Đại gia nào đang dẫn đầu cuộc đua của ngành thép?
Trong 6 tháng đầu năm 2020, dù chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19, nhưng thị trường thép vẫn có những tín hiệu đáng lạc quan đến từ sự tăng trưởng ngành xây dựng và mảng tôn mạ.
Ngành xây dựng đã tăng trưởng 4,5% trong 6 tháng đầu năm 2020, cao hơn đáng kể so với tăng trưởng GDP, chỉ 1,8%. Tiêu thụ tôn mạ nội địa tăng trưởng 6,5%, trong khi tiêu thụ thép xây dựng và ống thép nội địa giảm lần lượt 8,1% và 6,8%.
Ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch đối với ngành thép thể hiện qua các con số 6 tháng đầu năm như: toàn ngành (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) đã sản xuất được 8,1 triệu tấn thép, tiêu thụ được 7,8 triệu tấn, trong đó 1,4 triệu tấn được xuất khẩu, giảm lần lượt 6,4%, 7,0% và 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ thị phần thép xây dựng. Nguồn: Hiệp hội thép VN, VDSC tổng hợp
Video đang HOT
Đáng lưu ý, mặc dù phụ thuộc vào xuất khẩu, tiêu thụ tôn mạ chỉ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm thấp hơn đáng kể so với tiêu thụ ống thép, thép xây dựng.
Trong quý 2, tiêu thụ thép đã phục hồi đáng kể, mặc dù các hoạt động xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn. Sản lượng bán thép xây dựng nội địa tăng 13,2% so với quý trước, và tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu thụ ống thép nội địa tăng trưởng tốt trong quý 2 khi tăng 43,6% so với quý trước và 6,5% so với cùng kỳ. Ngược lại, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng, tôn mạ và ống thép tiếp tục giảm lần lượt 9,8%, 7,3% và 29,9% so với cùng kỳ.
Trong mảng thép xây dựng, Hòa Phát vẫn tiếp tục mở rộng thị phần từ 26,2% trong năm 2019 lên 30,9% trong 6 tháng đầu năm nay. Sản lượng bán hàng của tập đoàn tăng 12,4%, mặc dù sản lượng bán hàng toàn ngành giảm 8,7%.
Tại thị trường miền Nam, Hòa Phát mở rộng thị phần một cách chậm rãi nhưng liên tục. Trong tháng 6, tập đoàn đã bán được 65.000 tấn thép tại thị trường miền Nam, chiếm với 24,3% thị phần, cao hơn mức 22,6% trong 5 tháng trước đó.
Trong khi đó, thị phần của TISCO tăng từ 7,5% lên 8,4%, giúp công ty này vượt qua Vinakyoei để trở thành nhà sản xuất thép xây dựng lớn thứ hai sau Hòa Phát.
Trong mảng tôn mạ, thị phần của các công ty đầu ngành vẫn được duy trì ổn định. Thị phần của Hoa Sen Group đã tăng nhẹ từ 29,5% lên 30,3%. Đáng chú ý, thị phần của CTCP Thép TVP liên tục tăng, từ 5,5% trong năm 2018 lên 7,4% trong năm 2019 và đạt 10,6% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Trong mảng ống thép, thị phần của Hòa Phát ổn định ở mức 31,1% trong khi thị phần của Hoa Sen tăng nhẹ từ 15,3% lên 16,8%.
Hòa Phát báo lãi lớn nhất 30 năm hoạt động, doanh thu lần đầu vượt mốc 20.000 tỷ đồng
Lợi nhuận quý 2/2020 của Hòa Phát đạt 2.756 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020. Theo đó, doanh thu trong kỳ đạt 20.694 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.756 tỷ đồng, tăng hơn 34% và là quý có lợi nhuận cao nhất lịch sử gần 30 năm của Hoà Phát.
Lũy kế 6 tháng, Hòa Phát đạt 40.145 tỷ đồng doanh thu, 5.060 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 29% và 31% so với cùng kỳ năm trước.
So với kế hoạch kinh doanh năm 2020 vừa được ĐHCĐ thông qua cuối tháng 6, Hòa Phát đã hoàn thành 47% doanh thu và 56% lợi nhuận sau thuế.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng giá trị tài sản của Hòa Phát là 112.644 tỷ đồng. Hòa Phát hiện vay ngắn hạn hơn 22.000 tỷ đồng và vay dài hạn gần 21.000 tỷ đồng. Như vây, sau 6 tháng, vay nợ của Hòa Phát đã tăng gần 6.000 tỷ đồng. Báo cáo của Hòa Phát cho biết, công ty đã phải trả hơn 1.000 tỷ đồng lãi vay trong 6 tháng đầu năm, cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Tại Đại hội cổ đông năm nay, Hòa Phát đã thông qua việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất từ 50.000 tỷ đồng lên 60.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ 30.000 tỷ đồng và vốn vay 30.000 tỷ đồng.
Sau 6 tháng năm 2020, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng khu vực miền Nam tăng gần gấp 2 lần với 357.000 tấn. Xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm 6 tháng đạt gần 203.000 tấn, tăng hơn 67,3% so với cùng kỳ 2019. Đối với sản phẩm thép thô (phôi thép), tổng lượng phôi thép sản xuất 6 tháng qua đạt 2,6 triệu tấn. Ngoài phục vụ các nhà máy cán thép của Hòa Phát, lượng phôi thép cung cấp cho thị trường 6 tháng đầu năm là 831.000 tấn, trong đó riêng tháng 6/2020 đạt 165.000 tấn.
Với sản phẩm ống thép, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường 347.100 tấn ống thép các loại. Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng gần gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2019, tiếp tục giữ thị phần vượt trội với trên 31%. Với mặt hàng Tôn, sản lượng bán hàng Tôn Hòa Phát tăng 200% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo Tập đoàn đề ra mục tiêu, từ tháng 9 năm nay sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) cho thị trường, qua đó giúp các doanh nghiệp tôn mạ trong nước chủ động được nguồn cung nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu mà không lo ngại nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thép nền.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm nông nghiệp quý 2/2020 ghi nhận 2.263 tỷ đồng doanh thu và 360 lợi nhuận sau thuế, chiếm tương ứng 11% và 13% kết quả chung của cả Tập đoàn.
Bầu Thụy tham vọng, sếp Bản Việt muốn tăng sở hữu Bầu Thụy nuôi tham vọng tại khách sạn Kim Liên, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt muốn nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu...là tin tức nổi bật trong tuần. Hội đồng quản trị Công ty CP Thaiholdings vừa công bố Nghị quyết về việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Du lịch Kim Liên (chủ...