Đại gia nào đứng sau kế hoạch xây sân bay 1 tỷ USD trên đảo ở Vũng Tàu?
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa chốt địa điểm xây dựng sân bay mới có kinh phí lên đến 1 tỷ USD tại đảo Gò Găng thuộc địa phận xã Long Sơn, TP Vũng Tàu.
Đảo Gò Găng hiện vẫn còn khá hoang sơ, là một trong những địa điểm nhiều khách du lịch ưa thích. Để đẩy mạnh phát triển đô thị, hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội, mới đây Sở Xây dựng tỉnh này đã đề xuất điều chỉnh quy hoạch tăng diện tích quy hoạch toàn khu lên 1.389 ha; quy mô dân số dự kiến khoảng 65.000 người; đất xây dựng đô thị giảm xuống còn khoảng 795 ha chiếm 57,2% (122,3 m2/người); tăng tầng cao tối đa lên 60 tầng;…
Theo quy hoạch (dự kiến điều chỉnh), đảo Gò Găng có 8 phân khu chức năng gồm: Khu vực xây dựng các nhóm nhà ở; Khu vực xây dựng các công trình chức năng hỗn hợp; Khu vực xây dựng các công trình công cộng; Khu vực công viên cây xanh, không gian mặt nước cảnh quan; Khu vực xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; Khu vực công viên thể thao giải trí; Khu vực sân bay Gò Găng và các dịch vụ sân bay; Khu trung tâm nghề cá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dự án sân bay Gò Găng được quy hoạch xây dựng nhằm phục vụ kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP Vũng Tàu. Theo quy hoạch dự kiến, Cảng hàng không Vũng Tàu là cảng nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng. Quy mô sân bay đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II. Công suất cảng 100.000 hành khách và 500 tấn hàng hóa mỗi năm.
Theo đó, tổng diện tích để xây dựng sân bay Gò Găng gần 250ha. Vị trí mốc, ranh giới khu đất có phía Đông Bắc giáp đường Vũng Tàu – Gò Găng – Long Sơn; phía Tây Nam giáp Vịnh Gành Rái; phía Đông Nam giáp đường quy hoạch và phía Tây Bắc giáp sông Chà Và.
UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án Giao thông khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải liên hệ với các sở ngành liên quan tổ chức khảo sát, nghiên cứu dự án; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh quyết định.
Trước đó, hồi cuối năm 2019 liên danh CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest và CTCP Đầu tư VCI đã có văn bản gửi về tỉnh xin nghiên cứu, lập quy hoạch và đầu tư sân bay Gò Găng. Trước Văn Phú Invest và VCI, một liên danh khác là CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) và CTCP Đầu tư xây dựng thương mại Sông Hồng (Song Hong ICT) cũng từng đề xuất đầu tư xây dựng sân bay này.
Video đang HOT
Kinh phí để xây dựng sân bay mới này vào khoảng 1 tỷ USD. Có 2 phương án đầu tư được đưa ra là bán đất sân bay cũ để lấy kinh phí. Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư, nhà nước và tư nhân cùng làm) hoặc BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện sân bay tại Gò Găng sau đó được khai thác, sử dụng quỹ đất sân bay hiện hữu để hoàn vốn hoặc được quyền khai thác sân bay trong một thời gian nhất định.
Ở một diễn biến khác, liên danh Văn Phú Invest và VCI trước đó cũng đã có đề xuất với chính quyền địa phương được đầu tư 2 dự án khu đô thị lớn. Trong đó, liên quan đến khu đất tại sân bay Vũng Tàu hiện hữu có quy mô khoảng 200ha, liên danh nhà đầu tư này đề xuất phát triển một khu đô thị mới gồm: đô thị nén 35 ha; Công viên trung tâm 46 ha; Khu trung chuyển và dịch vụ thương mại hỗn hợp 24 ha; Trung tâm tài chính và công nghệ 20 ha, tổ hợp biểu tượng đô thị 25 ha.
Bên cạnh dự án khu đô thị trên, liên danh nhà đầu tư này cũng đề xuất với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư một dự án khu đô thị mới khác có quy mô 270ha, tại phường 12, TP Vũng Tàu. Dự án được phát triển là khu đô thị sinh thái khép kín với quy mô 60ha, khu đất xây dựng tổ hợp thương mại và văn phòng khoảng 20a, trung tâm thương mại quy mô lớn khoảng 15 ha, khu đô thị Marina khoảng 25 ha, trung tâm thể dục thể thao và quảng trường khoảng 15 ha, trục thương mại thấp tầng khoảng 30 ha, Khu ở mới gắn với làng xóm hiện hữu khoảng 60 ha.
Bình An
Chốt địa điểm xây sân bay 1 tỷ USD, liệu nơi này có sốt đất?
Nhiều người quan tâm liệu BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu có lên cơn sốt trong thời gian tới khi mới đây, tỉnh này đã ký văn bản số 3477/UBND-VP về chấp thuận vị trí, mốc ranh giới khu đất tại Gò Đăng, xã Long Sơn, Tp.Vũng Tàu để nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân bay mới.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã kí văn bản chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng. Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận vị trí, phạm vi ranh giới làm cơ sở để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng với phía Đông Bắc giáp đường Vũng Tàu-Gò Găng-Long Sơn, phía Tây Nam giáp vịnh Gành Rái, phía Đông Nam giáp đường quy hoạch, phía Tây Bắc giáp sông Chà Và. Tổng diện tích của khu đất để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng rộng gần 250ha. Kinh phí đầu tư dự kiến 1 tỷ USD.
