Đại gia nào đang đứng sau Công ty nước sạch Sông Đà?
Nhiều khu vực tại Hà Nội đang vật lộn với việc nước nhiễm bẩn từ hệ thống nước cấp của Công ty nước sạch Sông Đà ( Viwasupco) và mọi người dân đang tập trung chỉ trích tổng giám đốc công ty này đã không làm hết trách nhiệm trong sự cố này. Tuy nhiên không nhiều người biết, những vị đại gia đứng đằng sau Viwasupco.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE, vị đại gia đang nắm cổ phần lớn tại Công ty nước sạch sông Đà
Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco đã phát biểu về sự cố nước nhiễm bẩn là “Tôi chỉ là một giám đốc làm thuê”. Điều này hoàn toàn chính xác. Vì Công ty nước sạch Sông Đà đang thuộc quyền sở hữu của Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam ( Gelex) và Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) lần lượt với tỉ lệ sở hữu là 61% và 36%.
Hai vị đứng đầu Gelex và REE đều là những người nằm trong nhóm những người giàu nhất Việt Nam.
Gelex nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị điện khi nắm torng tay hàng loạt công ty tên tuổi trong lĩnh vực này mà Cadivi là một ví dụ. Người lãnh đạo Gelex là ông Nguyễn Văn Tuấn, còn được giới chứng khoán đặt biệt danh là Tuấn “mượt” với khả năng thực hiện các thương vụ đi thâu tóm nhiều công ty hàng đầu trên thị trường Việt Nam, đủ mọi lĩnh vực từ hạ tầng, logistics, bất động sản cho đến cảng sông.
Chiến lược của ông Tuấn là biến Gelex là một công ty Holding, nắm vai trò điều hành, còn chủ yếu đi thâu tóm các công ty tiềm năng để tạo ra dòng tiền lớn, sinh lời tốt, bên cạnh ngành nghề cốt lõi.
Dù có tỉ lệ sở hữu thấp hơn Gelex tại Viwasupco nhưng cái tên REE vốn rất đình đám trong mảng kinh doanh nước. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, một trong những nữ tỉ phú hàng đầu của Việt Nam được xem là linh hồn của REE.
Nổi lên từ lĩnh vực cơ điện lạnh nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Thanh, REE dần vươn xa ra nhiều mảng kinh doanh khác. Bắt đầu từ bàn đạp bất động sản, bà Thanh dần vươn đến lĩnh vực điện nước. Mục tiêu của bà rất đơn giản là đi mua cổ phần tại các nhà máy nước, từng bước chiếm vai trò chi phối, đưa người vào HĐQT để quản lý tốt hơn.
Các nhà máy nước mà REE đang có cổ phần đã đóng góp vào lợi nhuận hàng năm rất lớn trong bảng báo cáo tài chính của REE. Chiến lược cốt lõi của REE vẫn là tiếp tục đi mua cổ phần các nhà máy nước và đầu tư trực tiếp vào các nhà máy sản xuất nước sạch.
Video đang HOT
Trong ngành hạ tầng nước sạch, REE nắm giữ 42,07% cổ phần tại Công ty B.O.O Nước Thủ Đức; 40% cổ phần tại Công ty Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn; 24,85% cổ phần tại Công ty Nước sạch Khánh Hòa; 32% cổ phần tại Công ty Đầu tư nước Tân Hiệp; 44,17% cổ phần tại Công ty Cấp nước Thủ Đức; 20,02% cổ phần tại Công ty Cấp nước Nhà Bè; 20,05% tại Công ty Cấp nước Gia Định.
Người dân Hà Nội phải xin nước sạch về dùng . Ảnh: T.L
Trong một báo cáo phát hành sáng nay của Công ty chứng khoán Bản Việt, cho biết, hiện Công ty nước sạch Sông Đà đã quyết định tạm thời dừng cung cấp nước để súc xả tuyến ống nước và các bể chứa, dẫn đến việc giảm lượng nước bán.
