Đại gia ‘lôi’ hàng xóm ra tòa vì 27 cm đất mặt đường
Cho rằng người hàng xóm xây lấn 27 cm đất mặt tiền của gia đình đình, người đàn ông được coi là giàu có nhất vùng kiện ra tòa khiến nhà chức trách “đau đầu” giải quyết.
Ngày 17/10, ông Phan Công Vỹ (Bí thư huyện ủy Thăng Bình, Quảng Nam), cho biết đang chỉ đạo tòa án huyện cùng nhiều cơ quan giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai kéo dài giữa hai hộ dân tại thị trấn Hà Lam vì 27 cm đất mặt đường. “Hàng xóm kiện tụng thật khôi hài, phải giải quyết chứ không thể kéo dài thêm được nữa”, ông Vỹ nói.
Trung tuần tháng 4, ông Phan Tấn Hiệp (60 tuổi, thị trấn Hà Lam) xây nhà mới trên thửa đất được gia đình đã sử dụng 10 năm nay, có sổ đỏ. Ít ngày sau khi động thổ, ông Hiệp bị người hàng xóm Trần Đình Châu khiếu nại lên chính quyền địa phương với lý do lấn chiếm 7,9m2 (0,27 m x 29m) sang phần đất của nhà mình.
Nhà ông Hiệp (trái) phải ngừng thi công nhiều tháng nay vì hàng xóm kiện đòi lại 27 cm đất mặt đường. Ảnh. Tiến Hùng.
UBND thị trấn Hà Lam hòa giải và kết luận, hộ ông Hiệp xây dựng đúng quy định trên phần đất của mình. Việc ông Châu khiếu nại không có cơ sở. Ngoài ra, chiều dài lô đất của ông Hiệp chỉ có 27,1m, nhưng ông Châu cho rằng ông Hiệp xây lấn tới 29m là vô lý.
Cho rằng chính quyền giải quyết không thuyết phục, ông Châu tiếp tục kiện lên TAND huyện Thăng Bình yêu cầu hàng xóm trả lại đất lấn chiếm và bồi thường thiệt hại do đào móng nhà. Người đàn ông được xem là đại gia của thị trấn này cũng đề nghị tòa hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền đã cấp cho ông Hiệp.
Ngày 30/7, TAND huyện Thăng Bình ra quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời đình chỉ việc xây nhà của ông Hiệp. Cho rằng quyết này của tòa vô lý và ảnh hưởng đến tiến độ thi công, ông Hiệp nhiều lần gửi đơn khiếu nại.
“Gia đình tôi đã quá mệt mỏi khi theo đuổi vụ kiện này. Là hàng xóm với nhau lâu nay, giờ bỗng dưng lôi nhau ra tòa chỉ vì 27 cm đất”, ông Hiệp nói và cho hay giá trị của 0,27m đất mặt đường tỉnh lộ này nếu tính theo giá trị trường khoảng 40 triệu đồng.
“Khi động thổ xây dựng không hề thấy ông Châu có ý kiến gì và giữa hai lô đất còn có một bức tường làm ranh giới chạy dài từ đầu đến cuối. Gia đình tôi xây nhà vẫn còn cách bức tường này đến 30cm, không hề lấn chiếm lên đất hay móng nhà ông Châu”, ông Hiệp nói.
Video đang HOT
Vợ chồng ông Hiệp với đồng hồ sơ theo đuổi vụ kiện với hàng xóm. Ảnh. Tiến Hùng.
Trong khi đó, được hỏi về việc đánh đổi cả láng giềng chỉ để kiện giành lại số đất ít ỏi, ông Châu nói rằng: “Có nhiều hàng xóm bởi gia đình hiện có tới 7 ngôi nhà chứ không chỉ có mỗi ông Hiệp là láng giềng”. Theo người dân, ông Châu được xem là một trong những người giàu có nhất vùng, sở hữu cây xăng, tiệm mua bán xe máy….
“Nhiều tháng nay, ở cái phố huyện này đi đâu cũng nghe chuyện kiện tụng, tranh giành 27cm đất. Là hàng xóm với cả hai người tôi thật sự xấu hổ, không hiểu do lòng tham hay thù tức nhau cái gì mà làm vậy”, một người dân sống cạnh đó nói.
Bà Quách Thị Tuyết Mai, Chánh án TAND huyện Thăng Bình cho hay, tòa án cũng “đau đầu” với vụ khiếu kiện này.
Về việc đình chỉ xây dựng nhà của ông Hiệp gần 3 tháng nay, bà Mai cho biết qua xem xét các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp, tòa nhận thấy tại công văn của Phòng Tài nguyên thể hiện diện tích lô đất trước khi nâng cấp tỉnh lộ là 236,5m2. Số liệu này khác với trích lục bản đồ kèm theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam là 223m2.
