Đại gia ‘ngầm’ gốc Hà Nam của Thế giới Di động, sở hữu gần 1,4 nghìn tỷ là ai?
Cùng với ông Trần Lê Quân và Điêu Chính Hải Triều, ông Trần Huy Thanh Tùng cũng là nhân vật máu mặt “ngầm” của Thế giới Di động, khi sở hữu khoản tài sản lên tới gần 1,4 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã CK: MWG) – thường xuyên xuất hiện trước giới truyền thông,Thế giới Di động còn có những “con rồng” ẩn mình khác.
Một trong 3 nhân vật khá kín tiếng nhưng sở hữu khối tài sản không kém ông Nguyễn Đức Tài nằm trong “biên chế” Thế giới Di động là ông Trần Huy Thanh Tùng.
Ông Trần Huy Thanh Tùng nguyên quán Hà Nam, sinh năm 1970, hiện sống ở TP.HCM. Ông là Cử nhân Kinh tế – Đại học Kinh tế TP.HCM, hiện là Trưởng ban kiểm soát của MWG và là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (TAG) – công ty con của MWG.
Ông Trần Huy Thanh Tùng.
Ngoài ra, ông cũng là Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Trần Huy; thành viên HĐQT CTCP Thế giới Di động và CTCP Thương mại Thế giới Điện tử.
Ông Tùng đang trực tiếp sở hữu 5.594.832 cổ phiếu MWG và gián tiếp sở hữu 10.818.173 cổ phiếu MWG thông qua Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Trần Huy. Với khối lượng cổ phiếu trên, theo thị giá cổ phiếu MWG hiện giao dịch quanh mốc 84 nghìn đồng/cp, giá trị tài sản tương đương trên sàn chứng khoán của ông Tùng là 1.390 tỷ đồng.
Video đang HOT
Có rất ít thông tin về ông Trần Huy Thanh Tùng. Chỉ biết rằng cùng với ông Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân và Điêu Chính Hải Triều, nhóm 5 người này chính là những người viết nên lịch sử của Thế giới Di động.
Theo giới thiệu của MWG, là một trong 5 sáng lập viên, phụ trách mảng tài chính từ những năm 2005, ông Trần Huy Thanh Tùng đã có nhiều đóng góp to lớn cho công ty ở vai trò Kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính… Tháng 4/2013, được sự đồng thuận của Đại hội đồng Cổ đông, ông Trần Huy Thanh Tùng chính thức giữ vai trò Trưởng ban kiểm soát, sâu sát trong từng hoạt động của Ban Điều Hành và Hội đồng quản trị.
Trong một diễn biến liên quan, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động ghi nhận 21.807 tỷ đồng doanh thu thuần, thu về khoản lãi ròng 732 tỷ đồng, tăng 43,2% so với cùng kỳ 2017.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Thế giới Di động ghi nhận 44.570 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu online đạt 5.540 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.540 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 43% doanh thu thuần, 117% doanh thu online và 44% lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2017.
Với kế hoạch đặt ra năm 2018 đạt 86.390 tỷ đồng doanh thu và 2.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp đã hoàn thành 51,6% chỉ tiêu doanh thu và 59,2% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính đến hết tháng 6/2018, tổng tài sản của Thế giới Di động đạt 24.343 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Tài sản chủ yếu là ngắn hạn, chiếm 80,8%, trong đó hàng tồn kho hơn 14.275 tỷ đồng
Lâm Anh
Theo vietq.vn
Dính nghi vấn bị hacker tấn công, đại gia Nguyễn Đức Tài sụt hàng chục tỷ đồng tài sản
Diễn biến cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đang chịu tác động tiêu cực bởi vụ việc hơn 5 triệu thông tin khách hàng được cho là bị hacker đánh cắp từ doanh nghiệp này.
Tài sản cổ phiếu của ông Nguyễn Đức Tài bị tác động tiêu cực do TGDĐ nghi bị hack dữ liệu
Sau chuỗi giao dịch giằng co, sáng nay (8/11), độ rộng thị trường đã nghiêng hẳn về phía những cổ phiếu tăng giá. Cụ thể, với 170 mã tăng so với 82 mã giảm, VN-Index đã đạt được mức tăng 4,72 điểm tương ứng 0,51% lên 926,88 điểm.
