Đại gia Hoa kiều Cô Gia Thọ và sự tăng trưởng của Thiên Long
Là một trong những Hoa kiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh, ông Cô Gia Thọ đã xây dựng và phát triển Tập đoàn Thiên Long ngày càng lớn manh. Chính thức niêm yết từ năm 2010, Tập đoàn Thiên Long của ông Cô Gia Thọ chưa một năm sụt giảm lợi nhuận. Năm 2019, Thiên Long tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu 3.200 tỷ đồng và lợi nhuận tăng trưởng trên 10% so với năm 2018.
Ngày 30.5 tới đây, công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long của ông Cô Gia Thọ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên(ĐHĐCĐ) năm tài chính 2018.
Lợi nhuận vượt 325 tỷ đồng, cổ tức 20%
Tài liệu ĐHĐCĐ của Thiên Long được công bố mới đây cho thấy, năm 2019 Thiên Long của ông Cô Gia Thọ đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 12,1% và lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 325 tỷ đồng, tăng 10,5% so với thực hiện năm 2018. Cổ tức năm 2019 được dự kiến ở mức 20%/mệnh giá.
Theo tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2018, với lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt hơn 294 tỷ đồng, Thiên Long đề nghị ĐHĐCĐ chấp thuận mức chia cổ tức năm 2018 là 20%/mệnh giá. Trong đó, Thiên Long sẽ chi 15% cổ tức bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu, với giá trị tương đương hơn 141 tỷ đồng.
Đồng thời Thiên Long của ông Cô Gia Thọ sẽ trích hơn 35 tỷ đồng vào quỹ đầu tư phát triển, chiếm 12% lợi nhuận sau thuế và hơn 29 tỷ đồng vào quỹ khen thưởng phúc lợi, chiếm 10% lợi nhuận sau thuế.
Mức thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty trong năm 2018 dự kiến 6,3 tỷ đồng. Hiện tại, Thiên Long có 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban Kiểm soát. Như vậy, nếu được thông qua, mỗi thành viên ban Quản trị, ban Kiểm soát công ty sẽ nhận thù lao bình quân gần 50 triệu đồng/tháng, trên 570 triệu/năm. Sau khi phân phối, lợi nhuận giữ lại của Thiên Long còn xấp xỉ 80 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2019, Hội đồng Quản trị công ty đề nghị ĐHĐCĐ thông qua việc bầu bổ sung 01 thành viên Hội đồng Quản trị cho nhiệm kỳ 2017 – 2021. Theo đó số lượng thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2017 – 2021 sẽ là 09 thành viên.
Cũng tại ĐHĐCĐ lần này, HĐQT Thiên Long cũng sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch phát hành hơn 7 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp để trả cổ tức đợt 2/2018 cho cổ đông và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV.2019.
Theo phương án, đối với việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2 năm 2018, tỷ lệ thực hiện quyền là 5%/mệnh giá, tức 20:01 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được nhận 01 cổ phiếu mới phát hành thêm). Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính 31.12.2018 đã được kiểm toán của Công ty.
Còn về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thực quyền cũng là 5%/mệnh giá. Nguồn vốn phát hành được trích từ quỹ đầu tư phát triển theo báo cáo tài chính 31.12.2018 đã được kiểm toán của Công ty.
Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Thiên Long sẽ tăng từ gần 707 tỷ đồng lên gần 778 tỷ đồng.
Soi kết quả kinh doanh Thiên Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long được sáng lập và điều hành bởi ông Cô Gia Thọ, một doanh nhân gốc Hoa từ năm 1981, tiền thân là Cơ sở bút bi Thiên Long. Năm 1996, Cơ sở bút bi Thiên Long chuyển đổi thành Công ty TNHH SX-TM Thiên Long. Tháng 03 năm 2005, Công ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần SX-TM Thiên Long với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.
Ông Cô Gia Thọ
Sau 35 năm hình thành và phát triển, Thiên Long đã mau chóng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong mảng bút viết, văn phòng phẩm. Trong cơ cấu cổ đông Thiên Long, chủ tịch Cô Gia Thọ nắm trực tiếp 5,91% cổ phần, tương ứng 4,176,915 cp. Ngoài ra, ông Cô Gia Thọ còn làm Chủ tịch CTCP Đầu tư Thiên Long An Thịnh – đơn vị nắm giữ 48% cổ phần Thiên Long, tương đương 33,955,412 cp.
Năm 2010, Tập đoàn Thiên Long chính thức niêm yết trên sàn HSX với mã TLG. Đến nay, cổ phiếu TLG đang đà giảm mạnh đưa cổ phiếu về mức 55.400 đồng/cổ phiếu, giảm trên 20% so với thời điểm đầu năm 2018. Ở mức giá hiện tại, vốn hóa của Thiên Long đạt gần 4.000 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh của Thiên Long, ngay từ thời điểm trước khi lên sàn, hoạt động kinh doanh của Thiên Long luôn trên đà đi lên với mức doanh thu tăng trưởng đều đặn và chưa năm nào sụt giảm lợi nhuận. Năm 2005, từ con số lợi nhuận sau thuế chỉ khiêm tốn ở mức 30 tỷ đồng, sau hơn 10 năm con số lợi nhuận Thiên Long mang về cũng tăng trưởng gấp 9,5 lần, đạt 294 tỷ đồng trong năm 2018.
