‘Đại gia’ thủy sản bị ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán
Từ ngày 7.11, cổ phiếu AGF của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang ( Agifish) bị tạm ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu công ty thủy sản Agifish bị tạm ngừng giao dịch
TNO
Lý do bị tạm ngừng giao dịch là công ty này tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ tháng 3 năm nay. Bên cạnh đó, cổ phiếu AGF vẫn thuộc diện cảnh báo do năm tài chính 2017-2018 (kết thúc vào ngày 30.9) công ty bị lỗ hơn 187,3 tỉ đồng. Điều này đưa tổng mức lỗ lũy kế đến cuối kỳ lên 282 tỉ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Agifish báo lỗ.
Trước đó trên Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm tài chính 2017-2018, đơn vị kiểm toán đã đưa ý kiến ngoại trừ về việc công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi với số tiền gần 97 tỉ đồng và việc liên quan đến khoản lỗ lũy kế tại thời điểm 31.3.2018 gần 258 tỉ đồng… Từ đó, công ty kiểm toán bày tỏ ý kiến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của AGF.
Video đang HOT
Giải trình về điều này, Agifish cho rằng qua quá trình đàm phán với khách hàng thì khoản nợ trên có khả năng thu hồi, đồng thời cho rằng công ty đang thực hiện giảm bớt các vùng nuôi có hoạt động nuôi trồng không hiệu quả để giảm gánh nặng nguồn vốn lưu động và sẽ khắc phục được khoản lỗ lũy kế hiện tại…
Cổ đông lớn nhất của Agifish hiện nay là Công ty cổ phần Hùng Vương với tỷ lệ sở hữu 80%. Ông chủ của Công ty cổ phần Hùng Vương là ông Dương Ngọc Minh từng được xem là “vua cá tra” của Việt Nam và hiện cũng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Agifish.
Agifish trước đây được biết đến là công ty có sản lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất sang thị trường châu Âu và Mỹ. Có thời điểm như năm 2007, cổ phiếu AGF luôn “hot” và tăng lên hơn 150.000 đồng/cổ phiếu. Mức thua lỗ của Agifish đã kéo từ liên tục từ năm 2015 đến nay. Khi bắt đầu thâu tóm đơn vị này, Công ty Hùng Vương tỏ rõ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như tối đa hóa hiệu quả đầu tư của hai doanh nghiệp. Thế nhưng tình hình kinh doanh lại ngày càng đi xuống và hiện nay, giá cổ phiếu AGF chỉ còn 5.330 đồng/cổ phiếu.
Theo thanhnien.vn
Thủy sản, dệt may, da giày sẽ hưởng lợi lớn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
CTCK Yuanta cho biết, ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 - 4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%).
Vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu để chấp thuận ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến vào cuối năm 2018 và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn đầu năm 2019.
Theo đánh giá của CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), EVFTA là một FTA thế hệ mới và khác với các FTA truyền thống mà Việt Nam đã từng ký kết, FTA với EU có quy mô cũng như độ phủ lớn hơn so với các FTA truyền thống. Cụ thể, bên cạnh những khía cạnh truyền thống như thương mại và đầu tư, EVFTA còn đề cập tới các khía cạnh khác như phát triển bền vững, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm của Chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ,...
EVFTA sẽ loại bỏ hầu hết các dòng thuế giữa EU và Việt Nam. Khi Hiệp định có hiệu lực, thuế quan đối với 65% giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU sẽ được loại bỏ và phần còn lại sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm. Trong khi đó, 71% giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (84% các dòng thuế) vào EU sẽ được miễn thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, và tăng lên 99% trong 7 năm tiếp theo. Hiệp định sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU. Theo số ước tính của Bộ Công thương, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 10 - 15% và xuất khẩu sang EU sẽ tăng từ 30 - 40% trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU đạt 31,2 tỉ USD, tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 và nhập khẩu gần 10 tỉ USD từ thị trường này. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 21,2 tỉ USD vào thị trường EU.
Điện thoại, máy tính và các linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào EU 8 tháng đầu năm 2019, tiếp đến là các mặt hàng như giày dép, hàng dệt may, thủy sản, nông sản và gỗ, sản phẩm từ gỗ.
Theo đánh giá của Yuanta, thủy sản và dệt may, da giày được cho là những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 - 4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%). Số liệu VASEP cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đạt khoảng 6,4 tỉ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỉ USD và có thể cán mốc 1,6 tỉ USD trong năm nay.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam thông qua. Dự kiến sẽ thông qua vào thời điểm đầu năm 2019.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Vĩnh Hoàn báo lãi đột biến hơn 600 tỷ đồng trong quý 3, xấp xỉ lợi nhuận kế hoạch cả năm 2018 Lũy kế 9 tháng, Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.036 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước (409 tỷ đồng). Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 11.165 đồng. Năm 2018, Vĩnh Hoàn đặt kế hoạch lãi sau thuế 620 tỷ đồng và với kết quả thực hiện, công ty đã hoàn thành vượt 67%...