Đại gia chán phố, dạt về quê ở ẩn
Tiền kiếm đã hòm hòm, không ít đại gia đã rời bỏ phố thị về quê “giấu mình” vào khung cảnh bình yên, tách khỏi chốn đô thị ồn ào, bụi bặm.
Xây dinh thự trên đồi làm “chốn đi về”
Thành công từ lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám, doanh nhân SN 1960 Cao Tiến Đoan là một trong những đại gia kín tiếng của xứ Thanh.
Sở hữu nhiều bất động sản ở trung tâm thành phố, thế nhưng, “chốn đi về” của ông lại nằm trên vùng quê yên bình, nơi ông được sinh ra. Ông đã không tiếc tiền để đầu tư xây dựng cơ ngơi “có một không hai” này.
Doanh nhân Cao Tiến Đoan
“Bạch Dinh” sang trọng tọa lạc trên khuôn viên 50.000m2 của ông Đoan
Ngôi biệt thự của ông Đoan được xây theo kiến trúc châu Âu với nhà mái lệch, tháp nhọn. Để tạo điểm nhấn cho ngôi biệt thự, đại gia này đã tạo hẳn một quả đồi trong khuôn viên 50.000m2. Hồ cá cảnh, cầu bán nguyệt, khu vực trồng tùng, cây cảnh, hòn non bộ được phối với nhau hài hòa, tạo nên phong cảnh hữu tình.
Chán phố, đại gia bỏ về quê
Cách đây 3 năm, khi ông Quang, giám đốc một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, quyết định mua đất ở quê xây nhà, ai cũng bảo ông “hâm”. Bởi, ở Hà Nội, ông có hai biệt thự giá hàng chục tỷ đồng, chưa kể căn hộ cao cấp giữa trung tâm thành phố. Mặc gia đình can ngăn, ông nhất quyết tìm bằng được mảnh đất quê để xây nhà.
Ngôi nhà vườn rộng rãi gần nghìn mét vuông ở quê của ông Quang đủ các loại cây, từ ăn quả tới rau xanh. Ông còn thả gà, nuôi cá. Từ khi hợp với cách sống dân dã, ông khỏe hơn nhiều. Hàng ngày, sau giờ làm việc, ông lại về “nhà quê” vui thú điền viên.
Video đang HOT
Sống ven đô là phong cách nhiều đại gia đang hướng tới
Chuyện dời nội thành chật chội để về các vùng quê của Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức… nay không còn hiếm.
Điển hình và đáng chú ý nhất trong các trường hợp “bỏ phố về quê” là chuyện họa sĩ Thành Chương dời trung tâm Hà Nội về huyện ngoại thành Sóc Sơn để xây Việt phủ. Hay ca sỹ Mỹ Linh cũng một ngôi biệt thự nhà vườn ven đô, cách xa thành phố hơn 40 km, nhưng bù lại, gia đình cô lại được tận hưởng một cuộc sống có thể nói là thiên đường dưới mặt đất.
Đại gia phá sản dạt về biệt thự hoang
Có không ít các đại gia BĐS do làm ăn thua lỗ đành từ giã những ngôi nhà phố khang trang lộng lẫy, chuyển về quê sống trong những ngôi biệt thự giữa đồng không mông quạnh.
Từng có một ngôi biệt thự lớn ở Mỹ Đình nhưng hiện nay, đại bản doanh của ông Thành, một giám đốc công ty BĐS lại lui về một thôn heo hút ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Cơn sốt nhà đất đi qua nhanh chóng, cuốn theo của ông bao nhiêu tiền của. Dự án đình trệ, các chủ nợ thì bao vây tứ phía. Càng về sau, áp lực càng lớn, ông Thành đành chọn một trong 36 kế “tẩu thoát vẫn là thượng sách”. Người ta cho rằng, ông khá khôn ngoan khi lui về vườn ở trong ngôi biệt thự của chính dự án của mình.
