Đại gia ngoại tháo chạy khỏi ‘ông trùm’ phân phối xe
Đang có cuộc chuyển dịch quyền sở hữu cổ phiếu rất lớn tại Savico, một “ông trùm” phân phối xe hơi cho các hãng Toyota, Ford, Hyundai.
Theo đó, các cổ đông ngoại đang tận dụng thời điểm này để bán cổ phiếu Công ty Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) với giá cao. Nói một cách chính xác hơn, các nhà đầu tư ngoại lần lượt thi nhau tháo chạy khỏi Savico.
Cụ thể, vào đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm đến 47% vốn điều lệ tại Savico, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, họ đã thoát hàng gần hết với tổng room ngoại về dưới 3%.
Ai đang thâu tóm số cổ phiếu khủng do các cổ đông nước ngoài bán ra thì đến giờ chưa có thông tin, dù trong số đó có cổ đông bán trên 5% về mặt nguyên tắc phải công bố. Tuy vậy, trong một thông báo ngắn gọn về việc bán cổ phiếu Savico có thể giúp thị trường hình dung ra tình hình của Savico. Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund viết rằng:”Chúng tôi đã bán được cổ phiếu Savico ở một vị thế nhỏ trong thời kỳ biến động. Một cuộc tranh giành cổ phiếu tại đây mở ra cơ hội cho chúng tôi thoát hàng”.
Và vì có cuộc đua sở hữu cổ phiếu từ những cổ đông bí ẩn nên một tháng qua, giá cổ phiếu Savico đã tăng đến 32% giá trị bất chấp lĩnh vực xe hơi đang gặp khó khăn vì COVID-19.
Hiện nay, Savico đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực với những vị trí sẽ được thay thế trong đại hội cổ đông thường niên sắp đến. Tại báo cáo mới phát hành cho cổ đông, Savico cho biết, trong năm 2019, công ty đã bán hơn 40 ngàn xe hơi, chiếm 12,5% thị phần. Trong đó, Savico bán mạnh nhất là thương hiệu Toyota, với hơn 18 ngàn chiếc.
Quỹ ngoại đồng loạt thoái vốn khỏi đại lý ôtô lớn nhất Việt Nam
Sở hữu 1/8 thị phần phân phối ôtô trên cả nước nhưng khi kết quả kinh doanh của Savico đang đi xuống rõ rệt, các nhà đầu tư ngoại tại đây cũng liên tục thoái vốn khỏi doanh nghiệp.
Video đang HOT
Cuối năm 2019, cơ cấu cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) - nhà bán lẻ ôtô lớn nhất thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 47,79% vốn.
Tuy nhiên, tỷ lệ này đến nay đã giảm về còn hơn 4%, trong đó, hàng loạt quỹ ngoại là cổ đông lớn trước đó đã đồng loạt thoái vốn trong những tháng đầu năm.
Quỹ ngoại "tháo chạy" khỏi Savico
Savico từng ghi nhận hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn doanh nghiệp như Finansia Syrus Securities (12,08%); PYN Elite Fund (8,23%); Probus Opportunities (7,3%); Tundra Fonder (5,1%) hay Endurance Capital Vietnam I Ltd (4,57%)...
Đến nay, doanh nghiệp này chỉ còn 1 cổ đông lớn duy nhất là Tổng công ty Bến Thành, đồng thời là cổ đông chiến lược với 40,81% vốn nắm giữ.
Gần đây nhất, Endurance Capital Vietnam I Ltd cổ đông nắm giữ 4,57% vốn Savico đã thông báo về việc bán ra toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp này. Lý do bán ra là để tái cơ cấu danh mục đầu tư, và lệnh bán được thực hiện thông qua cả giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận trên sàn.
Tháng 4 trước đó, quỹ Probus Opportunities cũng đã bán phần lớn cổ phần nắm giữ tại đây để giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,3% xuống 0,5%.
Finansia Syrus Securities Public Company Limited cũng liên tiếp bán lượng lớn cổ phiếu SVC trong quý I và đầu tháng 4, đồng thời thông báo không còn là cổ đông lớn của Savico.
Savico là nhà phân phối ô tô lớn nhất thị trường trong nước với 10-12% thị phần/năm. Ảnh: SVC.
Từng là 1 trong những cổ đông nước ngoài nắm trên 5% vốn tại Savico, PYN Elite Fund là một trong những quỹ ngoại thoái vốn khỏi Savico sớm nhất, từ tháng 1.
