Đại gia đồng loạt mất tỷ USD, đừng hoảng quá bán rẻ rồi hối tiếc
Nhiều ngành dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm viêm phổi cấp do virus nCoV thuộc chủng corona xuất phát từ Vũ Hán. Các doanh nghiệp mất cả tỷ USD trong vài ngày qua. Tình hình đang ổn định trở lại nhưng sự thận trọng vẫn còn.
CTCK Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông Nguyễn Duy Hưng vừa có báo cáo đánh giá tác động của dịch virus Corona tới nền kinh tế và các nhóm ngành kinh doanh. Theo đó, tăng trưởng GDP quý 1 có thể sẽ gặp nhiều thách thức và hàng chục nhóm ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ có các biện pháp hỗ trợ để tăng trưởng hồi phục trong nửa cuối năm nay, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% cho cả năm 2020.
Theo báo cáo của SSI, nhiều nhóm ngành sẽ ảnh hưởng mạnh, trong đó xuất khẩu sản phẩm nông sản và hoạt động du lịch sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi từ dịch bệnh đang bùng nổ ở Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn.
Việt Nam hiện có độ mở kinh tế cao. Trong những năm qua đã đẩy mạnh kết nối thương mại quốc tế, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu/GDP chiếm tỷ lệ cao (196,6 %). Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào đến từ các nhà cung ứng quan trọng như Trung Quốc có thể sẽ là thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona từ Vũ Hàn Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều thị trường tài chính.
Theo SSI, trong ngắn hạn sẽ có có 10 ngành được đánh giá có ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh là dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không.
Dệt may được xem là một ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực cả trong ngắn hạn và cả năm 2020. Theo đó, dịch virus không có tác động trực tiếp đến nhu cầu các sản phẩm may mặc, vì hầu hết các công ty may mặc trong nước không xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể gây tác động tiêu cực trong dài hạn lên tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và tháng 2. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.
Ngành thủy sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực trong cả ngắn hạn và cả trong năm 2020. Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm sút do xu hướng tiêu dùng bên ngoài (out-of-home) có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ virus corona. Trong năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó, Nghỉ Tết nguyên đán kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu trong quý 1/2020.
Với ngành sữa, theo SSI, nhu cầu đối với sản phẩm sữa có thể không chịu ảnh hưởng từ virus corona, thậm chí sẽ tăng, nhưng sự bùng phát virus corona có thể ảnh hưởng đến các hoạt động logistics do đó ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc có thể tiếp tục bị trì hoãn.
Video đang HOT
Cảng biển và vận chuyển được đánh giá là tiêu cực trong cả ngắn hạn và cả 2020 do tiêu dùng tại Trung Quốc có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn do lo ngại dịch virus. Các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chịu tác động xấu trong quý 1/2020. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng hàng vận chuyển qua cảng biển ở Việt Nam. Thương mại điện tử và nhu cầu chuyển phát nhanh dự kiến sẽ tăng mạnh khi mọi người hạn chế ra ngoài trong thời gian sắp tới.
Trong lĩnh vưc hàng không, tất cả các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố virus, vì nhu cầu đi du lịch có thể giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc. Trong khi đó ngành dịch vụ sân bay chỉ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn.
Trong 3 phiên đầu năm, chỉ số VN-Index cao điểm mất gần 100 điểm và vốn hóa bốc hơi nhiều nhất 15 tỷ USD. Nhiều cổ phiếu lớn ghi nhận vốn hóa giảm trên 20 ngàn tỷ đồng như Vinamilk, PV GAS, Vietcombank và BIDV.
Nhiều ngành dự báo chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Ở chiều ngược lại, một số ngành được đánh giá là trung lập hoặc tích cực như: ô tô, bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, dược phẩm, xây dựng, công nghệ thông tin, xi măng, nước…
Tuy nhiên, trên thị trường, một số ngành được cho là không chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch cúm nhưng cổ phiếu vẫn giảm mạnh như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản công nghiệp…
Một số báo cáo cho rằng, áp lực bán là lớn và có dấu hiệu quá đà.
