Đại gia rứt ruột bán rẻ siêu cây trả nợ trước Tết
Từng được rao bán với giá 4,5 tỷ đồng nhưng một gốc cây cảnh hiện nay chỉ còn 950 triệu, song với ông chủ của siêu cây này cho rằng đây vẫn là một phi vụ làm ăn hời.
Cắn răng bán lỗ
Với anh Huy (Ba Vì, Hà Nội), năm nay có lẽ là một năm gặp may, anh khoe vừa mua được một cây với giá 950 triệu đồng của một đại gia cây cảnh đất Thanh Hóa mà trước đây 2 năm chính siêu cây này anh bán cho đại gia này với giá 4,5 tỷ đồng.
Anh Huy nhớ lại thời điểm bán ra siêu cây này: “Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, cần rất nhiều tiền xây dựng mở rộng khu vườn, thời điểm bán ra cảm thấy rất tiếc, bởi trước đây cây này đã là một bảo vật đem lại may mắn, nhiều người hỏi mua nhưng mình không bán, mình cho rằng bán đi là bán đi sự may mắn.
Nó đã từng làm lên tên tuổi của mình trong giới chơi cây, chỉ cần khách đến thăm quan và ngăm thôi cũng bán đươc rất nhiều cây khác với giá hời”.
Nhiều cây cảnh tiền tỷ bị mất giá
Anh Huy tiết lộ lý do mua lại siêu cây của đại gia sứ Thanh, vì hơn một năm trở lại đây, vị đại gia này lâm vào cảnh nợ nần, cùng vì ham gom cây giá rẻ nên vay nóng nhiều nới. Tuy cũng mua đi bán lại một thời gian có lãi, nhưng năm nay chủ nợ đòi gắt, nên từ đầu nắm đến nay bán thống, bán tháo nhiều cây có giá trị, đặc biệt, càng gần về cuối năm, giá cây bán ra càng rẻ.
Với siêu cây cảnh mà vị đại gia này mua của anh cách đây 2 năm, ban đầu rao bán với giá 1,5 tỷ đồng, nhưng do bị ép nợ nên đã phải bán lại cho anh với giá 950 triệu đồng.
Dân buôn được món hời
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của dân chơi cây cảnh, cứ đến cuối năm lượng giao dịch trở nên nhộn nhịp hơn, bởi cũng là thời điểm một số dân chơi cần lượng tiền nhất định để lỏ chi trả cuối năm.
Mỗi khi vào dịp cuối năm cây cảnh trở nên rẻ hơn nhiều so với dịp khác trong năm, bời, thường thì, cuối năm các tay đầu cơ lướt sóng cần rất nhiều tiền để trả những món nợ họ vay từ đầu năm để đầu cơ. Do không kịp bán ra, lượng tiền vay phải trả cho các chủ nợ, nên bán gấp bằng mọi giá, thậm chí chấp nhận bán lỗ vài trăm triệu.
Anh Hà (chủ vườn cây cảnh ở Hòa Lạc – Hà Nội) cho biết, cứ vào dịp cuối năm – thời điểm anh đi khắp các tỉnh miền Bắc săn cây cảnh. Anh quá hiểu trong giới cây cảnh, đây là thời điểm các đại gia cây cảnh phải thanh khoản hàng loạt các mối nợ vay trước đó để gom cây. Chính vì thế, các đại gia phải bán bằng mọi giá, đó là thời điểm những người trường vốn như anh tha hồ ép giá, thậm chí săn được cả hàng thuộc đẳng cấp siêu cây.
Dân gom cây mua được giá hời (Ảnh minh họa)
Anh Hà nhớ lại năm ngoái, cũng vào dịp cuối năm, anh mua được một cây với giá chỉ 500 triệu đồng, nếu tính giá bình thường không phải vào cuối năm, cây này chắc chắn có giá lên đến 700 triệu, thời điêm thịnh nhất đạt mức giá 1,9 tỷ đồng.
Theo giới buôn cây, không ít đại gia cảm thấy quá ngán ngẩm với nghề, có ý định thanh lý toàn bộ khu vườn, chấp nhận thua lỗ hàng tỷ đồng để “rửa tay gác kiếm”. Do đó, cứ đến những dịp cuối năm, các tay săn cây cảnh ở khắp nới tìm về thăm quan, tha hồ làm giá. Biết được tâm lý người bán, các tay săn càng được cớ trả giá bèo, người bán thì muốn bán hết để trả nợ.