Được biết, dự án sân bay Gò Găng được quy hoạch xây dựng để phục vụ kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP Vũng Tàu. Theo quy hoạch, cảng hàng không Vũng Tàu là cảng nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng.
Hai phương án đầu tư được đưa ra là bán đất sân bay cũ để lấy kinh phí. Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư, nhà nước và tư nhân cùng làm) hoặc BOT (xây dựng kinh doanh chuyển giao). Với phương án thứ hai, nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện sân bay tại Gò Găng sau đó được khai thác, sử dụng quỹ đất sân bay hiện hữu để hoàn vốn hoặc được quyền khai thác sân bay trong một thời gian nhất định.
Như vậy, thời gian tới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể sẽ đầu tư 2 sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng, khoảng cách giữa 2 sân bay chưa tới 30km. Chưa kể, tỉnh này đã có sân bay Côn Đảo, bên cạnh đó còn có sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với khoảng khách chỉ 40km.
Theo các chuyên gia, thông tin về việc chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng sẽ kéo nhiều nhà đầu tư BĐS đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp lớn mạnh tay rót vốn đầu tư các dự án nghỉ dưỡng khu vực ven biển cũng khiến giá nhà đất nơi đây có thể thiết lập mặt bằng giá mới.
Một giả thiết mà các chuyên gia đặt ra là có thể vừa khi xuất hiện các thông tin sân bay thứ 2 này có thể đã tạo nên cơn sóng ngầm giá ở khu vực này. Cũng giống như việc mà thông tin CĐT lớn về làm dự án thì ngay lập tức tạo ra cơn sốt "chóng vánh" như Bình Ba thời gian vừa rồi.
Trao đổi xung quanh câu chuyện liệu đất Bà Rịa - Vũng Tàu lại sốt khi nơi đây chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng, ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân cho rằng, nếu xét về khu vực, thì sân bay Gò Găng sẽ chỉ tác động ở "phạm vi hẹp" là khu vực quanh Gò Găng, Long Sơn. Chứ không giống như sân bay Hồ Tràm tác động đến rộng đến BĐS khu vực xung quanh.
Chẳng hạn, các NĐT từ xa có thể mua BĐS nghĩ dưỡng ở Phú Quốc là nhờ có sân bay, việc di chuyển rất nhanh. Nhưng Bà Rịa Vũng Tàu sau này có sân bay Long Thành, kết nối giữa 3 tỉnh thành: Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nên sẽ giảm tầm ảnh hưởng các sân bay nhỏ khác.
"Với một dự án sân bay nếu rõ nét vấn đề tác động đến BĐS thì phải mang tầm chiến lược kinh tế, du lịch, quy mô lớn như như Vân Đồn hay sân bay Long Thành hoặc kết nối khu vực như cầu Cát Lái thì mới tác động rõ nét đến thị trường BĐS", ông Huy nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, nếu so về khu vực thì Châu Đức, Phú Mỹ tốt hơn do được hưởng lợi nhiều yếu tố tác động lớn, do có khu công nghiệp, thu hút dân nhập cư, còn tại TP Bà Rịa thì chỉ dân địa phương, chỉ có giao dịch nội thành nên BĐS nơi đây khó nóng.
Nói về triển vọng của khu vực này, ông Huy cho hay, sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy ngành BĐS vươn lên và ngược lại. Như chúng ta đã biết, thời gian giữa năm 2019 đến lúc này thì BĐS bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thứ nhất là lòng tin của khách hàng vào sản phẩm qua sự việc một số công ty bị truy tố với hành vi lừa đảo khách hàng và yếu tố thứ 2 là dịch bệnh toàn cầu Covid- 19. Tất cả nguồn tài chính khách hàng ngưng lại và chuyển đổi thành tiền mặt. Do đó, khi đại dịch qua đi, mọi thứ đi vào quỹ đạo thì nguồn tài chính đó như một lò xo nén lâu ngày sẽ bung ra rất lớn.
Xét khách quan, BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn và sinh lời để nhà đầu tư nhắm đến. Trong nguy luôn có cơ và cơ hội sẽ đến cho những nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp vượt qua lúc khó khăn này. Thị trường sẽ thanh lọc các doanh nghiệp không đủ tâm, tầm. Khách hàng sẽ thanh lọc những sản phẩm không an toàn pháp lý.
Những doanh nghiệp, sản phẩm tốt sẽ vươn lên dẫn đầu thị trường. Tương tự các loại hình BĐS khác cũng dần phục hồi, người dân sau thời gian tạm ở nhà thì sẽ đi du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn kéo theo BĐS nghĩ dưỡng phục hồi, tương tự những phân khúc cho thuê cũng nhộn nhịp lại.
"Với góc nhìn NĐT, tôi cũng như nhiều người khác sẽ có chung tâm lý bắt đáy BĐS. Mua lúc thị trường xuống và bán lúc thì lên đó là 1 trong những nguyên tắc nằm lòng mang đến lợi nhuận. Chúng ta cũng biết BĐS chỉ rơi vào khủng hoảng khi lượng cung vượt cầu.
Thời điểm này thì khác, do yếu tố khách quan nên việc tìm hiểu sản phẩm vẫn diễn ra. Tuy nhiên, một chú ý nhỏ là không tham dự các chương trình tập trung đông người, tìm hiểu qua online nhiều hơn và chọn những sản phẩm an toàn pháp lý", vị chuyên gia cũng là NĐT BĐS lâu năm này nhấn mạnh.
Hạ Vy
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% phí thẩm định dự án xây dựng Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, trong đó đề xuất giảm 50% mức phí thẩm định dự án xây dựng. Theo dự thảo Thông tư, tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng...