Đại gia số 1 miền Tây: Đi cày thuê sở hữu 1.000 đất
Từ một nông dân chuyên đi cày thuê với 3ha đất phèn, nông dân Út Huy – ( Võ Quan Huy, ngụ xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, Long An) đã có trong tay số đất rộng gấp 300 lần diện tích ban đầu.
Diện tích đất ông sở hữu giờ đây trải dài suốt từ Long An, Tiền Giang xuống đến Sóc Trăng, rồi cả ở Đông Nam Bộ như Bình Dương, Tây Ninh với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha
Nông dân có nhiều biệt danh
Ông Út Huy là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu bò từ Úc về bán cho các lò mổ trong vùng. Ông bảo “Trước đây, mỗi ngày tôi bán khoảng 500 con, bây giờ thì chỉ còn 200″. Hỏi mỗi năm thu lãi bao nhiêu, ông cười, nói “năm ngoái, tôi nộp thuế nhập khẩu cho tỉnh Long An gần 300 tỷ đồng”.
Ông kể cha mất năm 1957 trong chiến khu vì bệnh, mẹ ông thủ tiết thờ chồng nuôi con. “Năm 14 tuổi, tôi một buổi đi học, thời gian còn lại ôm vô lăng chiếc máy cày hiệu Massey Ferguson đời 69 đi cày thuê kiếm tiền phụ mẹ”. Đầu những năm 1990, khi Đông Âu sụp đổ, các nông trường quốc doanh hợp tác trồng cao su bị bỏ hoang. Ông nhận 70ha đất ở Bời Lời (Tây Ninh), khai hoang phục hoá trồng mía. Đất vùng này thiếu nước, vụ đầu tiên hệ thống tưới không đảm bảo nên ông lại thua lỗ, phải 3 năm sau mới trả hết nợ.
Khi cả 2 vùng Tân Uyên và Bời Lời cây mía ổn định, mỗi năm sinh lợi trên 500 triệu đồng (thời điểm trước 1995), ông được mọi người gọi là “Huy mía”. Dành dụm được số vốn tương đối lớn, ông về “rốn phèn” Đồng Tháp Mười (Long An) khai hoang 240ha đất trồng mía. Không may, trồng cây nào chết cây đó, vốn liếng trôi sạch bởi phèn quá nặng, không cây gì sống nổi.
Video đang HOT
Chỗ nào cũng đất của Út Huy
Dự đoán cây mía sẽ chết (hiện giờ đúng là chết thật), ông Út Huy quyết định bỏ cây mía và tái thiết cây trồng trên đất phèn. Và trước khi “tái thiết”, ông khăn gói tới Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam làm “học trò”. Sau thời gian thọ giáo các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu như GS Võ Tòng Xuân, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu…, ông Út Huy quyết định đưa dưa hấu và ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn.
Chân dung ông Võ Quan Huy.
Và kết quả thành công ngoài mong đợi, với năng suất bình quân 25 – 30 tấn/ha, mỗi năm ông Út Huy cung cấp cho thị trường… vài trăm tấn ớt (ông không trồng rặt ớt trên 240ha vì thu hoạch ớt tốn rất nhiều nhân công). Đến 2007, ông quyết định chuyển sang cây khác. “Tôi tập trung vào bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long. Hiện nay toàn bộ diện tích đã bắt đầu cho trái, kết quả rất khả quan…”.
Trước đó, song song với trồng ớt và dưa hấu, khoảng năm 2000, ông Út Huy đưa mấy chiếc xe múc xuống xã Liêu Tú (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đào ao thuê. Vừa làm công vừa học nghề, đến năm 2001, ông đầu tư nuôi 17 ao tôm, nhưng lại thất bại ê chề. “Năm đầu tiên tôi đi đứt mấy tỷ bạc. Hiểu ra là không thể nóng vội với con tôm, tôi dẹp mấy ao tôm qua một bên rồi lang thang khắp đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tầm sư học đạo. Cũng may là thời điểm này 240ha ớt ở Long An, 70ha cao su ở Bình Dương và 80ha sắn ở Tây Ninh… đều thu lãi nên tôi không phải lăn tăn chuyện vốn liếng”, ông nói.
Sau hơn 1 năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, ông quay lại Sóc Trăng và đầu tư lớn để nuôi tôm trên diện tích 100ha. Lần này thì ông đã thành công. Sau đó ông sang Bạc Liêu gom tiếp 60ha để mở rộng diện tích. Tới nay, diện tích nuôi tôm của ông ở 2 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng là 160 ha.
Đến nay, trong khi nhiều “đại gia” nhập bò Úc về Việt Nam, nhiều người khác đốn cây cà phê thì ông Út Huy lại “đùng một cái” mua ngay 300ha đất ở Lâm Đồng. Ông nói: “Cái nào người ta ồ ạt làm thì tôi sẽ bỏ, còn cái họ bỏ thì tôi sẽ làm” – Ông Võ Quan Huy.