Ông Văn, một đại gia cây cảnh có tiếng một thời ở Hưng Yên, sau 20 năm tạo lên cơ ngơi hàng chục tỷ, làm cho nhiều người trong nghề phải ganh tị. Trước tết dương lịch không lâu, ông quyết định bán toàn bộ khu vườn, biết vậy, nhiều dân chơi ùn ùn kéo đến xem xét sự tình. Bắt được tâm lý vào dịp cuối năm, thường ép giá nay cũng lâm vào cảnh phải bán phá giá nhiều cây có giá trị cao, để có tiền, phần thì trả nợ, phần để dành một lượng vốn nhất định làm thừa kế cho cậu con trai duy nhất trong nhà lấy vốn đầu tư sang lĩnh vực cây bóng mát, cây công trình.
“Kinh doanh thua lỗ nhiều năm, tâm trạng cảm thấy ngán ngẩm, có lẽ tôi không còn cơ duyên với nghề này nữa”, ông Văn tâm sự.
Theo_VietNamNet
Vỡ mộng làm giàu, bán xe trả nợ vì Uber, GrabTaxi
Vay tiền tỉ sắm 3-4 đầu xe để chạy dịch vụ từ GrabTaxi tới Uber, anh H ở Hà Đông (Hà Nội) cùng không ít chủ xe khác đang "méo mặt" vì phải rao bán xe hoặc "bỏ của chạy lấy người" khi cả hai dịch vụ xe giá rẻ này liên tục đổi chính sách hỗ trợ.
Bỏ cuộc giữa đường vì "vỡ mộng"
Dù có ít nhiều khác biệt về cơ chế hoạt động nhưng Uber, Grab Taxi hay Easy Taxi cùng vào Việt Nam từ năm 2014 và trong giai đoạn đầu đều tung ưu đãi khủng để "câu" cả lái xe lẫn khách hàng.
Với hàng loạt chương trình giá rẻ cho khách hàng (giá cước có thời điểm chỉ bằng non nửa giá cước taxi truyền thống), hỗ trợ cho lái xe, các dịch vụ này tăng trưởng chóng mặt trong năm 2015 thu hút hàng triệu lượt khách đi cùng hàng chục nghìn đầu xe gia nhập.
Một đại diện hãng xe lớn tại Việt Nam còn nhận định nhờ Uber và Grab Taxi, thị trường ôtô Việt Nam tăng trưởng đáng kể về doanh số, lượng xe mua mới để chạy hai dịch vụ này ước đạt khoảng 10% thị phần năm 2015.
Không ít người bỏ việc, vay tiền mua 3-4 đầu xe, thuê lái xe để chạy hai dịch vụ này với niềm tin xe vẫn của mình, chạy tự do mà kiếm được nhiều tiền.
Trên thực tế, trong vài tháng đầu tiên, với chính sách hỗ trợ lên tới 900.000 đồng/ngày cho các lái xe chạy đủ 20 cuốc/ngày, Grab Taxi đã mang tới thu nhập khủng cho không ít chủ xe. Chia sẻ với báo Lao Động, anh H cho biết bạn thân của anh là một trong những người đầu tiên chạy dịch vụ cho Grab Taxi và thời gian đầu anh này kiếm được từ 40-50 triệu đồng/tháng/xe bởi "chỉ cần chạy đủ số cuốc quy định là một ngày đút túi cả triệu đồng tiền lãi, tiền khách trả thừa đủ cho xăng xe".
Thấy bạn thu nhập khủng, anh H đi vay mượn mua tới 3 chiếc Hyundai Grand i10 để chạy. Tuy nhiên, chạy xe chưa đủ 1 tháng, mức hỗ trợ của Grab Taxi nhanh chóng bị giảm, các quy định để được hưởng hỗ trợ cũng thay đổi.
Nếu ban đầu lái xe chỉ cần chạy đủ số cuốc trong ngày thì nay số lượng cuốc tăng lên kèm theo cả số kilômét bắt buộc. Bên cạnh đó, cứ online là phải chạy chứ không được chọn khách như ban đầu.
"Chạy cả ngày từ sáng tới khuya có khi vẫn không đủ mức quy định để được nhận hỗ trợ. Chạy Grab Taxi không còn ổn, tôi chuyển sang Uber nhưng cũng chỉ được một thời gian là oải. Hai lái xe tôi thuê cũng bỏ cuộc khi thu nhập giảm mạnh" anh H than thở và cho biết hiện đã bán 2 xe để trả nợ và mua thương quyền của một hãng taxi truyền thống cho chiếc xe còn lại rồi tự chạy để kiếm sống.
Giống như Grab Taxi, Uber cũng từng là "miếng bánh ngon" cho một số người khi hỗ trợ trong giờ cao điểm cũng như trong ngày. Tuy nhiên, tới nay nhiều tài xế đã đình công rồi "bỏ cuộc" khi mức hỗ trợ giảm, giá cước ở mức thấp và doanh thu bị "xén" 20%.
