Đại gia tàu biển Hàn Quốc phá sản để lại hơn 4.000 container tại cảng Việt Nam
Tính đến tháng 11, tổng số container của hãng tàu Hanjin Hàn Quốc đang tồn tại ở cảng TPHCM vào khoảng 4.122 container.
Tính đến đầu tháng 11, vẫn còn hơn 4.000 container nằm tại cảng và chưa được giải phóng.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, trong đó, 50 container có hàng, tương đương với 91 teus và 4.072 container rỗng, tương đương 6.804 teus, theo Cục Hàng hải Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết, Cục Hàng Hải Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các Cảng vụ, Hiệp hội chủ hàng, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội chủ tàu và hiệp hội ngành hàng… phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành theo dõi sát tình hình tàu biển và container của Hanjin vào cảng. Qua đó lập kế hoạch, bố trí phương tiện hợp lý để giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận và giải phóng hàng nhanh chóng thuận tiện.
Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 11, vẫn còn hơn 4.000 container nằm tại cảng và chưa được giải phóng. Bên cạnh đó, Hanjin còn nợ phí hoa tiêu của một doanh nghiệp Việt Nam số tiền gần 118.000 USD.
Video đang HOT
Hồi tháng 9 vừa qua, hãng tàu biển lớn nhất Hàn Quốc Hanjin tuyên bố phá sản đã gây ra nhiều xáo trộn trong thương mại toàn cầu. Động thái này diễn ra sau khi các ngân hàng quyết định chấm dứt hỗ trợ tài chính cho Hanjin và các cảng biển từ Trung Quốc tới Tây Ban Nha, Mỹ và Canada từ chối cho tàu của Hanjin vào cảng.
Hanjin là hãng vận tải tàu container lớn thứ 7 thế giới. Đây có thể là vụ phá sản lớn nhất từ trước đến nay trong ngành vận tải biển thế giới, vượt qua vụ phá sản của hãng United States Lines vào năm 1986. Sự việc lại diễn ra vào chính thời điểm sôi động nhất hàng năm của hoạt động vận tải biển toàn cầu nhằm vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các kỳ nghỉ cuối năm khiến nhiều khách hàng của Hanjin phải tìm được đối tác thay thế.
Trong thông cáo phát đi ngay sau sự kiện trên, Bộ Công Thương cho biết, ngày 31/8/2016, Văn phòng đại diện của Hãng tàu biển Hanjin Shipping Global (Hàn Quốc) tại Việt Nam đã có thông báo về việc dừng không nhận booking hàng hóa mới kể từ ngày 31/8/2016.
Theo Bộ Công Thương, việc đệ đơn phá sản của Hãng tàu biển Hanjin Shipping Global (Hàn Quốc) đã, đang và sẽ có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, một số doanh nghiệp Việt Nam đã phản ánh gặp khó khăn không nhỏ. Với thị phần chiếm khoảng 5%, việc Hanjin phá sản cũng khiến tất cả các ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị tác động.
“Các ngành hàng có khối lượng xuất nhập khẩu nhiều như dệt may, da giày, đồ gỗ hay hàng thủy sản đều bị ảnh hưởng. Trước mắt, mức cước phí của một số tuyến đường biển sẽ tăng do thiếu tàu, những đơn hàng đã đặt Hanjin sẽ phải chuyển sang hãng khác dù giá có thể cao hơn”, vị này cho biết.
Sau khi thông tin hãng vận tải biển Hanjin của Hàn Quốc bị phá sản, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ các cảng này cho biết họ phải gánh chịu tổn thất nghiêm trọng, trong đó đặc biệt là việc chi phí phải trả cho hàng lưu kho tại các cảng quốc tế quá lớn, con số ước tính khi đại gia tàu biển Hàn Quốc đến nay đã nợ doanh nghiệp Việt có thời điểm lên tới lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Phương Dung
Theo Dantri
Giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài
Các Cảng vụ Hàng hải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, kiên quyết không cấp phép cho các tàu dưới tiêu chuẩn hoạt động.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), trong năm 2015 đã có 829 lượt tàu biển Việt Nam bị kiểm tra tại các cảng của khu vực Tokyo-MOU (Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm tra tàu tại các cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương).
Cũng trong năm này, 20 lượt tàu của Việt Nam đã bị lưu giữ, trong đó 14/20 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Trung Quốc, 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Singapore, 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Philippines... Ngoài ra còn có 9 tàu bị lưu giữ bởi Indian Ocean-MOU và 1 tàu bị lưu giữ tại khu vực Biển Đen (Black Sea - Mou).
Tại các tàu bị lưu giữ, các cơ quan kiểm tra đã phát hiện 140 khiếm khuyết, trong đó có tới 46 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu liên quan đến trang thiết bị, còn lại là các khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ tài liệu tàu cũng như khiếm khuyến liên quan đến vận hành của thuyền viên.
Nhiều khiếm khuyết đã dẫn đến việc tàu biển bị lưu giữ ở nước ngoài. (Ảnh minh họa: Kt)
Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2015, Cục Hàng hải Việt Nam và các Cảng vụ Hàng hải đã cố gắng thực hiện một cách tốt nhất công tác kiểm tra tàu biển theo đúng quy định, hướng dẫn của pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Tokyo-MOU; cập nhật các quy định mới về kiểm tra tàu, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài.
Trong năm 2016, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, kiên quyết không cấp phép cho các tàu dưới tiêu chuẩn hoạt động; kiểm tra tàu theo đúng thời hạn quy định, xây dựng hình ảnh thân thiện, chuyên nghiệp khi kiểm tra tàu biển./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Nam thanh niên đốt 17 quả pháo cối, tàng trữ 2kg pháo nổ Là một thuyền viên của tàu biển lớn, Hòa đã mua số lượng pháo hơn 2kg từ nước ngoài về sử dụng. Trong khi đang đốt 17 quả pháo cối, Hòa đã bị bắt quả tang. Qua đấu tranh, đối tượng còn giao nộp thêm gần 2kg pháo các loại cho cơ quan công an. Ngày 21/12, tin từ Cơ quan CSĐT, Công...