Đại gia sưa giống “khóc” vì giá rớt thê thảm
Có thời, khách hàng ở cả Bắc – Trung – Nam đặt hàng cả tháng mới được cái gật đầu.
Chuyện của “thời hoàng kim”
Trong một lần về xã Tam Quan, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) công tác, tình cờ tôi phát hiện thấy một số biệt thự có trồng những luống cây sưa giống. Được biết, người dân trong xã đã tổ chức ươm trồng sưa từ đầu những năm 2000. Thời điểm ấy sưa giống đã từng là “cứu cánh” thoát nghèo cho nhiều hộ dân. Khách ở các tỉnh miền núi, vùng trung du, cả miền Nam về đặt cây sưa giống phải xếp hàng, chờ vài tháng mới nhận được cái gật đầu đồng ý của chủ vườn.
Bác Nguyễn Quang Tiến, một người dân trong xã đi cùng tôi, chép miệng: “Thời hoàng kim của sưa giống, của người dân Tam Quan đã qua rồi. Ngày ấy, nhiều người kiếm được bạc tỷ từ bán sưa giống, còn số hộ lãi được vài trăm triệu là chuyện thường. Theo ước tính của ông Tiến, sưa giống đã “tặng” cho dân Tam Quan hàng chục biệt thự, vài chục nhà cao tầng kiên cố và rất nhiều xe hơi, xe máy đắt tiền…
Vườn ươm sưa giống bây giờ chỉ thưa thớt như thế này.
Theo sự chỉ dẫn của một cựu cán bộ huyện Tam Đảo, tôi tìm vào nhà anh Lương Văn Bắc. Anh được dân làng ghi nhận là người đầu tiên tiếp xúc với cây gỗ sưa và cũng là người đầu tiên biết khai thác giá trị kinh tế của sưa giống. Anh Bắc đã thành lập một công ty, chuyên về cây sưa các loại.
“Ô tô, nhà lầu tôi có được là từ cây sưa giống. Từ năm 2008 trở lại đây, sưa giống bắt đầu xuống dốc. Cơn lốc đua nhau trồng sưa đã lỗi thời. Bây giờ, người ta nghĩ đến hiện tại chứ mấy ai nghĩ đến chuyện xa xôi của vài chục, hàng trăm năm sau. Điều đó đã làm người ươm sưa giống thất thảm hại”, anh Bắc chia sẻ.
Rớt giá thảm hại
Anh Bắc cho biết: “Tôi biết cây sưa rất tình cờ trong một lần lên rừng Tam Đảo kiếm củi vào năm 1995. Dù là người hay đi rừng, tôi vẫn không phát hiện ra đó là cây sưa, có giá trị kinh tế lớn. Sau một thời gian ngắn, có một nhóm người là dân lái gỗ chuyên nghiệp nhờ tôi đưa vào rừng Tam Đảo. Họ nói, vào rừng để tìm cây thuốc nam. Đến nơi, họ chẳng để ý tới cây thuốc mà cứ nhìn, tìm kiếm xung quanh. Thế rồi, họ dừng lại trước một cây gỗ thẳng, bán kính vừa phải và nói với nhau đó là sưa đỏ, tuổi khoảng 50 năm… Tôi lờ mờ hiểu ra mục đích của họ. Về nhà, tôi tìm hiểu về gỗ sưa đỏ và biết được, đó là cây gỗ quý đang rất có giá trị trên thị trường”.
Video đang HOT
Sau đó, anh vào rừng, nhặt hạt sưa mang về nhà gieo trồng. Những cây sưa giống trong vườn nhà hiện được hơn 15 năm. Lúc giống sưa đang được giá, nó mới hơn 10 tuổi nhưng đã cho gia đình anh nhiều “hạt vàng”. Khi biết giá trị của cây gỗ sưa, anh Bắc đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng ước mơ làm giàu từ cây gỗ này. Đến năm 2005, anh Bắc thực hiện ươm giống sưa đại trà.
“Khi cơn sốt gỗ sưa lên cao, khách hàng của tôi dọc từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có. Khách từ các tỉnh Trung Nam Bộ, miền núi Bắc Bộ… đặt hàng nhiều đến mức không có mà bán, không kịp ươm” – anh Bắc nớ lại “thời hoàng kim” của mình.
Tôi hỏi: “Còn bây giờ thì sao?”. Anh Bắc trầm ngâm hồi lâu rồi nói: “Trước đây,1 kg quả sưa là 12 triệu đồng, 1 kg hạt sưa là 30 triệu đồng. Cây giống cũng có nhiều loại. Cây cao từ 30 – 40cm bán với giá 10.000 đồng /cây; trung bình là 6.000 – 8.000 đồng/cây. Nhưng bây giờ, giá chỉ bằng 1/3 ngày xưa mà vẫn không có đơn đặt hàng nào lớn. Phần lớn hiện tại gia đình tôi và những gia đình ươm sưa “lâu đời” ở xã chỉ bán lẻ.