Chứng khoán YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ sớm cân bằng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng giá 940-950 điểm. Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán cho thấy lực cầu có thể sẽ sớm gia tăng tại các mức giá thấp.
Còn theo CTCK chứng khoán Công thương (Vietinbank Securities), nhóm ngành tài chính có xu hướng giảm nhẹ trong khi dịch xảy ra và tăng mạnh khi thị trường hồi phục. Nhóm ngành bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh nhưng hồi phục nhanh khi dịch kết thúc.
Còn theo SSI Research, tâm lý thị trường sẽ bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Nhưng nếu dịch bệnh được kiểm soát, thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi mạnh mẽ, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Công ty này duy trì quan điểm trung lập đối với ngành chứng khoán trong năm 2020.
M. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Kỳ vọng trở thành "EcoPark thứ 2", cổ phiếu CSC bứt phá mạnh trong năm 2019
Chủ tịch HĐQT Cotana là ông Đào Ngọc Thanh là người không còn xa lạ với giới đầu tư bất động sản, chứng khoán khi ông nắm giữ cương vị Tổng Giám đốc EcoPark (tiền thân là CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng), Phó Chủ tịch HĐQT API hay mới đây là Chủ tịch HĐQT Vinaconex (VCG).
Những ngày cuối năm 2019, cổ phiếu Cotana (Mã CK: CSC) là một trong những cái tên "nóng" trên sàn chứng khoán với nhịp bứt phá ấn tượng. Có thời điểm CSC lên mốc 46.500 đồng/cp, gấp gần 3 lần so với đầu năm, trước khi "hạ nhiệt" trong những phiên gần đây.
Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng cho biết Cotana chỉ đạt 3,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm sâu so với mức 115 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh không thực sự ấn tượng nhưng cổ phiếu vẫn tăng "phi mã", điều gì đang khiến CSC "dậy sóng"?
Diễn biến cổ phiếu CSC thời gian gần đây
Kỳ vọng trở thành "EcoPark thứ 2"?
Cotana Group tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam được thành lập từ năm 1993 và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Chủ tịch HĐQT Cotana là ông Đào Ngọc Thanh, người không còn xa lạ với giới đầu tư bất động sản, chứng khoán khi ông nắm giữ cương vị Tổng Giám đốc EcoPark (tiền thân là CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng), Phó Chủ tịch HĐQT API hay mới đây là Chủ tịch HĐQT Vinaconex (VCG).
Dù trải qua nhiều vị trí quản lý tại các doanh nghiệp bất động sản, nhưng có lẽ tên tuổi ông Đào Ngọc Thanh được biết đến rộng rãi hơn qua vai trò lãnh đạo EcoPark.
EcoPark sau một thập kỷ phát triển đã trở thành khu đô thị xanh kiểu mẫu của Việt Nam và đạt được nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực bất động sản. Có thể nói, sự hình thành của EcoPark có dấu ấn không nhỏ của ông Đào Ngọc Thanh trong cương vị Tổng Giám đốc, cũng như Cotana trong vai trò cổ đông sáng lập (đã thoái vốn trong năm 2018).
Kể từ khi thoái vốn khỏi EcoPark, Cotana đã đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư bất động sản, bên cạnh lĩnh vực xây lắp truyền thống. Cotana hiện tập trung chủ lực vào 2 dự án lớn tại Huế, bao gồm Khu đô thị EcoGarden và Khu nghỉ dưỡng sinh thái và sân golf Ngũ Hồ.
