Đại gia địa ốc chuyển hướng, tăng tốc sử dụng công nghệ để bán nhà, ứng phó trong đại dịch Covid-19
Nhiều chuyên gia nhận định, cú sốc từ đại dịch “Covid-19″ cho thấy sự nhanh nhạy, kịp thời thích ứng của nhiều doanh nghiệp BĐS. Đây cũng như một liều thuốc thử, nếu ai chịu đau tốt qua giai đoạn này thì sẽ trụ lâu trên thị trường.
Dịch Covid-19 không chỉ tạo ra cú sốc mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản lao đao vì lượng giao dịch giảm mạnh. Nhiều công ty địa ốc nhỏ mới thành lập và nhiều sàn môi giới nhỏ lẻ buộc phải đóng cửa hoặc tạm thời kích hoạt chế độ “ngủ đông”. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có hơn 300 sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc cắt giảm quy mô, nhân sự.
Đối với các doanh nghiệp lớn, để trụ lại thị trường họ buộc phải thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng. Sự nhanh nhạy của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua khả năng ứng biến trước thời cuộc, bắt tay đưa các ứng dụng công nghệ vào để vận hành trên cả hệ thống.
Các chuyên gia bất động sản đều nhận định rằng chưa có khi nào ngành bất động sản lại phải làm việc online nhiều như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ chưa bao giờ gấp gáp đến thế. Bất động sản là sản phẩm có giá trị lớn, khách hàng thường có thói quen phải được xem trực tiếp, sờ tận tay và tìm hiểu kỹ lưỡng. Từ bước tìm hiểu đến bước quyết định mua hàng đôi khi phải mất thời gian từ 1 tuần đến cả tháng trời.
Trong khi đó, dịch Covid-19 lại hạn chế tiếp xúc giữa người với người buộc các doanh nghiệp phải kịp thời thay đổi phương thức tiếp cận. Thay vì “face to face” với khách hàng, giờ đây những phần mềm công nghệ được đưa vào áp dụng để tăng sự trải nghiệm qua màn hình. Khó khăn lớn nhất là làm sao để khách hàng có thể xem sản phẩm ở nhiều ngóc ngách khác nhau mà vẫn đảm bảo được tính thực tế.
Để làm điều này, một số doanh nghiệp thực hiện livestream trực tiếp ở công trình dự án, hoặc sử dụng các phần mềm như Fastkey, Reality Scanning với hình ảnh 3D. Điển hình là các ông lớn như Hưng Thịnh, LDG, An Gia Group, Vingroup, Novaland… đều kịp thời đưa các ứng dụng công nghệ vào vận hành để tương tác với khách hàng.
Mặc dù lượng giao dịch giảm hẳn so với năm 2018 nhưng toàn bộ nhân viên tại các công ty bất động sản đều đang làm quen với cách thức làm việc mới. Các dịch vụ đều thông qua điện thoại, trao đổi qua hệ thống videocall như Facetime, Skype Live Chat, Video chat… Khi quyết định sở hữu, khách hàng chỉ cần chuyển khoản và thực hiện thủ tục qua kênh online.
Đại diện LDG cho biết: “Việc làm này tuy sẽ mất chi phí hơn trong việc thay đổi quy trình, xây dựng hệ thống, nâng cấp hạ tầng và đầu tư phần mềm… nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho khách hàng và dù vậy, chúng tôi vẫn không tăng giá sản phẩm vì phát sinh chi phí”.
Hay tại Đất xanh miền Bắc, các hoạt động quảng cáo online, tiếp thị qua sms, email cũng được đẩy mạnh. Hiện có hơn 50 dự án đang mở bán được Công ty quay video giới thiệu nhà mẫu để khách hàng có thể xem thay vì đến trực tiếp.
Ví dụ tại Tập đoàn Vạn Phúc đã áp dụng phần mềm Fastkey của Property Guru Singapore vào việc bán hàng tại dự án Van Phuc City, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Tập đoàn Sunshine, áp dụng công nghệ bán hàng qua Sunshine App. Theo đó, tất cả thông tin dự án, chính sách bán hàng… đều được đưa vào các ứng dụng và từ đây, nhân viên bán hàng có thể tư vấn trực tiếp 1-1, hoặc 1-2 cho khách hàng, chứ không cần phải tới buổi bán hàng tập trung.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshine Group, dự án xây dựng ứng dụng bán hàng đã được doanh nghiệp ấp ủ từ lâu nhằm giải quyết những điều mà thị trường Việt Nam còn thiếu trong thời gian qua. Đồng thời, đây là bước ứng dụng công nghệ để giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành, từ đó giảm giá thành sản phẩm, đem giá trị thật tới tay từng khách hàng và từng mắt xích trong bộ máy.
Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng đã “nhanh chân” tham gia cuộc đua bán hàng bằng công nghệ như Công ty LinkHouse ra mắt LinkHouse App, Công ty Khải Hoàn Land cũng ra mắt app bán hàng, các trang mua bán bất động sản như Youhome, Batdongsan.com.vn… đều có phần mềm ứng dụng của riêng mình.
Mới đây, VinGroup cũng đã ra mắt sàn giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes. Tất cả thông tin về vị trí, quy hoạch cũng như tài liệu bán hàng của các dự án mở bán trên Vinhomes Online đều được công bố đầy đủ và chi tiết trên website. Cũng trên Vinhomes Online, tất cả các chính sách bán hàng, chương trình ưu đãi đặc quyền và giá bán sẽ được công bố
Quy trình mua bất động sản được thực hiện qua 4 thao tác: Đăng ký/đăng nhập – tìm kiếm sản phẩm – lựa chọn sản phẩm phù hợp – tiến hành đặt cọc/đặt mua.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc chuyển đổi số trong bất động sản có thể diễn ra nhanh hơn thông qua đại dịch Covid-19. Nhiều công ty nhận ra rằng việc hướng dẫn nhân viên, môi giới làm quen với phương pháp làm việc online là điều cần thiết ở mọi thời điểm.
Video đang HOT
Có thể thấy, dịch Covid-19 tuy không hề có trong kịch bản của các doanh nghiệp bất động sản nhưng nhờ khả năng chịu đau tốt, thích ứng tốt cùng sự nhanh nhạy đã giúp các doanh nghiệp đi qua một nửa chặng đường dù phải đối mặt không ít khó khăn.
Theo các chuyên gia, thị trường sẽ có lúc lên lúc xuống, đây chỉ là giai đoạn thử thách sự “chịu đau” của các doanh nghiệp và thị trường đang thực hiện cơ chế sàng lọc. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2020, sự chuẩn bị một kịch bản để trở lại là điều cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Vượt qua khó khăn lần này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn và hướng đến giá trị bền vững, đồng thời tìm lại được niềm tin của người mua nhà.
Chuyển đổi online là gì?
Chuyển đổi online là hình thức dịch chuyển toàn bộ công đoạn từ quản lý đến vận hành trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp (sale, marketing, chăm sóc khách hàng, vận hành) lên “đám mây”. Từ đó, thay vì ngồi bàn giấy, làm việc tập trung, quản lý dữ liệu trên giấy tờ, doanh nghiệp có thể truy cập và xử lý từ bất cứ đâu, bất kể thời gian nào.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi online để tồn tại.
Làm thế nào để chuyển đổi online?
Hệ sinh thái BizFly vận hành bởi VCCORP hiện nay đang cung cấp các giải pháp giúp bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp yếu thế đang chịu tác động mạnh nhất từ tác động của Covid 19 (Bán lẻ, nhà hàng,…) có thể chuyển đổi online ngay lập tức mà không tốn quá nhiều chi phí hay thời gian đào tạo nhân sự.
Hạ Vy
Doanh nghiệp bất động sản bị động về thủ tục hành chính
Trong quy trình thực hiện thủ tục đầu tư của một dự án bất động sản (BĐS) thì có đến hơn 70% khối lượng công việc liên quan đến thủ tục hành chính doanh nghiệp phải "đi xin", chỉ có gần 30% khối lượng do doanh nghiệp được chủ động.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, chính điều này khiến việc thực thi các thủ tục hành chính luôn tiềm ẩn những bất cập và rủi ro cho doanh nghiệp BĐS.
Cụ thể, thời gian hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình giải quyết của các cơ quan, chính quyền. Thứ hai, kết quả giải quyết hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của người trực tiếp thụ lý hồ sơ, người quyết định. Thứ ba, mọi hậu quả xảy ra của quá trình giải quyết thủ tục hành chính đều do doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ.
Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư và kinh doanh BĐS hiện nay, theo ông Thành là một chặng đường dài, có rất nhiều thủ tục và mỗi thủ tục bao gồm rất nhiều bước phải thực thi.
Thông thường thủ tục đầu tư của một dự án bao gồm 25 bước mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Khai thác quỹ đất
Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Xin Chủ trương đầu tư
Xin phép khảo sát hiện trạng
Lập phương án quy hoạch
Xin phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch
Xin thẩm định quy hoạch
Xin phê duyệt quy hoạch
Lập dự án đầu tư
Xin Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Xin Thẩm định dự án đầu tư
Xin Chấp thuận đầu tư
Xin cấp Trích đo địa chính tổng mặt bằng
Xin Phê duyệt phương án đền bù
Xin Quyết định giao đất
Xin Bàn giao mặt bằng dự án
Thiết kế công trình
Thẩm tra thiết kế
Xin Phê duyệt thiết kế
Xin Phê duyệt phương án PCCC
Đầu thầu xây dựng
Thi công xây dựng
Xin Phê duyệt quyết toán đầu tư
Xin bàn giao công trình
Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo ông Thành, trong thực tế với 25 nội dung công việc phải thực hiện nêu trên có tới 18 nội dung thủ tục phải đi xin, chiếm trên 70% khối lượng công việc doanh nghiệp phải thực hiện, chỉ có gần 30% khối lượng công việc là do doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động.
Trong hoạt động đầu tư - kinh doanh BĐS nói riêng đều chịu sự chi phối của 3 yếu tố cơ bản là: pháp luật, thủ tục hành chính và thị trường. Yếu tố thị trường chỉ chiếm tỷ lệ 30% trong số những yếu tố chi phối trạng thái hoạt động của doanh nghiệp, còn lại 70% là các yếu tố liên quan đến các quy định pháp luật và việc thực thi các thủ tục hành chính.
"Trong thực tế, những yếu tố này đang là sự "ám ảnh" đối với các doanh nghiệp BĐS, bởi vì họ không thể đưa ra dự báo để có thể tiếp cận sự biến động của những yếu tố này. Trong đó, việc thực thi các thủ tục hành chính đang được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và mang tâm lý lo ngại nhiều hơn là sự tin tưởng và an tâm. Thực tế, doanh nghiệp BĐS phải tập trung quá nhiều thời gian, công sức và tài chính cho việc giải quyết các thủ tục hành chính", ông Thành nhấn mạnh.
Và mối lo ngại khi giải quyết các thủ tục của một dự án luôn thường trực và ám ảnh các nhà đầu tư , từ đó xuất hiện những tiêu cực trong mối quan hệ xin-cho để đạt được kết quả trong quá trình xử lý và giải quyết các thủ tục hành chính này.
Thực tế, theo ông Thành, khảo sát thì trên 90% doanh nghiệp chấp nhận "mua kết quả" để tránh rủi ro khi bị kéo dài quá trình giải quyết các thủ tục. Điều này không chỉ gây tổn thất về tài chính cho các doanh nghiệp mà còn làm biến dạng chi phí giá thành và làm hủy hoại đến đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội.
Theo ông Thành, những năm qua mặc dù công tác cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, song trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh BĐS vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập cần sớm được giải quyết.
Trước hết, đó là sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật, bao gồm Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch và Luật Kinh doanh bất động sản... dẫn đến những ách tắc trong giải quyết thủ tục hành chính và làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản thân các doanh nghiệp hiện nay luôn mong muốn những bất cập trong việc thực thi các thủ tục hành chính sẽ sớm được khắc phục, hệ thống pháp luật sớm được hoàn thiện đồng bộ, quy trình giải quyết các thủ tục sẽ được rút gọn hơn nữa, thông thoáng hơn nữa, mọi thủ tục đều được giải quyết nhanh chóng và có trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM Lê Hoàng Châu: Bất động sản đang lâm vào thế "khó chồng khó", thách thức cực kỳ to lớn từ đại dịch Covid-19 Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, bất động sản cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt. Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị, bán hàng đều bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường...