Đại gia Nguyễn Xuân Đông đã huy động vốn như thế nào để thanh toán cổ phần Vinaconex?
Theo nguồn tin của Dân Việt, chiều tối qua, An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông đã thanh toán toàn bộ số tiền trên 7.000 tỷ mua cổ phần Vinaconex cho SCIC. Việc huy động được một số tiền quá lớn trong thời gian ngắn (gấp 14 lần vốn điều lệ của An Quý Hưng) khiến không ít nhà đầu tư băn khoăn về dòng tiền của doanh nghiệp này.
Theo nguồn tin từ Dân Việt, cuối giờ chiều ngày 4.12, Công ty TNHH An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông, đã thanh toán toàn bộ số tiền 7.366 tỷ đồng giá trị lô cổ phần Vinaconex mà SCIC đã thoái ngày 22.11 vừa qua.
Chính thức trở thành cổ đông lớn nhất Vinaconex
An Quý Hưng là đơn vị đã đưa ra mức giá cao nhất trong phiên đấu giá cổ phần VCG và giá trị nhà nước thu về từ đợt thoái vốn này cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn với SCIC, An Quý Hưng sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Vinaconex với sở hữu gần 255 triệu cổ phần, tương đương 57,7% vốn điều lệ.
Việc An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông thanh toán đủ số tiền mua lô cổ phần của Vinaconex vào ngày cuối cùng trong hợp đồng cũng đã xóa bỏ hoàn toàn những nghi ngại của thị trường về việc An Quý Hưng bỏ cọc của nhà đầu tư này do năng lực tài chính còn hạn chế.
An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông chính thức trở thành cổ đông lớn của Vinaconex
Được biết, cách đó không lâu phía SCIC cũng từng đưa thông báo thúc An Quý Hưng nộp nốt hơn 6.800 tỷ đồng cho SCIC chậm nhất vào ngày 4.12.
Trước đó, chỉ sau 1 ngày đấu giá thành công lô cổ phiếu trị giá 7.400 tỷ đồng với tham vọng trở thành cổ đông chi phối của Vinaconex, trong khi chưa nộp tiền thanh toán mua cổ phần, công ty An Quý Hưng đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp này không được thanh lý, mua, bán tài sản tại công ty mẹ cũng như các đơn vị thành viên. Nếu phát hiện sai phạm, An Quý Hưng sẽ đề nghị cơ quan pháp luật xử lý theo quy định.
Video đang HOT
An Quý Hưng là doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Xuân Đông, người từng là thành viên HĐQT của Vimeco, công ty thành viên của Vinaconex đến tháng 4.2017. Công ty An Quý Hưng từng nắm giữ đến 30% cổ phần của Vimeco nhưng đã thoái vốn toàn bộ từ cuối năm 2016. Ông Đông hiện cũng là thành viên HĐQT của Hải Phát, một doanh nghiệp bất động sản mới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Đây là một công ty tư nhân được biết đến nhiều trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp do ông Nguyễn Xuân Đông và vợ Đỗ Thị Thanh nắm giữ. Ông Đông cũng là Tổng Giám đốc công ty.
Trước khi đấu giá cổ phần Vinaconex, An Quý Hưng đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực tài chính. Theo thông tin công bố trước đợt đấu giá, đến cuối năm 2017, công ty có vốn điều lệ 360 tỷ đồng và tổng nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng.
Băn khoăn dòng tiền huy động?
Mặc dù đã dẹp bỏ được những hoài nghi về khả năng phải đấu giá lại của SCIC trong thương vụ thoái vốn Vinaconex do năng lực tài chính của nhà đầu tư trúng thầu chưa đủ mạnh, song việc số tiền An Quý Hưng huy động cho thương vụ lần này lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Trước đó, có không ít thông tin cho rằng, để có được trên 7.000 tỷ đồng, An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông đã thực hiện thế chấp hàng loạt các lô đất thuộc dự án Geleximco, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn cho ngân hàng.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng ông Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm, huy động vốn từ đi vay trong đó vay ngân hàng cũng là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, bởi hiện tại vốn điều lệ của An Quý Hưng chỉ vỏn vẹn 500 tỷ đồng, tổng nguồn vốn vào khoảng 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận hàng năm chưa bằng 1/70 số tiền An Quy Hưng cần phải huy động để chi trả cho thương vụ mua cổ phần Vinaconex.
Ông Nguyễn Trí Hiếu
Theo ông Hiếu, không nên đi vay để mua cổ phiếu. “Nếu đi vay là nguồn hữu hạn để sử dụng cho loại tài sản mang tính vô hạn như cổ phiếu doanh nghiệp thì không khớp nhau. Vay vốn thì vừa trả gốc, vừa trả lãi, thành ra rất nặng nề. Đó là rủi ro lớn cho chính nhà đầu tư”.