Trong đó, dự án EcoGarden với diện tích 45ha, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng đã được Cotana chính thức khởi công trong năm 2019. Thời gian thực hiện dự án này dự kiến trong vòng 8 năm. Theo giới thiệu từ Cotana, EcoGarden được định hướng phát triển thành dự án sinh thái bền vững với khu dân cư cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng chất lượng nhà ở với mức sống ngày càng được nâng cao, phục vụ dân cư Huế và các tỉnh lân cận.
Theo chia sẻ của ông Đào Ngọc Thanh: "EcoGarden sẽ là một khu vườn, là thiên đường hội tụ của các loài hoa nổi tiếng trên thế giới. Các dự án thành phần của EcoGarden sẽ lần lượt được đặt theo tên các loài hoa như: camellia (Hoa Trà), magnolia (Mộc Lan), begonia (Thu hải đường)".
Với những quy hoạch tổng thể được công bố, có thể thấy EcoGarden phần nào mang dáng dấp của EcoPark, nơi từng gắn bó với tên tuổi của "kiến trúc sư trưởng" Đào Ngọc Thanh.
Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù kết quả kinh doanh của Cotana thấp do chưa có dự án mở bán nhưng có lẽ kỳ vọng của giới đầu tư về EcoGarden sẽ trở thành "EcoPark thứ 2" đã kích hoạt dòng tiền đầu tư. Theo kế hoạch Cotana công bố, những sản phẩm đầu tiên của EcoGarden sẽ được tung ra thị trường vào quý 1/2020 và đây sẽ là dự án chủ lực của Cotano trong những năm tới.
Ban lãnh đạo đẩy mạnh mua cổ phiếu
Một trong những lý do khiến CSC tăng mạnh thời gian qua có thể đến từ động thái mua cổ phiếu của ban lãnh đạo công ty. Kể từ cuối năm 2018 tới nay, ban lãnh đạo Cotana liên tiếp mua vào cổ phiếu, trong đó đáng chú ý nhất là Chủ tịch Đào Ngọc Thanh mới đây đã nâng lượng cổ phần nắm giữ trực tiếp lên hơn 5 triệu, tương ứng gần 25% cổ phần công ty.
Không những vậy, CSC còn là cổ phiếu khá "cô đặc". Vào đầu năm 2019, CSC đã tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 250 tỷ đồng thông qua việc phát hành cho cổ đông hiện hữu và ESOP. Tuy vậy, số lượng cổ phiếu phát hành thêm này (10,5 triệu cổ phiếu) đã bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành. Điều này có nghĩa đến quý 1/2021, số lượng cổ phiếu phát hành tăng vốn nói trên mới được giao dịch.
Thống kê cho thấy lãnh đạo Cotana và người có liên quan hiện nắm giữ khoảng 8,8 triệu cổ phiếu CSC trên tổng số 20,5 triệu cổ phiếu (trong đó 10,5 triệu cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 2 năm) khiến số lượng cổ phiếu lưu hành tự do là không lớn. Với tính chất "cô đặc" như vậy, việc CSC tăng giá có phần dễ dàng hơn so với nhiều cổ phiếu khác trên thị trường.
Một yếu tố thu hút sự quan tâm của giới đầu tư với CSC là cổ tức. Kể từ khi lên sàn tới nay, CSC chi trả tiền mặt khá đều đặn. Trong năm 2018, công ty chi trả 10% cổ tức tiền mặt và dự kiến năm 2019 sẽ tiếp tục chi trả cổ tức với tỷ lệ 10%.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Trước giờ giao dịch 21/11: Nếu có hoảng loạn bao trùm, sẽ là cơ hội Theo HSC, khi sự hoảng loạn bao trùm có lẽ là lúc gom nhặt cho một phiên chợ sẽ bắt đầu. Không vội vàng nhưng nên bắt đầu chủ động canh dần với các đầu cổ phiều tiềm năng cho nhịp mới. Ảnh minh họa. Quốc tế Chỉ số Dow Jones giảm 112,93 điểm, mất 0,4% và đóng cửa tại mức 27.821,09. Chỉ...