“Chi phí từ sự việc này và tác động đến sản lượng bán của công ty hiện chưa được công bố. Hiện tại, chúng tôi dự báo Viwasupco sẽ đóng góp 18,6% (143 tỉ đồng) cho lợi nhuận sau thuế 2019 của GEX và REE là 5%. Do đó, chúng tôi dự báo lợi nhuận 2019 cho cả 2 công ty phần nào sẽ bị ảnh hưởng”, Công ty chứng khoán Bản Việt nhận định.
Phương Minh
Theo PLO.vn
Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) làm 2 đồng, thu 1 đồng lãi
Nhờ cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, Viwasupco thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm với biên lãi gộp cao trên 50%.
Ảnh minh họa.
Thu hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ bán nước
CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco - mã VCW) hiện là đơn vị cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam Hà Nội, bao gồm các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành.
Nhờ đó, công ty tạo ra hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm với biên lãi gộp cao "ngất ngưởng" trung bình trên 50% trong 3 năm trở lại đây.
Năm 2018, Viwasupco ghi nhận mức doanh thu kỷ lục với 468,6 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 218,6 tỷ đồng, cao hơn 29% so với kết quả đạt được năm trước.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, công ty đã ghi nhận 263,6 tỷ đồng doanh thu và 126,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 22,4% và 31% so với nửa đầu năm ngoái. Biên lãi gộp tiếp tục được duy trì ở mức cao với 57%.
Cổ phần chủ yếu nằm trong tay Gelex và REE
Viwasupco tiền thân là đơn vị thực hiện dự án Nhà máy nước sạch Sông Đà trực thuộc Tổng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) được thành lập vào tháng 3/2009 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng trong đó Vinaconex nắm quyền chi phối với 51% cổ phần.
Đến tháng 11/2016, Viwasupco chính thức đưa 50 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCOM với mã chứng khoán VCW. Cuối năm 2017 tức là gần một năm sau khi lên sàn, Vinaconex hoàn tất thoái vốn tại Viwasupco.
Sau khi Vinaconex thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Viwasupco liên tục có những biến động.
Cụ thể, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã mua vào hơn 17 triệu cổ phiếu qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 34,68%. Trong khi đó, sau nhiều lần mua vào cổ phiếu với số lượng lớn, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Viwasupco từ tháng 3/2018 với 47,1% cổ phần.
Cuối tháng 6/2019, Viwasupco thực hiện thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 qua đó nâng vốn điều lệ lên mức 750 tỷ đồng như hiện nay. Năng lượng Gelex vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 60,46% cổ phần trong khi REE là cổ đông lớn còn lại sở hữu 35,95% vốn.
Có thể thấy cơ cấu cổ đông của Viwasupco tương đối cô đặc với lượng cổ phiếu lưu hành tự do chỉ chiếm chưa đến 4%.
"Vận đen" đeo bám nhiều năm
Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao vụ việc nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Viwasupco cung cấp có mùi khét, nhờn nhớt.
Đại diện công ty sau đó đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguồn nước sạch sông Đà cung cấp cho khu vực phía Tây TP Hà Nội bị nhiễm dầu. Hiện công ty vẫn đang trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý, làm sạch nguồn nước đồng thời có những biện pháp tạm thời nhằm duy trì cung cấp nước sạch của người dân.
Đây không phải là lần đầu Viwasupco vướng phải những "lùm xùm" gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
Trước đó, từ năm 2012 - 2016, Viwasupco cũng "vật vã" khi đường ống dẫn nước sông Đà vỡ 21 lần, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố. Sự việc này gây nhức nhối trong dư luận trong suốt thời gian dài và khiến ban lãnh đạo của công ty bị truy tố.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
TGĐ Tốn chỉ là người làm thuê, chủ tịch 8X mới là người chi phối nước sạch Sông Đà Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện (Gelex) sở hữu nhiều thương hiệu lớn, hoạt động đa ngành, sở hữu chi phối CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà. Tuy nhiên, sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu, dư luận quan tâm đến DN này với nhiều bức xúc. Ban lãnh đạo hiện tại của Gelex. Ảnh: Gelex. Thông qua công...