Theo_VietNamNet
Giải bài toán điện cho thanh long
Ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, hệ thống lưới điện đóng vai trò rất quan trọng.
Thanh long được tỉnh Bình Thuận xác định là loại cây trồng lợi thế, xóa đói giảm nghèo. Với hiệu quả mang lại, những năm qua, diện tích thanh long của tỉnh không ngừng được mở rộng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, ngành điện đã tích cực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện phục vụ sản xuất loại cây trồng lợi thế này.
Ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, hệ thống lưới điện đóng vai trò rất quan trọng. Có điện chong đèn, thanh long cho ra quả nghịch vụ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng như hàng ngàn hộ dân khác trong huyện Hàm Thuận Nam, gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Phú Phong, xã Hàm Mỹ đã khá lên nhờ canh tác thanh long chong đèn.
Với 1.100 trụ trên diện tích hơn 1 héc-ta, trừ hết các chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng, có năm lên đến 300 triệu nhờ bán được giá. Ông Trung khẳng định: "Trồng thanh long mà không có điện không thể phát triển được đâu. Tại vì cái hàng mùa, giá nó bấp bênh, mà sản lượng lại không có. Ví dụ trên 1.000 trụ nó ra một đợt vậy có 1-2 tấn thôi, nên buộc phải chạy điện nghịch vụ. Nếu không có điện thì nông dân không khá lên được."
Từ khi cây thanh long trở thành cây trồng lợi thế, giúp hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, diện tích thanh long trong tỉnh Bình Thuận tăng lên chóng mặt. Lúc đầu theo quy hoạch đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 15.000 héc-ta thanh long. Thế nhưng diện tích vào năm 2011 đã là 18.600 héc-ta, vượt xa kế hoạch. Không dừng lại ở đó, diện tích thanh long mỗi năm lại tiếp tục tăng thêm. Nắm bắt được tình hình đó, ngành điện đã chủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phát triển cây trồng lợi thế của địa phương.
Những công trình đáng kể đến là: lưới điện 220KV với trên 82 km đường dây và 250MVA dung lượng trạm; lưới điện 110KV với hơn 66km đường dây và 586MVA dung lượng trạm; Lưới điện phân phối với gần 782km đường dây trung thế, 307km đường dây hạ thế và 74MVA dung lượng trạm biến áp phân phối... Nhờ đó, sản lượng điện phục vụ sản xuất thanh long đến năm đạt 568 triệu kWh, tăng 2,36 lần so với năm 2010. Ông Nguyễn Thành Ngôn, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận cho biết: "Ngành điện trong năm 2010 - 2015 đã triển khai đầu tư xây dựng với một khối lượng đầu tư rất lớn, khoảng 1.355 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn, đầu tư cho các hệ thống truyền tải để đáp ứng nhu cầu dùng điện cho chong đèn thanh long ngày càng phát triển."
Trong số những công trình đã được đầu tư trên địa bàn Bình Thuận, Trạm biến áp 110KV Ma Lâm vừa đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các vùng thiếu điện canh tác thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc. Anh Bùi Công Tín ở xã Thuận Minh vừa được câu bình hạ thế 75 kVA để chong đèn gần 2.000 trụ thanh long của gia đình chia sẻ: "Những năm trước đây hạ bình rất khó khăn. Từ khi có trạm 110KV Ma Lâm đóng điện vận hành thì đủ điện cung cấp cho bà con chúng tôi. Nên hiện tại bây giờ mình đăng ký hạ bình phục vụ chong đèn thanh long thì cũng tương đối nhanh."
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam cũng cho biết: "Hiện nay toàn huyện có 9.000 héc-ta thanh long với khoảng 18.000 hộ nông dân tham gia sản xuất. Ngoài yếu tố đầu tư, chăm sóc và nước tưới, thì điện thắp sáng thanh long cho ra trái vụ là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, góp phần quan trọng vào kinh tế xã hội của huyện nhà."
Tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 24.000 héc-ta thanh long. Diện tích tăng vượt xa quy hoạch kéo theo nhu cầu điện cho phụ tải thanh long tăng thêm. Do vậy, tới đây, ngành điện sẽ tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hệ thống để theo kịp tốc độ phát triển của loại cây trồng lợi thế này. Ngoài ra, Điện lực Bình Thuận cũng đang tăng cường vận động người dân chuyển đổi 100% bóng đèn sợi đốt qua bóng đèn compact tiết kiệm điện nhằm đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ phát triển thanh long trong những năm tiếp theo./.
Việt Quốc
Theo_VOV
Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng thêm 8 ha Diện tích Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ tăng thêm khoảng 8 ha, sử dụng 2 đường cất hạ cánh hiện hữu với 82 vị trí đỗ. Chiều 9/10, tại TP HCM, Cục Hàng không Việt Nam công bố qui hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến...