Đại gia máy bay chuyển hướng về châu Á
Những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam khiến các tập đoàn sản xuất máy bay chuyển hướng về châu Á.
Máy bay chiến đấu F-16C Fighting Falcon của không quân Singapore do Lockheed Martin chế tạo bay trình diễn tại Singapore Airshow ngày 11.2 – Ảnh: Andrew West
Đó là khẳng định của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Fabrice Brégier của Tập đoàn sản xuất máy bay châu Âu Airbus. Theo dự báo của Airbus, trong vòng 20 năm tới, châu Á – Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu thế giới về nhu cầu máy bay dân dụng, với gần 11.000 máy bay mới, trị giá 1.800 tỉ USD, được đưa vào sử dụng và chiếm 42% thị trường toàn cầu.
Trong lúc tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành hàng không dân dụng trong khu vực là 5,8%, con số đó ở các nền kinh tế đông dân đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam… là ở mức “2 chữ số”, ông Brégier nói. Nhà tổ chức Triển lãm hàng không châu Á đang diễn ra tại Singapore từ 11 -16.2 cho hay các hãng hàng không Indonesia, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam dự kiến sẽ công bố các hợp đồng mua máy bay trị giá đến 18 tỉ USD tại sự kiện này.
Hôm qua, Airbus và hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJet Air công bố hoàn tất bản hợp đồng trị giá 9,1 tỉ USD, trong đó hãng hàng không tư nhân của Việt Nam sẽ mua 63 máy bay A320 đời mới và đăng ký quyền mua thêm 30 máy bay nữa của Airbus trong tương lai. Lễ ký nhận bàn giao bản hợp đồng có sự chứng kiến của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Airbus cho hay sẽ giao chiếc máy bay đầu tiên cho VietJet Air trong năm nay và hoàn tất việc giao hàng vào năm 2018. Như vậy, sau khoảng 3 năm hoạt động với 11 chiếc A320 thuê, VietJet Air sẽ sở hữu máy bay của riêng mình cùng với một kế hoạch phát triển các đường bay đầy tham vọng. Tiến sĩ Đinh Việt Phương, Phó giám đốc phát triển kinh doanh của VietJet Air nói với Thanh Niên rằng trong năm 2014, hãng hàng không này sẽ mở các đường bay đến Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và Siem Reap (Campuchia), bên cạnh các đường bay quốc tế hiện có đến Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) và Côn Minh (Trung Quốc). Hợp đồng mua các máy bay Airbus cũng đáp ứng tuyệt vời kế hoạch liên doanh Thai – VietJet Air mà hãng hàng không này kết hợp với KanAir của Thái Lan trong thời gian tới, ông Phương cho biết.
Điểm nhấn của triển lãm lần này là chiếc A350 XWB mà Airbus đem tới Singapore để bay trình diễn trong hai ngày 11 – 12.2, sau khi hoàn tất hàng ngàn giờ bay thử. A350 XWB là loại máy bay thân to mới nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay, với chi phí vận hành được nói là giảm 25% so với các đối thủ. Airbus cho hay đã có 39 khách hàng đặt mua 814 máy bay loại 350 ghế này.
Trong khi đó, đối thủ Boeing đang ra sức tìm kiếm hợp đồng cho loại máy bay B-737 Max. Được biết đại gia máy bay đến từ Mỹ này có thể đạt được hợp đồng bán 50 chiếc B-737 Max cho một khách hàng từ Ấn Độ. Bên cạnh đó, Jet Airways, SpiceJet và Air India được cho là cũng đang nhắm đến dòng máy bay này. Ngoài ra, dòng máy bay B-787 Dreamliner của Boeing vẫn đang tiếp tục thu hút khách hàng, tương tự với dòng máy bay khổng lồ A380 của Airbus.
Tăng cường hiện diện ở châu Á
Video đang HOT
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường châu Á trong những năm qua đã thúc đẩy hàng loạt tập đoàn chế tạo máy bay, động cơ máy bay, cũng như các dịch vụ sửa chữa, đại tu máy bay và dịch vụ hàng không đổ dồn về khu vực. “Tăng cường hiện diện ở châu Á” là cụm từ được nhìn thấy trong thông cáo của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực này những ngày qua. Hôm nay, Airbus sẽ khai trương Trung tâm cung ứng phụ tùng tại khu công nghệ không gian Seletar của Singapore với số nhân viên lên đến 200 người.
