng vốn vay theo quy định, biết rõ Tòng sử dụng vốn sai mục đích những vẫn giúp sức. Vì thế việc truy tố bị cáo tội lừa đảo với vai trò giúp sức là không oan. Tuy nhiên cần xem xét bị cáo giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo vì xét bị cáo là người làm công ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, không có hưởng lợi.
Video đang HOT
Tòng “Thiên Mã” bên chiếc xe hầm hố biển số tứ quý 3 nổi tiếng một thời
Đối với các bị cáo Mai, Công, Trúc là những người có nhiệm vụ quyền hạn trong việc thẩm định, xét duyệt, đề xuất cho công ty Thiên Mã vay. Tuy nhiên, các bị cáo đã không kiểm tra các điều kiện tín dụng được phê duyệt, không kiểm soát nguồn tiền về của khách hàng…. Khi phát hiện Thiên Mã sử dụng vốn sai mục đích ở một số khoản vay nhưng các bị cáo vẫn tiếp tục ký tờ trình đề nghị giám đốc duyệt giải ngân dân đến để Tòng và Diễm chiếm đoạt trên 147 tỉ đồng.
HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo đã phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng xét các bị cáo đã nhận thức được hành vi phạm tội (riêng bị cáo Công chưa nhận thức được sai phạm), làm theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh Lương Quang Minh nên cũng xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo ở phần này.
Tòa quyết định tuyên phạt Phan Bá Tòng (Tòng Thiên mã, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã) 18 năm tù; Trần Thị Diễm 7 năm tù cùngvề tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuyên phạt Nguyễn Thị Mai 8 năm tù, Lâm Chí Công 10 năm tù và Huỳnh Thanh Trúc 6 năm tù cùng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về trách nhiệm dân sự, do có sự đồng phạm trong vụ án nên tòa buộc Tòng, Diễm và Công ty Thiên Mã có trách nhiệm liên đới trả cho VDB Cần Thơ số tiền mà Tòng đã chiếm đoạt.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
"Đại gia" thủy sản Tòng "Thiên Mã" tiếp tục hầu tòa
Ngày 10/9, TAND TP Cần Thơ tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm xét xử "đại gia" thủy sản Tòng Thiên Mã, sau nhiều ngày tạm hoãn để điều tra bổ sung.
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Các bị cáo trong vụ án gồm: Phan Bá Tòng (tức Tòng "Thiên Mã", 44 tuổi), Giám đốc Công ty Thiên Mã và Trần Thị Diễm (48 tuổi), nguyên Kế toán Trưởng Công ty bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Nguyễn Thị Mai (61 tuổi), nguyên Trưởng Phòng tín dụng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Cần Thơ, Lâm Chí Công (42 tuổi), nguyên Phó Phòng tín dụng xuất khẩu, VDB Cần Thơ và Huỳnh Thanh Trúc (38 tuổi), nguyên cán bộ tín dụng, VDB Cần Thơ về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, trong quá trình vay vốn xuất khẩu, với số tiền vay từ 13 khế ước nhận nợ của hợp đồng tín dụng xuất khẩu hạn mức số 02/2009, bị cáo Tòng đã sử dụng khoản tiền này để trả nợ tại các ngân hàng khác và dùng vào mục đích cá nhân.
Tòng bị cáo buộc đã chiếm đoạt hơn 147 tỷ đồng tiền vốn gốc và lãi để sử dụng vào các mục đích cá nhân bằng các thủ đoạn như lập giả báo cáo kết quả kinh doanh; tạo dựng các hợp đồng, chứng từ mua bán khống,...
Bị cáo Diễm, với vai trò là kế toán trưởng, theo sự chỉ đạo của Tòng đã tích cực giúp sức, trực tiếp lập giả báo cáo kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi, ký duyệt trên các chứng từ, bảng biểu lập khống trong các hồ sơ xin vay, hồ sơ xin giải ngân vay vốn.
Bị cáo Mai, Công, Trúc là những người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thẩm định, xét duyệt, đề xuất cho Công ty Thiên Mã vay vốn nhưng không làm đúng theo quy định về điều kiện vay vốn tín dụng xuất khẩu, quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu... dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Trong phiên tòa sáng nay, đại diện VKS đã công bố kết quả điều tra bổ sung về các nội dung theo yêu cầu làm rõ của TAND TP Cần Thơ của VKS Nhân dân tối cao.