Những ngôi biệt thự bỏ hoang lại là chỗ tá túc của đại gia BĐS.
Nói về câu chuyện bỏ phố về quê phải kể tới ông Tâm, một giám đốc văn phòng nhà đất ở Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội. Từ một cò đất, ông nhanh chóng xây dựng cho mình một cơ ngơi bề thế, một văn phòng nhà đất với 10 nhân viên. Gặp thời bất động sản đóng băng, ông lâm vào tình cảnh khó khăn. Cuối cùng, ông đành bán hết, đóng cửa văn phòng. Không còn được hưởng cuộc sống ung dung giữa trung tâm thành phố, ông dạt về ngôi biệt thự hoang ở khu đô thị mới dưới Hà Đông.
Ra tù, đại gia lên núi ở ẩn
Cuối năm 2002, cả nước xôn xao về vụ buôn lậu số lượng lớn linh kiện xe máy vào tỉnh Bình Định. 13 bị cáo đa hầu tòa, trong đó, ông Trần Quang Bình – nguyên Giám đốc Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Công nghiệp Phú Yên bị lanh 8 năm tù.
Ông Trần Quang Bình ân cư trong căn choi ơ trên núi
Ra tù, chán ngán với tình người bạc bẽo, ông bán ngôi nhà ở trung tâm TP. Tuy Hòa, ra ngoại ô xây 8 phòng trọ cho vợ kiêm chut thu nhâp còn mình lên núi ẩn cư. Ông mua đám rẫy ở huyện miền núi Sơn Hòa, tinh Phú Yên để trồng cây.
Bên tách cà phê, đại gia hồi tưởng vê một thời tiêu tiền như nước của mình
Ơ đinh cao danh vong, đai gia này chi hang trăm triêu đông mua rươu ngoai chât đây phong, tổ chức ăn nhâu triền miên. Ra tù, ông lủi thủi một mình trên núi cao, làm bạn với đàn gà va gió ngàn, ông lấy đó làm vui. Ông bảo giờ minh bằng lòng với cuộc sống hiên tại, khỏe thì vun gốc cây, bắt sâu; mệt thì lên võng đu đưa, lánh xa những chuyện thị phi.
Theo Hạnh Nguyên
VEF
Im lặng không có nghĩa là chồng chán vợ
Khi người đàn ông stress, họ muốn được im lặng, tìm một chốn riêng, làm những gì mình thích mà không muốn bị ai quấy rầy, kể cả vợ con.
Bắt "bệnh"
Người viết bài này có anh bạn làm sếp của một công ty xây dựng, anh có sở thích ngồi uống cafe một mình, nhất là những lúc cần suy nghĩ. Chỉ cần một ly cafe đen và điếu là anh có thể "thiền" vài tiếng đồng hồ là chuyện thường. Những lúc đó vô phước cho ai tới hỏi han, nhẹ nhàng là nhận được sự im lặng giả "điếc", còn nặng đô nhất là có thể bị chửi rát mặt.
"Sở thích" này của anh ban đầu diễn ra ở nhà, nhưng lần nào cái sự "thiền" của anh cũng gây nên những hệ quả nặng nề vì chị vợ chịu không thấu kiểu "thiền" của anh nên mỗi khi anh "thiền" xong là tới lượt chị. Mà chị "thiền" còn dữ dội hơn, lần nào cũng tính bằng tuần, kèm theo cơm nước, nhà cửa bị bỏ bê.
Thế nên, chỉ cần anh "thiền" mỗi tháng 4 lần thì chị với anh chắc không có cơ hội nhìn mặt nhau chứ nói gì tới chuyện "tâm sự". Vậy là anh đành chọn quán để "thiền" mỗi khi rảnh. "Thiền" chán, rít thuốc chán, nghĩ ngợi chán (nghĩ cái gì thì chỉ có anh biết vì có ai dám hỏi, mà có hỏi anh cũng chẳng bao giờ nói) rồi anh về nhà, tươi mới và thảnh thơi như chưa hề "ở ẩn". Đôi lần về muộn cũng bị vợ cằn nhằn, nhưng thường lúc đó anh cắt cơn "thiền" rồi nên mọi sự cũng đều được giải quyết ổn thỏa.
