Đại gia Thái Lan ‘thay máu’ lãnh đạo doanh nghiệp Việt
Tập đoàn Thái Lan SCG bắt đầu cử người tiếp quản điều hành SOVI, hướng đến hoàn tất thương vụ mua lại công ty sản xuất bao bì của Việt Nam.
Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa (SOVI) vừa thông báo danh sách 8 thành viên HĐQT, 3 thành viên Ban kiểm soát, ứng viên tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật để bầu tại đại hội cổ đông bất thường vào ngày 9/12 tới.
Tất cả thành viên được đề cử đều liên quan đến SCG, tập đoàn Thái Lan đang chuẩn bị hoàn tất thương vụ thâu tóm SOVI.
Danh sách 8 thành viên HĐQT mới của SOVI dự kiến bao gồm 5 người Thái Lan, 2 người Nhật và 1 người Việt. Đây đều là những nhân sự điều hành các công ty thành viên hoặc đối tác của tập đoàn SCG. Người được chỉ định để bầu làm CEO SOVI là ông Ekarach Sinnarong, hiện là Tổng giám đốc Công ty Công Nghiệp Tân Á, một doanh nghiệp thuộc SCG tại Việt Nam.
Trước đó, 6/7 thành viên HĐQT cùng 3 thành viên Bản kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023 của SOVI đã gửi đơn từ nhiệm.
Trao đổi với Zing, đ ại diện SCG từ chối cung cấp thông tin chi tiết về tiến độ thương vụ thâu tóm này. Tập đoàn Thái Lan chỉ chia sẻ giao dịch mua lại phần lớn cổ phần SOVI dự kiến hoàn tất trong tháng 12.
Hiện tại, SOVI vẫn chưa thông báo về thay đổi cơ cấu cổ đông. Đến cuối năm 2019, nhà đầu tư nước ngoài chỉ sở hữu 5,6% cổ phần doanh nghiệp bao bì này. Dù vậy, một số quỹ đầu tư thuộc SSI và Bảo Việt đã liên tục chuyển nhượng tổng cộng 26% cổ phần tại doanh nghiệp sản xuất bao bì này từ đầu năm.
Video đang HOT
Nhà máy của SOVI ở Khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai. Ảnh: SVI.
Đầu năm nay, SCG tuyên bố ý định thâu tóm SOVI. Giá trị thương vụ ước tính khoảng gần 450 tỷ đồng, theo Nikkei . Hồi tháng 7, công ty hoàn tất thủ tục nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa lên 100%. Đây là điều kiện để mở đường thực hiện thương vụ sáp nhập SOVI vào SCG.
Trước đó một tháng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương cho biết nhận được hồ sơ thông báo về việc Công ty Thai Containers Group Company (TCG) có trụ sở chính tại Thái Lan sẽ chỉ định công ty con nhận chuyển nhượng 94,1% vốn điều lệ của SOVI. TCG chính là công ty thành viên của SCG.
SOVI là doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì thành lập năm 1968. Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 128 tỷ đồng. Năm 2019, SOVI đạt doanh thu 1.700 tỷ và lợi nhuận 141 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp đến cuối tháng 9 là 1.056 tỷ. Vốn hóa doanh nghiệp hiện hơn 1.000 tỷ đồng.
Còn tập đoàn SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992. Hiện SCG có hơn 20 công ty con tại Việt Nam hoạt động trên 3 lĩnh vực gồm hóa dầu, bao bì và xi măng – vật liệu xây dựng. SCG trước đó đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại các doanh nghiệp Việt như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh, Prime Group.
Dự án lớn nhất hiện tại của SCG tại Việt Nam là Tổ hợp Hóa dầu miền Nam tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD. Tập đoàn Thái Lan sở hữu 100% vốn siêu dự án này.
Bao bì Biên Hoà (SVI): Người Thái chính thức nắm cán bộ máy lãnh đạo
Tại Việt Nam, SCG không xa lạ với cả chục thương vụ M&A lớn nhỏ được thực hiện trong gần chục năm qua như mua lại công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long Sơn...
Theo Quyết nghị mới nhất của HĐQT Bao bì Biên Hoà (SVI), HĐQT cùng ban giám đốc cũ đã đồng loạt từ nhiệm. Gồm, ông Trịnh Thanh Cần từ nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Trần Trang Bình từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Ngọc Diệp từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT cùng ông Nguyễn Đức Minh, Vũ Đức Tiến, Hoàng Hiếu Trí.
Ban Kiểm soát cũng thông qua đơn từ nhiệm của bà Đỗ Thị Ngọc Hạnh, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc và bà Nguyễn Phương Thảo.
Thay thế, người từ nhóm đầu tư mới sẽ đảm nhận lại bộ máy điều hành, gồm:
Trong đó, ông Ekarach Sinnarong sẽ làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật nhiệm kỳ 2020-2023.
Về SVI, vào đầu tháng 4/2020, Siam Cement (SCG) - Tập đoàn đa ngành Thái Lan - tuyên bố sẽ mua lại Công ty trong bối cảnh mua sắm online tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á giữa đại dịch COVID-19.
Thông báo từ SCG cho hay: Việc hạn chế ra ngoài, tiếp xúc khiến người dân tăng cường mua sắm online. Số liệu cũng cho thấy hành vi tiêu dùng của người dân đang thay đổi khá nhanh, đơn hàng trực tuyến theo thống kê tại hầu hết các công ty đều tăng đột biến bằng lần chỉ sau 1-2 tuần. Tận dụng cơ hội đó, SCG sẽ mua lại công ty sản xuất bao bì đóng gói này thông qua liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản - Rengo".
Chỉ sau 2 tuần, hàng loạt cổ đông lớn SVI đồng loạt thoái vốn. Bao gồm:
Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt (BVIF) đã hoàn tất bán hết 19,4% vốn sở hữu; tương đương bán ra gần 2,5 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện nhằm ngày 6/4/2020, mục đích thanh toán cho danh mục.
Quỹ SSIAM SIF cũng bán ra 650.000 cổ phiếu SVI, tương đương 5,07% vốn và không còn là cổ đông Công ty. Giao dịch thực hiện thông qua phương thức thoả thuận vào ngày 3/4/2020. SSIAM cũng thoái sạch hơn 6% vốn từ ngày 10/4 thông qua phương thức thoả thuận, tương đương 772.000 cổ phiếu.
SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging).
Tại Việt Nam, SCG không xa lạ với cả chục thương vụ M&A lớn nhỏ được thực hiện trong gần chục năm qua như mua lại công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long Sơn...
Đẩy mạnh triển khai tổ hợp Hóa dầu Long Sơn, tổng tài sản của tập đoàn Thái Lan SCG tại Việt Nam tăng lên 3,8 tỷ USD Danh mục các công ty mà SCG nắm quyền kiểm soát tại Việt Nam gồm có Prime Group, Nhựa Bình Minh, Xi măng StarCemt, Hóa dầu Long Sơn, Giấy Kraft Vina, bao bì Tín Thành... Tập đoàn đa ngành SCG của Thái Lan cho biết doanh thu của tập đoàn này trong quý 2 đạt 3 tỷ USD, giảm 12% so với cùng...