Cho đến nay, chưa có một kết luận cụ thể nào về công dụng của gỗ sưa và các sản phẩm từ cây sưa. Cơ quan chức năng hiện chỉ xử lý việc buôn bán, vận chuyển và chặt phá gỗ sưa, vì nó ở nhóm gỗ 1A. Khác với những loại gỗ quý khác cũng thuộc nhóm 1A, gỗ sưa và các sản phẩm của cây sưa được giới buôn gỗ “đồn thổi” rằng nó được xuất sang Trung Quốc, được chế biến thành một vị thuốc. Thế nhưng thuốc chữa bệnh gì thì cũng chẳng ai biết.
Theo NDT
Siêu di động liên tục rớt giá tại Việt Nam
Cuộc chiến cạnh tranh về máy di động tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. Trong tuần qua, thị trường di động ghi nhận sự sụt giá của hàng loạt dòng máy cao cấp.
Nhiều mẫu di động xách tay đồng loạt mất giá mạnh trong tháng 4.
Dân buôn khóc vì điện thoại mất giá
Hai tuần đầu tháng 4, thị trường siêu di động hàng xách tay ghi nhận sự sụt giá mạnh của một loạt dòng máy mặc dù chỉ vừa xuất hiện trên thị trường.
Trường hợp đầu tiên có thể kể đến siêu phẩm Sony Xperia S, vốn là chiếc điện thoại được đánh giá cao tại Mobile World Congress 2012, cũng như là đại diện đầu tiên của Sony sau khi chia tách với Ericsson.
Anh Thành Văn, chủ cửa hàng di động hàng xách tay tại phố Bà Triệu cho biết: "Tháng trước tôi ôm chục cái Sony Xperia S với giá hơn 12 triệu, định bán ra chênh trên dưới 1 triệu. Vậy mà chưa kịp tiêu thụ thì đã nhanh chóng rớt giá và hiện tại còn tồn 5 máy phải bán giá 11
Bất chấp suy thoái, thời gian gần đây Việt Nam trở thành điểm đến nóng bỏng của những chiếc siêu di động tới từ các hãng điện thoại danh tiếng. Một trong những điểm nổi bật của thị trường mới nổi này chính là việc hàng vừa bán ra trên thế giới chưa đầy 1 ngày là thị trường trong nước đã có hàng, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có trước cả lễ ra mắt tại nước ngoài.
Chính vì lẽ đó, thời điểm đầu năm, nhiều giới dân buôn trước đây vốn đánh hàng đa mang thì nay cũng tập trung vào các phân khúc tầm cao cấp nhằm đánh vào thị phần ngách với sức chi tiêu "bạo tay" của một bộ phận người tiêu dùng Việt.
Nằm trong top điện thoại sang, LG Prada 3.0 cũng thuộc phân khúc giá khá cao khi mới gia nhập thị trường. Có lúc giá chiếc điện thoại thời trang này lên tới 14 triệu/máy phiên bản xách tay từ Anh quốc.
Tuy nhiên, cũng chỉ sau vài tuần ế chỏng chơ, người mua thì ít, người hỏi thì hiếm, giá LG Prada 3.0 hàng xách tay đã sụt mạnh, mất tới gần 4 triệu/máy và cán mức giá dưới 10 triệu chỉ trong chưa đầy một tháng.
Một chủ hàng ôm "quả đắng" này cho biết: "Cứ nghĩ Prada là thương hiệu mạnh thì sẽ kéo khách mua điện thoại của LG, nhất lại là smartphone lõi kép Android, tích hợp NFC. Thế nhưng cái dớp điện thoại LG vẫn còn lớn quá nên hầu như chẳng mấy ai quan tâm tới thương hiệu này, kể cả khi nó gắn với mác thời trang danh giá".
Chung cảnh với LG Prada 3.0 là chiếc điện thoại Nokia Lumia 800 đình đám. Thời điểm tháng 11/2011, có lúc hàng xách tay của dòng máy này đẩy giá lên tận 13 triệu/máy bất chấp những tín hiệu ảm đạm của thị phần di động Windows Phone.
Vậy nên, chỉ sau 3 tháng, giá máy đã quay về mức hơn 10 triệu và nhiều chủ hàng không thể cắt lỗ bằng cách giảm giá sâu hơn. Anh Huy Thịnh, quản lý của một cửa hàng bán ĐTDĐ ở phố Lê Duẩn cho biết: "Vì thấy mẫu máy này đẹp giống Nokia N9 nên cửa hàng nhập thử vì biết đâu người dùng muốn "đổi món". Tuy nhiên sức cầu của thị trường đang đà suy thoái vốn đã yếu thì nay vẫn còn khắt khe với dòng Windows Phone. Kết quả là cửa hàng tồn gần chục máy từ trước Tết đến nay và giá 10,2 triệu là đã lỗ mỗi máy gần 1 triệu".