Theo đó, về tội danh, các bị cáo Mai, Công, Trúc được xác định là Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nên không cần thiết phải trưng cầu giám định chuyên môn của Ngân hàng. Bởi, việc vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của VDB không chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và Quyết định số 162 của Thống đốc Ngân hàng mà chịu sự điều chỉnh, chỉ đạo trực tiếp thông qua một số các văn bản như Nghị định số 151 của Chính phủ về cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Thông tư số 69 hướng dẫn VDB thực hiện một số điều của Nghị định 151.
"Đại gia" thủy sản Tòng "Thiên Mã" bên chiếc hầm hố với biển tứ quý 3.
Về việc yêu cầu giám định tài chính, định giá tài sản thế chấp đối với công ty Thiên Mã là không cần thiết vì theo VKS Nhân dân tối cao, trong quá trình điều tra đã xác định rõ việc Tòng dùng thủ đoạn gian dối để vay, sử dụng tiền vay,.. từ đó đã đủ cơ sở xác định thiệt hại của Ngân hàng VDB Cần Thơ. Đồng thời, từ Quyết định trưng cầu định giá tài sản của Cơ quan điều tra và kết luận định giá tài sản của hội đồng định giá cho thấy, tất cả tài sản thế chấp đều đã được định giá theo thời điểm thế chấp và thời điểm vụ án được khởi tố, điều tra. Hiện không còn tài sản nào được dùng để thế chấp mà chưa được giám định.
Về số tiền bị cáo Tòng chiếm đoạt, qua quá trình xác minh làm rõ, VKS Nhân dân tối cao cho rằng, bị cáo Tòng chiếm đoạt số tiền của Ngân hàng VDB là hơn 120 tỷ đồng do đã được trừ vào các tài sản Công ty đã thế chấp.
Sau phần công bố cáo trạng cũng như kết quả điều tra bổ sung của VKS Nhân dân tối cao, bị cáo Tòng trình bày không đồng ý với cáo trạng đã quy kết. Bị cáo cho rằng số tiền 140 tỷ vay từ Ngân hàng được bị cáo dùng vào đúng với mục đích khi vay. Bị cáo thừa nhận mình đã lập khống báo cáo tài chính nhưng các hóa đơn chứng từ là có thật.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Như Dân trí đã thông tin, Tòng "Thiên Mã" nổi tiếng ở xứ Tây Đô khi xài tiền theo kiểu ngắt khúc tiền cọc. Mỗi lần đi tiếp khách Tòng "Thiên Mã" đều có nhiều "chân dài" miền Tây phục vụ ca hát. Thậm chí, để đón tiếp một doanh nghiệp, Tòng "Thiên Mã" còn chịu chơi khi cho xe ô tô điều hơn chục ca sĩ đến phục vụ hát hò.
Để chứng tỏ mình giàu có và chịu chơi, Tòng "Thiên Mã" từng muốn chính quyền địa phương cho phép qua Mỹ học làm phi công và mua máy bay.
Đến khoảng năm 2009, 2010, tình hình cạnh tranh thương trường bắt đầu khốc liệt khiến các doanh nghiệp cạnh tranh thu mua nguyên liệu, hạ giá vô tội vạ khiến ngành chế biến, nuôi trồng rơi vào cảnh lao đao. Một số doanh nghiệp làm ăn gian dối khiến chất lượng cá tra bị giảm sút, không đạt chuẩn của nước nhập khẩu càng làm cho việc xuất khẩu mặt hàng này thêm khó khăn. Kèm theo đó, lãi suất ngân hàng tăng vọt khiến cho ngựa ô "Thiên Mã" vừa mới chớm xuất phát đã "chồn chân".
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Xét xử "Đại gia thủy sản" Tòng Thiên mã Ngày 30/3, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét sử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Phan Bá Tòng (44 tuổi, Tòng Thiên Mã, giám đốc Công ty Thiên Mã, KCN Trà Nóc II) và Trần Thị Diễm (48 tuổi, kế toán trưởng) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. "Đại gia thủy sản" Tòng...