Trong khi đó, trên HNX, con số này là 74 mã tăng và 37 mã giảm, chỉ số tăng 0,69 điểm tương ứng 0,67% lên 104,89 điểm.
Thanh khoản tuy được cải thiện so với những phiên trước, song vẫn còn ở mức khá thấp. Có tổng cộng 85,92 triệu cổ phiếu được giao dịch trên HSX tương đương 1.512,47 tỷ đồng; trên HNX là 17,52 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 223,23 tỷ đồng.
Thị trường đang nhận được sự ủng hộ của một số mã vốn hóa lớn như VHM, VCB, BID, VRE, VNM... Tuy nhiên, tác động của những mã này không lớn cho thấy chỉ số đã không còn lệ thuộc và sự dẫn dắt của những "ông lớn" vốn hóa này.
Cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động sáng nay bị sụt giảm 1.500 đồng tương ứng 1,3% còn 110.500 đồng/cổ phiếu sau khi phục hồi nhẹ 0,5% trong phiên hôm qua. Đây cũng là mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số với việc kéo VN-Index lùi xuống 0,15 điểm.
Tuy nhiên, mức giá này của MWG không phải là mức thấp nhất phiên, vì sáng nay có lúc mã này đã sụt về 108.200 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến MWG đang chịu tác động tiêu cực bởi vụ việc hơn 5 triệu thông tin khách hàng được cho là bị hacker đánh cắp từ Thế Giới Di Động (TGDĐ).
Trong khi đại diện TGDĐ khẳng định đây là thông tin thất thiệt và nhấn mạnh "các thông tin được lan truyền trên mạng là giả", hệ thống của TGDĐ vẫn an toàn, hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng thì mới đây, hacker trên diễn đàn raidforums.com lại tiếp tục tung ra phần tiếp theo của khối dữ liệu chứa thông tin thẻ thanh toán của người dùng.
Trước đó, TGDĐ khẳng định rằng, TGDĐ không lưu bất kỳ thông tin thẻ của khách hàng. Khi người dùng cà thẻ thì máy POS do chính ngân hàng cung cấp sẽ tiếp nhận thông tin và chuyển sang thanh toán. Và TGDĐ không có lưu trữ bất cứ thông tin thẻ mà khách hàng dùng để thanh toán.
Vị đại diện này nhấn mạnh rằng, tất cả dữ liệu của khách hàng đều được bảo mật một cách tuyệt đối và người dùng không phải đổi bất cứ mật khẩu, khóa thẻ...
Chưa rõ liệu TGDĐ có thực bị tấn công hay không, tuy nhiên, với mức sụt giảm của giá cổ phiếu, sáng nay, "ông chủ" hãng này - ông Nguyễn Đức Tài đã bị sụt mất hơn 70 tỷ đồng trong tài sản chứng khoán.
Ngoài MWG thì sáng nay, một loạt mã khác như ROS, MSN, HPG, BVH, NVL... cũng có tác động tiêu cực đến chỉ số chung, tuy nhiên mức giảm tại những mã này không quá lớn.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), thời điểm hiện tại không có nhiều thông tin hỗ trợ để tạo nên xu hướng mới trên thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư cũng đã phần nào ổn định hơn sau một giai đoạn lao dốc mạnh trước đó của các chỉ số chung.
VCBS cho rằng giai đoạn này cũng là cần thiết để ổn định lại mặt bằng giá mới trên thị trường. Do đó, công ty này nhận định diễn biến chủ đạo trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục là dao động tích lũy với thanh khoản không có nhiều đột biến và theo đó sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư theo trường phái giao dịch lướt sóng ngắn hạn "T " trong việc tìm kiếm lợi nhuận.
Theo Dân trí
Chỉ trong chục ngày, đại gia Nam Định mất hơn 1000 tỷ đồng Nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu của CTCP Thế giới di động trong thời gian gần đây. Sựu ám của thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam vẫn đang tiếp diễn, nhà đầu tư giữ chặt tiền và thanh khoản ngày càng giảm mạnh. Chỉ số VN-Index kết phiên ngày 29/10 với mức giảm 12 điểm về 888,82 điểm, đánh...