Bi đát hơn, bởi Nokia Việt Nam sau thời gian chùng chình việc nhập Lumia chính hãng về thì đầu tháng 4 vừa qua đã quyết định ra mắt các dòng sản phẩm Windows Phone tại Việt Nam với mức giá bằng giá hàng xách tay. Động thái này thêm một lần nữa khiến các chủ hàng hốt hoảng và phải hạ giá mỗi máy thêm gần 1 triệu bất kể đang bán lỗ nếu như không muốn ôm hàng "chết chìm" như lời một chủ cửa hàng nhận định.
Theo anh Lê Dương, một đại lý chuyên doanh di động xách tay lâu năm cho biết: "Hiện nay giữa thời thế như thế này việc đánh hàng về chỉ là hớt váng với số lượng ít chứ không mấy ai dám ôm hàng nữa. Tính ra găm chục máy là mất đứt 100 triệu nằm chơi dài rồi lỗ trong khi cùng mức đầu tư đó xé nhỏ ra, đánh các dòng tầm trung có khi dễ tiêu thụ, sinh lời tốt và quan trọng nhất là quay vòng vốn nhanh hơn".
Dân buôn chùn tay với việc "lướt sóng" cùng các siêu di động hàng xách tay.
Long đong chờ "bắt đáy"
"Cứ cái đà này thì hàng di động xách tay vừa chớm lên ngôi rồi cũng mau xụi thôi", Trương Ánh, chủ cửa hàng di động than thở. Số là từ đầu năm tới giờ, hầu hết các model hàng xách tay của Apple, Motorola, Sony, HTC lần lượt mất giá bất kể thời điểm Quý I là khoảng thời gian vàng của giới kinh doanh di động.
Bên cạnh việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu với đồ xa xỉ thì việc giai đoạn 2011-2012 đang là khoảng thời gian bước đệm công nghệ - khoảng thời gian mà tính đột phá trong cấu hình, tính năng không được nhấn mạnh ở trên các sản phẩm mới là một lý do nhãn tiền để kích cầu.
Chị Lưu Hương, khách hàng chuyên chơi siêu di động cho biết: "Mình không mấy khi quan tâm đến cấu hình máy mà chỉ chú trọng tính thời thượng và các chức năng độc đáo. Để ý từ năm 2010 đến giờ chưa có dòng máy nào thực sự thuyết phục, toàn bình mới rượu cũ nên khó có thể làm tôi xuống tiền mua máy".
Theo giải thích của anh Vũ Trung, một chuyên gia công nghệ thì: "Sở dĩ các hãng lớn chưa thể đưa ra sản phẩm với mẫu mã mới là vì dây chuyền, nhân lực và cả nguyên vật liệu vừa xây dựng để vận hành cho sản phẩm xong, giờ khấu hao chưa hết nên đương nhiên các model di động kế tiếp hao hao nhau. Việc đầu tư một dây chuyền lắp ráp mới sẽ ngốn kinh phí khổng lồ, đó là còn chưa kể tới việc tuyển dụng thêm lao động mới, đào tạo lao động cũ để nắm bắt phương thức lắp ráp sản phẩm mới nữa".
Đây cũng là lý giải tại sao iPhone 4 và 4S hay Samsung, HTC cái nào cũng na ná nhau từ cấu hình cho đến hình thức. Tuy nhiên, thời điểm đen tối nhất thì cũng là lúc cận kề ánh sáng. Với việc đã khấu hao xong dây chuyền, công nghệ, năm 2012 dự kiến sẽ là lúc nhiều sản phẩm khác lạ ra đời để kích cầu tiêu dùng.
Anh Huy Thạch, chủ cửa hàng iPhone, phố Bà Triệu cho biết: "Chắc phải bán túc tắc cho qua hè chờ thời thôi. Phải ít nhất tháng 8, tháng 9 thị trường mới bắt đầu có tín hiệu khởi sắc và các mặt hàng di động mới mới về ồ ạt được".
Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ buôn bán model hàng xách tay nào cho đến lúc đó thì đa số chủ cửa hàng đều chẹp miệng, và đa số đều theo hướng "ăn đong", "hớt váng" một vài mẫu điện thoại mới ra, số lượng ít được đến đâu hay đến đó thay vì ôm hàng như thời gian vừa qua.
Theo VietNamNet
Đến game online cũng tìm cách giảm lạm phát Nếu như ở ngoài đời sống chúng ta đang phải đối mặt với lạm phát giá cả leo thang thì thế giới ảo cũng đang khốn đốn khi mà tình trạng người người cày tiền, nhà nhà cày tiền diễn ra tại thế giới Silkroad. Việc này đã khiến cho giá Gold trong game liên tục rớt giá, gây ảnh hưởng không nhỏ...