Với trường hợp An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông, ông Hiếu nhận định để có được hơn 7.000 tỷ thì phải đi vay thôi chứ không nhìn thấy khả năng nào khác.
Một chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng đến nay khi thương vụ thoái vốn được coi như hoàn tất nhưng đâu đó vẫn còn quá nhiều “ẩn” số chưa được giải đáp. Thứ nhất, số lượng nhà đầu tư tham gia đấu giá khá hạn chế; Thứ hai, liệu nhà đầu tư thắng đấu giá cổ phần vừa rồi có năng lực của một cổ đông chiến lược không?; Thứ ba, vốn điều lệ của cổ đông này quá nhỏ, vậy họ huy động nguồn ở đâu để thanh toán khoản tiền lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ như vậy?
Đương nhiên mọi khúc mắc sẽ được thời gian trả lời song vị chuyên gia này nhấn mạnh, nhà đầu tư muốn biết dòng tiền kia An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông huy động như thế nào. Nhà đầu tư cần phải biết được nguồn tiền của doanh nghiệp huy động để tránh rủi ro.
Nhật Minh
Theo danviet.vn
SCIC 'giục' An Quý Hưng trả nốt 6.823 tỷ đồng tiền mua 57,71% cổ phần Vinaconex
"Đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền còn lại: 6.823.703.821.700 đồng vào tài khoản của SCIC theo đúng quy định trong Quy chế đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex để đảm bảo SCIC nhận được tiền thanh toán mua cổ phần, muộn nhất trong ngày 4/12/2018", văn bản của SCIC gửi An Quý Hưng cho biết.
SCIC 'giục' An Quý Hưng trả nốt 6.823 tỷ đồng tiền mua 57,71% cổ phần Vinaconex
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có văn bản thông báo nộp tiền mua cổ phần của Nhà đầu tư trúng giá trong phiên đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), gửi tới Công ty TNHH An Quý Hưng.
Theo văn bản trên, căn cứ Biên bản xác định kết quả đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex, SCIC thông báo kết quả đấu giá cổ phần của Công ty TNHH An Quý Hưng.
Cụ thể, số lượng cổ phần đăng ký mua của An Quý Hưng là 254,9 triệu cổ phần; số lượng cổ phần được quyền mua là 254,9 triệu cổ phần. Mức giá mua phải thanh toán là 28.900 đồng/cổ phần; tổng giá trị thanh toán là 7.366 tỷ đồng. Số tiền đã đặt cọc là 542,9 tỷ đồng; số tiền còn phải thanh toán là 6.823 tỷ đồng.
"Đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền còn lại: 6.823.703.821.700 đồng (bằng chữ: sáu nghìn, tám trăm hai mươi ba tỷ, bảy trăm linh ba triệu, tám trăm hai mươi mốt nghìn, bảy trăm đồng) vào tài khoản của SCIC theo đúng quy định trong Quy chế đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex (ban hành kèm theo Quyết định số 398/ĐTKDV-ĐT 2 ngày 22/10/2018 của Tổng giám đốc SCIC) để đảm bảo SCIC nhận được tiền thanh toán mua cổ phần muộn nhất trong ngày 4/12/2018", văn bản của SCIC gửi An Quý Hưng cho biết.
Văn bản của SCIC gửi Công ty An Quý Hưng
Cùng với việc "thúc giục" An Quý Hưng thanh toán tiền, SCIC cũng gửi văn bản thông báo đã hoàn trả tiền cọc đến 2 nhà đầu tư tham gia đấu giá là ông Nguyễn Văn Đông và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest. Theo đó, SCIC đã hoàn trả lại 542,9 tỷ đồng tiền đặt cọc cho 2 nhà đầu tư này trong ngày 26/11/2018.
Công ty TNHH An Quý Hưng thành lập năm 2001. Doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, vốn điều lệ 360 tỷ đồng do ông Nguyễn Xuân Đông và bà Đỗ Thị Thanh góp vốn. Hiện, ông Nguyễn Xuân Đông là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
An Quý Hưng bị SCIC 'nhắc nhở' về khoản tiền 6.800 tỷ đồng CIC đề nghị An Quý Hưng nộp đủ hơn 6.800 tỷ đồng theo đúng quy chế đấu giá. Như vậy tính từ hôm nay 29/11, An Quý Hưng chỉ còn 6 ngày để nộp đủ số tiền còn lại. Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà Nước (SCIC) vừa có thông báo gửi tới các nhà đầu tư tham giá đấu...