“Xét thấy, số liệu đo đạc của thửa đất này từng thời điểm có sự không thống nhất, do đó việc áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp theo đơn yêu cầu của ông Châu là cần thiết”, bà Mai nói.
Ông Nguyễn Văn Hương (Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình) cho biết, năm 2007, Phòng Tài nguyên huyện kiểm tra hiện trạng thửa đất của ông Hiệp để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lúc này, diện tích đất được xác định là 236,5m2, có chênh lệch với bản đồ của tỉnh được đo năm 1998. Tuy nhiên, sau khi mở rộng tỉnh lộ thì một phần diện tích bị quy hoạch, hiện lô đất của ông Hiệp chỉ có 205 m2.
Tiến Hùng
Theo VNE
Vỉa hè trung tâm bị "xẻ thịt": Công an Hoàn Kiếm chỉ đạo xử lý
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm khẳng định sẽ chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn.
Vừa qua, báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải loạt bài về tình trạng nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây mất mỹ quan đô thị cũng như tạo nên sự bức xúc với người dân.
Một đoạn đường trên tuyến Huỳnh Thúc Kháng "sạch bóng vỉa hè".
Theo đó, một số tuyến đường như Đỗ Đức Dục, Miếu Đầm, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh,... đang bị xe ô tô, xe máy đỗ tràn lan dọc đường chiếm mất lối đi trên vỉa hè.
Theo tìm hiểu của PV, hầu hết các tuyến phố nêu trên đều là những tuyến đường cấm xe dừng đỗ, tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, vỉa hè tại các con đường này cứ "mất tích" dần.
Liên quan tới sự việc, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm khẳng định sẽ chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn.
Đại tá Hà Mạnh Hùng - Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết: "Chúng tôi đã có chỉ đạo về những tuyến đường có dấu hiệu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại địa bàn quận. Thời gian tới sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để trả lại vỉa hè, lòng đường cho người dân."
Vỉa hè phố Hàng Thùng sử dụng với mục đích kinh doanh.
Ông Hoàng Xuân Hiếu - Trưởng Công an phường Lý Thái Tổ cho hay: "Cơ quan công an phường thời gian qua đã xử lý nghiêm rất nhiều trường hợp kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Thời gian tới sẽ tiếp tục kiểm tra tại những điểm nóng về tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để ngăn chặn tình trạng này".
Về tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn Quận Đống Đa, ông Lê Thế Việt - Phó phòng QLĐT quận Đống Đa giải thích với PV báo Đời sống & Pháp luật:
"Xuất phát từ nhu cầu trông giữ xe của khách đến liên hệ làm trụ sở công an cấp chứng minh thư và giấy tờ."
"Ngày xưa khi chưa có giấy phép hoạt động bãi xe đó, người dân đến làm việc tại mấy cơ quan gần đó họ tự phát trông xe, cứ bạ đâu vứt đấy nên rất khó kiểm soát. Phải bắt quả tang họ thu tiền thì mới xử lý được. Cho nên chúng tôi phải đưa vào quản lý cũng vì nhu cầu người dân." - Ông Việt cho biết thêm.
Khi được hỏi về việc quản lý không chặt chẽ để ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự an toàn của người dân thì ông Việt cũng trả lời sẽ chỉ đạo bên thanh tra giao thông và công an trật tự siết chặt giám sát hơn. Đặc biệt là nhắc nhở Công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe Hà Nội về việc trông giữ xe.
Tờ trình 151 cũng có đề ra danh mục 54 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường. Trong đó quận Hoàn Kiếm có 11 tuyến phố (Lê Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Bông, Lương Văn Can...), quận Ba Đình có 24 tuyến (Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An, Phan Đình Phùng, Vạn Bảo...), quận Đống đa có 10 tuyến (Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Ngọc Thạch, Đê La Thành...), quận Hai Bà Trưng có 4 tuyến, Cầu Giấy 3 tuyến và Thanh Xuân 2 tuyến phố.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật đến độc giả những tuyến đường bị lấn chiếm tại thành phố Hà Nội....
Cảnh Kiên - Xuân Tùng
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tranh chấp đất đai, kẻ tàn tật hai lần đưa mình vào lao lý Hắn bước vào phòng xử án bằng những bước đi khập khiễng không chỉ bởi vòng xích mà còn bởi đôi chân tàn tật. Vợ hắn cũng đi cà nhắc dắt díu theo sau hai con gái, vừa đi vừa khóc nhìn theo chồng. Có lẽ hiếm có khi nào mà trong một buổi, bị cáo phải "hầu" liền hai phiên tòa. Cả...