Nếu so với thời điểm Thiên Long của ông Cô Gia Thọ lên sàn vào năm 2010, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này cũng tăng đã tăng trưởng trên 4 lần.
Cụ thể, năm 2006, Thiên Long của ông Cô Gia Thọ đạt doanh thu gần 302 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2015; lợi nhuận ròng đạt mức tăng trưởng hai con số từ khi lên sàn với gần 47 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007.
Năm 2012, lãi ròng của Thiên Long lần đầu cán mốc trăm tỷ đồng với mức tăng trưởng 24%. Liên tục 4 năm sau đó, Thiên Long vẫn tiếp đà chiến thắng và giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 20% mỗi năm.
Cho đến nay, sự phát triển của TLG đã không bị giới hạn với thị trường nội địa mà mở rộng sang thị trường Đông Nam Á, châu Âu hay châu Mỹ. Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu đi hơn 50 quốc gia.
Hiện, doanh thu thị trường nội địa và xuất khẩu của Thiên Long đang tăng lần lượt 12%/năm và 28%/năm. Thiên Long của ông Cô Gia Thọ đặt mục tiêu đến cuối 2020, tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu sẽ chiếm từ 20% – 25% thay vì chỉ 15% như 2017.
Tính đến cuối quý I.2019, tổng tài sản của Thiên Long vượt ngưỡng 2.140 tỷ đồng, nợ phải trả chỉ chiếm 0,2% đạt 438 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 1.701 tỷ đồng.
Thị trường chịu áp lực lớn, khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng
Không tránh khỏi xu hướng chung, thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 6/5 phải gánh chịu áp lực lớn từ vài dòng trạng thái của Tổng thống Donald Trump về đàm phàn thương mại Mỹ-Trung và thuế quan. Mặc dù dòng tiền bắt đáy đã nhập cuộc nhưng thiệt hại về chỉ số vẫn còn khá nặng nề.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch 6/5, VN-Index đóng cửa giảm 16,17 điểm (1,66%) xuống 957,97 điểm; HNX-Index giảm 1,46 điểm (1,36%) xuống 105,42 điểm và UpCom-Index cũng giảm 0,49 (0,88%) xuống 55,28 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 452 mã giảm, 206 mã tăng và 116 mã giữ giá tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 212 triệu đơn vị, tương ứng 3.963 tỷ đồng.
Điểm sáng trong phiên hôm nay là nguồn vốn ngoại vẫn hoạt động khá tốt. Tính tổng trên cả ba sàn, nhà đầu tư nước ngoài có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị lên đến hơn 70 tỷ đồng.
Cụ thể, trên sàn HSX, khối ngoại mua vào với khối lượng 7,2 triệu đơn vị, giá trị 342 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 5,5 triệu đơn vị, giá trị 264 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 1,6 triệu đơn vị, giá trị khoảng 78 tỷ đồng.
Ở chiều mua, HPG là mà dẫn đầu với 40,7 tỷ đồng. Tiếp đến là PLX với 23,1 tỷ đồng; VCB với 12 tỷ đồng; VRE với 10,3 tỷ đồng; VNM với 9,3 tỷ đồng...
Ở chiều bán, mã BVH bị bán ròng mạnh nhất về giá trị với 21,4 tỷ đồng. Trong khi DXG lại dẫn đầu về khối lượng bị bán ròng với 971 nghìn đơn vị, tương đương 18,8 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ với giá trị 1,8 tỷ đồng. Trong đó bán ròng mạnh PVS với 6,3 tỷ đồng và mua ròng mạnh VGC với 5,3 tỷ đồng. Đây cũng là hai mã duy nhất trên sàn này có giá trị mua hoặc bán ròng trên 600 triệu đồng.
Trên Upcom, khối ngoại đã bán ròng 206 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 5,6 tỷ đồng và đây cũng là phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp. QNS và VEA lần lượt bị bán ròng 7,2 tỷ đồng và 2,5 tỷ đồng. Ngược lại, mặc dù được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất nhưng VTP cũng chỉ dừng tại mức 3 tỷ đồng.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán 14/4-19/4: Đa phần cổ phiếu các nhóm ngành đều giảm điểm Thị trường chứng khoán có phiên hồi phục cuối tuần sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp. Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index giảm 16,69 điểm tương đương 1,7% về mức 966,21 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 105,88 điểm, giảm 1,82 điểm tương đương 1,69% so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch trung bình phiên...