Trong báo cáo đầu tư cùng thời điểm, quỹ ngoại này đã tiết lộ lý do thoái vốn khỏi nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam nói trên.
Theo đó, PYN Elite Fund cho biết chuỗi đại lý xe hơi này đang trong thời kỳ biến động với cuộc tranh giành quyền sở hữu công ty mở ra cơ hội thoái vốn cho quỹ. PYN Elite Fund đã đạt thỏa thuận thoái vốn khỏi đây và chịu một khoản lỗ nhỏ trên giá trị đầu tư ban đầu. Thương vụ thoái vốn nói trên mang về cho quỹ 3,6 triệu euro tiền mặt.
Với việc tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại Savico giảm từ gần 48% đầu năm xuống hơn 4% hiện tại, toàn bộ phần vốn mà các quỹ ngoại bán ra đều được nhà đầu tư trong nước mua gom. Tuy nhiên, đến nay Savico chưa có bất kỳ thông báo nào về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu dẫn tới hình thành cổ đông lớn trong công ty.
Tình hình kinh doanh đi xuống
Dù là đại lý nắm gần 1/8 thị phần phân phối ôtô trong nước nhưng hoạt động kinh doanh của Savico gần đây đang đi xuống rõ rệt.
Trong năm gần nhất (2019), tổng doanh thu của nhà phân phối ôtô này đạt 18.274 tỷ đồng, tăng 23% so với năm liền trước và là mức kỷ lục trong lịch sử doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sau thuế thu về lại giảm 22%, đạt 233 tỷ.
Trong quý I năm nay, cả doanh thu và lợi nhuận của nhà phân phối này đều giảm mạnh. Doanh thu công ty đạt 3.147 tỷ, giảm 25% và lợi nhuận ròng sau thuế đạt vỏn vẹn gần 9 tỷ, tương đương 1/9 so với cùng kỳ. Đây cũng là con số lợi nhuận quý thấp nhất trong 8 năm trở lại đây của Savico (lần gần nhất là quý I/2012).
Theo giải trình của lãnh đạo công ty, thị trường ôtô quý IV/2019 đã giảm sâu do cung vượt cầu quá lớn kéo dài đến quý I năm nay. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm ôtô bão hòa cùng với tác động của dịch Covid-19 đã khiến doanh số ôtô quý I của toàn thị trường giảm 30% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, thị trường ôtô trong nước đã phải trải qua những giai đoạn khó khăn, thách thức và cạnh tranh khốc liệt từ các nhà phân phối và sản xuất do nguồn cung từ nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước rất dồi dào. Bức tranh giảm giá trên thực tế đã diễn ra rất sâu và gần như xuyên suốt cả năm ở nhiều phân khúc và hầu hết nhãn hiệu.
Điều này cùng áp lực giải phóng hàng tồn kho cũng khiến lãi gộp bán xe giảm mạnh thời gian gần đây. Trong khi đó, các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng đều tăng do đẩy mạnh chương trình khuyến mại, hỗ trợ lệ phí trước bạ, bảo hiểm, phí marketing...
Thậm chí, kế hoạch kinh doanh năm nay của Savico còn đi xuống so với năm 2019.
Trong đó, nhà phân phối này dự kiến doanh thu sẽ đạt 14.763 tỷ đồng, giảm 19% và lợi nhuận trước thuế giảm hơn một nửa, còn 125 tỷ đồng, tương ứng là lợi nhuận sau thuế còn 108 tỷ (cũng giảm 53%)
Các chỉ tiêu trên không bao gồm việc hạch toán hiệu quả dự án 104 Phổ Quang, Hà Nội (dự kiến lợi nhuận 57 tỷ đồng).
Lãnh đạo công ty này cũng nhấn mạnh, do diễn biến khó lường của dịch Covid-19 và nền kinh tế nên HĐQT đề nghị cổ đông cho phép được chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh khi thị trường có biến động lớn.
Savico trước đại hội: Cổ phiếu tăng giá 85%, chờ cổ đông nội xuất hiện Cổ phiếu SVC đã tăng giá mạnh khi có sự biến động lớn về mặt cổ đông do khối ngoại bán ròng gần 44% vốn công ty. Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm sâu 54%, nhưng chưa tính đến lợi nhuận dự án Phổ Quang. Savico sẽ bầu nhân sự mới nhiệm kỳ 2020-2025, đề xuất nhiều thay đổi...