Seletar nói riêng và Singapore nói chung trong mấy năm qua đã trở thành địa bàn được chọn lựa để phát triển kinh doanh, cũng như nghiên cứu, chế tạo thiết bị hàng không tại châu Á – Thái Bình Dương của nhiều tập đoàn trên thế giới. Tập đoàn Rolls-Royce của Anh đã khai trương nhà máy chế tạo động cơ máy bay trong khu Seletar cách đây 2 năm. Mới nhất, hãng Pratt & Whitney của Mỹ ngày 10.2 cũng khai trương xưởng mới chuyên đại tu máy bay và kỹ thuật hàng không tại Seletar. Trong khi đó, tập đoàn chế tạo máy bay và tàu hỏa của Canada là Bombardier vừa thiết lập trung tâm dịch vụ và văn phòng hỗ trợ khách hàng tại Singapore, bên cạnh việc hợp tác đào tạo ngành kỹ thuật hàng không với Trường cao đẳng Singapore Polytechnic… JTC Corporation, tập đoàn phát triển các khu công nghiệp của Singapore, vừa cho biết sẽ xây dựng thêm 2 tòa tháp cao 10 – 11 tầng và 7 nhà xưởng riêng biệt trong khu Seletar rộng 300 ha, để đáp ứng nhu cầu “tăng cường hiện diện ở châu Á” của các “đại gia” không gian. Hiện tại, Seletar có 45 công ty đang hoạt động.
Theo TNO
Không quân châu Á trình diễn tuyệt vời tại Singapore Airshow
Chương trình bay biểu diễn của không quân nhiều quốc gia là phần được chờ đợi nhiều nhất tại triển lãm hàng không châu Á định kỳ mỗi hai năm tại Singapore.
F-16C Fighting Falcon của đội bay Black Knights (Singapore)
Black Eagle của Hàn Quốc
Chương trình bay biểu diễn tại Singapore Airshow 2014, kéo dài từ 11 - 16.2, gồm hai phần.
Phần đầu do đội bay quen thuộc Black Knights (Những hiệp sĩ đen) của Không quân Singapore thực hiện kéo dài 35 phút.
Sáu "Hiệp sĩ đen" trình diễn với các chiến đấu cơ F-16C Fighting Falcon do hãng Lockheed Martin chế tạo đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Singapore Airshow.
Phần hai của chương trình kéo dài 70 phút được mong đợi nhiều hơn với sự tham gia trình diễn lần lượt của các đội bay tới từ Hàn Quốc và Indonesia.
Hàn Quốc gây ấn tượng mạnh với Black Eagles (Những con ó đen) gồm tám chiến đấu cơ KAI T-50B Golden Eagle do Tập đoàn Công nghiệp không gian Hàn Quốc (KAI) phối hợp với hãng Lockheed Martin sản xuất.
Ngoài các động tác xoay mình của từng máy bay, các phối hợp đội hình theo hình ngôi sao, hình đầu con ó và những cuộn khói nhiều màu của đội Black Eagles khiến khán giả thán phục.
Đội Black Eagles (Hàn Quốc)
Yak130 của Nga
Tương tự, đội Jupiter của không quân Indonesia sau nhiều năm giải thể đã gây ấn tượng mạnh khi đến Singapore trình diễn trong bối cảnh quan hệ ngoại giao hai nước căng thẳng (sau khi hải quân Indonesia đặt tên tàu chiến theo tên của lính thủy đánh bộ từng đánh bom vào các cơ sở dân sự của Singapore hồi năm 1965).
Động thái này khiến Singapore giận dữ và hủy lời mời các quan chức quốc phòng Indonesia tham quan Airshow.
Đội Jupiter biểu diễn với sáu máy bay huấn luyện KT-1B Wongbee do Hàn Quốc chế tạo, và được sơn hai màu đỏ và trắng, màu quốc kỳ Indonesia.
Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ
A350XWB của Airbus
Bên cạnh hai đội bay đông đảo của Hàn Quốc và Indonesia, nhiều quốc gia khác cũng gửi chiến đấu cơ đến trình diễn tại Singapore Airshow 2014.
Tập đoàn chế tạo phi cơ United Aircraft Corporation của Nga cũng đem đến Airshow lần này màn trình diễn solo của máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-130 do chính họ sản xuất, với mục tiêu tìm kiếm khách hàng.
Đặc biệt, khán giả háo hức chờ đợi sự ra mắt máy bay dân dụng A350XWB mới nhất và hiện đại nhất của Tập đoàn sản xuất máy bay dân dụng của châu Âu Airbus.
Phi cơ thân to với 350 ghế hành khách này đến Singapore hồi cuối tuần trước sau khi hoàn tất hàng trăm giờ bay thử ở châu Âu. Tại Singapore, A350XWB đã tập luyện suốt những ngày cuối tuần trước khi tham gia biểu diễn chính thức trong hai ngày 11 - 12.2. Airbus cho hay đã có 39 khách hàng đặt mua 814 loại máy bay giúp tiết kiệm 25% chi phí vận hành này.
Theo TNO
Mục sở thị siêu máy bay mới của Airbus A350, chiếc máy bay mới nhất của Airbus và được cho là đối thủ trực tiếp của siêu máy bay Boeing 787 Dreamliner, lần đầu tiên được công bố tại Triển lãm hàng không lớn nhất châu Á tại Singapore, khai mạc vào ngày hôm nay. A350 tại triển lãm hàng không Singapore Chiếc máy bay A350 là máy bay mới nhất của...