Đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu triệu đô ra Hoàng Sa
- Một đại gia Sài Gòn đã đầu mua sắm 2 chiếc trực thăng, 100 tàu biển giá hàng ngàn tỷ đồng thẳng tiến ra biển đảo Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản…
Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn) đã có những chia sẻ thú vị về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có khi đầu tư mua trực thăng, tàu biển trị giá hàng ngàn tỷ đồng để bám biển khai thác thủy, hải sản bảo vệ chủ quyển vùng biển Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải chia sẻ về kế hoạch mua trực thăng, tàu triệu đô thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy, hải sản
Theo ông Lâm suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng.
Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển. Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.
Đến thời điểm này, Công ty Đức Khải đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới để vào đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Cũng theo ông Lâm, trong tổng số tàu trên, có 95 tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở 5 ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa). 5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền.
Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.
Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác Châu Âu sớm đưa về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.
“Tôi rất mừng là kế hoạch kinh doanh của chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ. Bên cạnh đó, các đối tác nước ngoài như Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản được phía công ty chúng tôi khai thác.
Video đang HOT
Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động”, ông Lâm chia sẻ.
Một số hình ảnh tàu triệu đô từ nước ngoài sắp về Việt Nam của đại gia Sài Gòn:
Hình ảnh phác họa tàu triệu đô sắp cập biển Việt Nam của đại gia Sài Gòn
45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới
95 con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những trang thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa)
5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền
Một con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực đang neo đậu chờ ngày cập bến vùng biển Việt Nam
Sỹ Hưng
Theo_VTC
Sắm 100 tàu bám biển cùng ngư dân
Đại hội cổ đông Công ty CP Đức Khải đã thông qua nghị quyết đầu tư 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển. Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Ngọc Lâm (ảnh), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, xung quanh chương trình này.
Dự kiến trong tháng 8, những chiếc tàu này sẽ về đến VN - Ảnh: Đ.S
Cụ thể kế hoạch này như thế nào thưa ông?
Ông Phạm Ngọc Lâm
Trong 100 chiếc tàu nói trên có 95 chiếc chuyên dụng bám biển để đánh bắt, khai thác thủy - hải sản tại 5 ngư trường lớn gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. 5 chiếc chuyên dụng công tác hậu cần, cứu hộ, cứu nạn, có nhiệm vụ chuyên chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho các tàu đánh bắt và nhận sản phẩm đánh bắt được về đất liền. Ngoài ra, chúng tôi đầu tư 2 ụ nổi, với sức chứa 5.000 tấn, đặt tại ngư trường đánh bắt để tiếp nhận thủy hải sản sau đánh bắt, sau đó phân loại để sơ chế, bảo quản. Đối với những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, khi đủ số lượng sẽ đưa lên tàu vận chuyển trực tiếp đi nước ngoài. 2 trạm hậu cần còn là nơi chăm sóc sức khỏe, tiếp tế hoặc bảo trì sửa chữa nhỏ cho các tàu đánh bắt. Riêng 2 chiếc trực thăng sử dụng để cứu nạn, cứu hộ hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 11 sẽ hoàn tất việc mua sắm tàu, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng..., tháng 12 sẽ đưa vào vận hành thử và đầu năm 2015 sẽ chính thức hoạt động.
Làm thế nào để triển khai nhanh được như vậy?
Chúng tôi chọn hình thức mua lại các tàu cũ từ các nước phát triển và có kỹ thuật cao về đóng tàu và đánh bắt như Nhật, Hàn Quốc, Úc và Mỹ; 2 chiếc trực thăng sẽ mua từ các nước châu Âu. Đến thời điểm này, chúng tôi đã liên hệ và xác nhận được với các đối tác khoảng 45 chiếc tàu các loại. Nếu không có gì trở ngại thì 45 chiếc tàu này sẽ về đến VN trước 30.8.
Quyền lợi của ngư dân sẽ được tính toán như thế nào trong chương trình này ?
Công ty sẽ tuyển dụng ngư dân làm thuyền viên, sau đó tổ chức các đợt đào tạo về đánh bắt, sơ chế... Tất cả thuyền viên trên tàu sẽ được hưởng lương theo nguyên tắc phân chia tỷ lệ thu nhập ngư dân 65%, công ty 34% và 1% sẽ đóng góp cho quỹ kiểm ngư để hỗ trợ. Kể cả những mùa tàu không đi đánh bắt được, họ cũng sẽ được nhận trợ cấp đảm bảo mức thu nhập không dưới 5 triệu đồng/người/tháng. Khi ngư dân có thu nhập cao hơn 10 triệu đồng/người/tháng, công ty sẽ có chính sách khuyến khích họ trích số tiền vượt trên 10 triệu đồng ưu tiên mua lại cổ phần của công ty. Như vậy, chỉ sau khoảng 3 - 5 năm, ngư dân sẽ dần thay thế công ty, trở thành những chủ tàu.
Việc nhập 100 chiếc tàu đánh bắt cá công suất lớn này có gặp trở ngại gì không, thưa ông?
Hiện nay, quy định hiện hành chỉ cho phép nhập khẩu tàu với vật liệu bằng vỏ sắt đã qua sử dụng không quá 8 năm. Đây là một trở ngại lớn vì theo nghiên cứu thực tiễn của một số nước phát triển về công nghệ đóng tàu và đánh bắt thủy hải sản thì tàu vỏ sắt vận tải xuyên đại dương sử dụng từ 25-30 năm; tàu chuyên dụng để đánh bắt, khai thác thủy hải sản công suất 500 - 1.500 mã lực sản xuất bằng vật liệu composite, sợi thủy tinh và hợp kim nhôm thời gian sử dụng kéo dài từ 40 - 50 năm. Để thực hiện đề án này một cách hiệu quả, nhanh chóng, chúng tôi đã trình Chính phủ xin một số cơ chế hỗ trợ, ưu đãi để thực hiện thí điểm. Ngoài ra, để thực hiện việc đầu tư này một cách hiệu quả, chúng tôi rất cần sự đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, các ngư dân cho chương trình này.
Theo TNO
Lão nông chơi sang: Biệt thự triệu đô chỉ để... phơi rơm Có lẽ chẳng mấy ai sang chảnh sánh bằng nông dân nhiều vùng ven Hà Nội. Ngày mùa đến, họ trưng dụng các biệt thự triệu đô để phơi rơm, sấy thóc. "Cơn lốc" đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh, khu vực Mễ Trì chỉ còn diện tích nhỏ trồng lúa. Ngày mùa, tận dụng những khu đô thị hoang người...