"Một ngày phải online đủ 10 tiếng thì mới được hỗ trợ mà hỗ trợ kiểu có cũng như không", anh Tuấn Anh, một lái xe đã chạy dịch vụ cho Uber hơn 1 năm chia sẻ về mức hỗ trợ hiện nay của Uber. Theo anh này, nếu một ngày online 10 tiếng mà lái xe không kiếm đủ 900.000 đồng thì sẽ được bù cho đủ nhưng trên thực tế nếu đã online đủ thời gian thì với lượng khách bị chỉ định, lái xe thừa sức chạy được mức đó vì "khách thì đông mà xe thì không có do người ta bỏ hết rồi" trong khi đó, mức cước khoảng 6.000 đồng/km hiện nay được cho là quá thấp và Uber lại cắt của lái xe tới 20% doanh thu. Chính sách này khiến cho nhiều lái xe bỏ cuộc vì "chạy vất vả mà không có lãi".
Anh Tuấn Anh cho biết vì đã trót vay ngân hàng mua xe nên phải cố chạy một thời gian nữa rồi tính tiếp. Anh này cũng cho hay đã từng chạy Grab Taxi nhưng do "không tăng cước mà giảm hỗ trợ" nên bỏ.
Uber, Grab Taxi sẽ "sống thế nào" tại Việt Nam?
Thu nhập giảm mạnh, nhiều chủ xe chạy Uber, Grab Taxi phải chuyển hướng bán xe hoặc đầu quân cho các hãng taxi truyền thống. Trao đổi với báo Lao Động, lãnh đạo một hãng taxi lớn ở Hà Nội cho biết thời gian qua hãng này có thêm một số lượng khá lớn xe thương quyền và không ít trong số đó từng chạy dịch vụ cho Uber và Grab Taxi.
Lượng xe giảm khiến hơn 1 tháng nay nhiều khách hàng gặp khó khi gọi xe qua dịch vụ của Uber và Grab Taxi. Với dịch vụ Grabcar, số xe online giảm mạnh khiến phần lớn khách hàng buộc phải chuyển sang sử dụng Grab Taxi với xe taxi truyền thống. Còn khi mở dịch vụ Uber, người dùng thường phải chấp nhận trả phí cao hơn mới có xe.
Khảo sát của phóng viên trong một tuần trở lại đây tại Hà Nội cho thấy, dù không phải giờ cao điểm, mức hệ số phổ biến của taxi Uber X (giá rẻ) vẫn dao động từ 1,4 đến 2,7 lần so với thông thường khiến mức cước thực tế mà người dùng phải trả dao động tăng lên mức 13.000 - 16.000 đồng/km thay vì mức 6.000 đồng/km thông thường. Vào giờ cao điểm, hệ số nhân này có thể lên tới 4,9 lần mức cơ bản đẩy giá cước tối thiểu lên 24.500 đồng, giá cước 24.500 đồng/km, cước chờ 1.470 đồng/phút và mức cước lúc này bị đẩy tới 31.410 đồng/km.
Khi được hỏi về việc phải chăng do lái xe bỏ cuộc hàng loạt nên dịch vụ taxi giá rẻ Grabcar hiện nay rất khó sử dụng, đại diện Grab Taxi thừa nhận thời gian này không dễ gọi xe nhưng cho rằng đó là do đông khách nên thiếu xe chứ không phải do lái xe "bỏ của chạy lấy người". Người này cũng cho rằng thời điểm sát tết cộng với yếu tố thời tiết khiến thị trường taxi nói chung cung không đủ cầu.
Trao đổi với báo Lao Động về đề án thí điểm cùng Bộ GTVT, đại diện Grab Taxi cho biết đối tượng tham gia đề án phải là HTX hoặc doanh nghiệp kinh doanh xe hợp đồng có đăng ký. Người này cho biết trong giai đoạn đầu Grab Taxi có "mở cửa" cho các hộ cá thể (chủ xe cá nhân không đăng ký kinh doanh) nhưng từ tháng 11.2014, đơn vị này đã "đóng cửa" với đối tượng này.
Còn trước đó, trao đổi với báo giới, ông Đặng Việt Dũng - Giám đốc đại diện Uber Việt Nam cho biết đơn vị này không thuê tài xế mà các đối tác đều hợp tác dựa trên cơ sở tự nguyện và đôi bên cùng có lợi nên đối tác tài xế có thể hoàn toàn quyền kiểm soát thời điểm và thời gian làm việc và có quyền lựa chọn làm việc trên nền tảng hoặc chấm dứt mối quan hệ đối tác bất kỳ lúc nào.
Theo_VietNamNet
Vay tiêu dùng: Coi chừng phá sản Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng, người vay mua tiêu dùng sẽ rất dễ mắc bẫy lãi suất cao, lên tới 6-6,5% mỗi tháng thay vì từ 1-2% như tư vấn ban đầu của công ty tài chính. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, tranh chấp về dịch vụ tín dụng tiêu dùng là một trong những nội dung...