Anh K.L. thì có kiểu "một mình" rất độc đáo. Thỉnh thoảng anh chui vào phòng một mình, đàn hát rên rỉ chán chê lại quay sang đánh cờ tướng với... máy vi tính, mặc kệ vợ con vui vẻ ngoài phòng khách chứ nhất định không cho ai vào... chơi cùng.
Đó là những kiểu "ở ẩn" đặc biệt, ít "đụng hàng". Còn những kiểu "ở ẩn" phổ biến, kiểu như đang ngồi làm việc bỗng thấy một chàng chống cằm nhìn ra cửa sổ mải miết ngắm... hoa, mắt mơ màng ai gọi cũng không thưa là chuyện "thường ngày ở huyện". Chỉ biết rằng giống nhau ở chỗ đó là lúc các quý ông đang bị stress hoặc rất căng thẳng.
"Kê toa", "bốc thuốc"
Nhu cầu ở một mình, không muốn ai quấy rầy của các ông chồng trong một số thời điểm nào đó là một nhu cầu có thật. Theo các nhà tâm lý , tính cách của đàn ông và phụ nữ rất khác nhau. Đàn ông ít khi bộc bạch tình cảm và suy nghĩ của mình với mọi người nếu không phải là chuyện thật quan trọng.
Mỗi khi tức giận hoặc căng thẳng, bức bối một chuyện gì đó, đàn ông có xu hướng rút vào "khoảng trời riêng", nghiền ngẫm một mình. Chỉ đến khi tìm được giải pháp khả thi, họ mới khoan khoái bước ra. Nếu chưa nghĩ ra, họ sẽ kiếm cái gì đó như báo, sách, ti vi, thể thao... để nhanh chóng quên đi "mớ bòng bong" mà họ đang mắc phải. Hoặc đôi khi chỉ đơn giản là họ muốn được tĩnh tâm để "làm mới" đầu óc.
Thạc sĩ Võ Văn Nam (khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Người đàn ông nào cũng cần có lúc được ở một mình. Đó là những lúc mà theo ngôn ngữ của đạo Phật gọi là "quán chiếu", tức được nhìn nội tâm để đối chiếu với cuộc sống. Qua đó, họ được hướng thượng, hướng thiện và sẽ yêu đời, yêu người và quan tâm đến người thân trong gia đình hơn".
Khi tìm một góc riêng, ngoài việc để đối diện với chính mình, tìm ra mối tương quan với người thân, người đàn ông còn thoả mãn nhu cầu xả hơi. Vì vậy, khi cảm nhận triệu chứng "ở ẩn" của người đàn ông, cần tôn trọng nhu cầu chính đáng này của họ.
Sau đó, hãy thử tìm hiểu tâm tư thầm kín của chàng, dù chàng nói hay không nói cũng đừng nên trầm trọng hóa vấn đề hay suy diễn, tốt nhất hãy để chàng tự thoát ra khỏi "vỏ bọc" của mình. Ngược lại, các đấng mày râu cũng cần lưu ý đến liều lượng "sống một mình" và điều chỉnh cho hợp lý, đừng để vì một phút "ở ẩn" mà thành ra "thiền tịnh, chay trường" suốt một đời vì... vợ chán.
Theo Alobacsi
Thơ vui: Chân quê, chân phố Viết lại câu thơ: "Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi... hết rồi"! Mong em cứ mãi giữ nguyên "quê mùa"! Hôm qua em đi tỉnh về Bảo đi thẩm mỹ, tôi nghe bàng hoàng Môi sưng bằng cái quả bàng Mũi thì meo méo, em càng... dọa tôi. Còn đâu ánh mắt rạng ngời Cái răng tuy...