“Đại gia” chăn nuôi lợn lãi nghìn tỷ, “tay ngang” Hoà Phát cũng bắt đầu hái “lộc”
Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam từ đầu năm đang hưởng lợi lớn nhờ giá lợn ở mức cao. Những công ty như Dabaco, Mitraco… cho thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng cao.
Trong khi đó, “tay ngang” sang nông nghiệp, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long mỗi ngày bán 550.000 quả trứng gà sạch.
“Đại gia” chăn nuôi lợn lãi lớn
Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với tăng trưởng đột biến. Cụ thể, doanh thu thuần tăng 41% lên 2.550 tỷ đồng trong quý III. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế là 428 tỷ đồng, gấp gần 12 lần. Lãi sau thuế Dabaco thu về gấp 20 lần cùng kỳ, lên gần 387 tỷ đồng.
Kết quả đột biến của Dabaco chủ yếu do biên lợi nhuận gộp tăng vọt. Trong quý III, tỷ lệ này đạt gần 27%, hơn gấp đôi so với cùng giai đoạn năm 2019. Các khoản chi phí hoạt động của Dabaco cũng tăng, nhưng tỷ trọng không quá lớn.
Công nhân chăm sóc lợn tại trang trại của Dabaco (huyệnTiên Du, Bắc Ninh). Ảnh: Vũ Sinh
Lĩnh vực nông nghiệp của Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng mạnh, đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận toàn Tập đoàn. Cụ thể, mảng nông nghiệp đạt doanh thu 2.791 tỷ trong quý III/2020, tăng 53% cùng kỳ năm trước, chiếm 11,3% tổng doanh thu.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Dabaco đạt gần 7.155 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với năm trước. Tuy nhiên, tương tự quý III, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này gấp hơn 16 lần cùng kỳ, đạt 1.231 tỷ đồng và lãi sau thuế gấp 24 lần cùng kỳ với 1.137 tỷ đồng.
So với mục tiêu doanh thu 13.203 tỷ và lãi 457 tỷ đồng đề ra từ đầu năm, kết quả 9 tháng của Dabaco mới hoàn thành một nửa chặng đường về doanh thu nhưng đã vượt gần 150% chỉ tiêu cả năm về lợi nhuận.
Lãnh đạo Dabaco cho biết mảng chăn nuôi lợn đóng góp 42% doanh thu của toàn tập đoàn. Kết quả này một phần nhờ các trại nuôi mới được đưa vào hoạt động đúng thời điểm giá lợn hồi phục và duy trì mức cao. Sản lượng lợn thịt bán ra chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thu về 2.640 tỷ đồng, cao hơn 111%. Sản lượng lợn giống giảm 5% còn 131.000 con nhưng doanh thu vẫn tăng 72%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số dự án đi vào hoạt động có hiệu quả khác như Nhà máy dầu thực vật Dabaco, Nhà máy chế biến trứng ăn liền DeVi, Khu chăn nuôi lợn công nghệ cao Dabaco Tuyên Quang…
Đến cuối quý III, Dabaco có tổng nguồn vốn hơn 10.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt gần 4.000 tỷ đồng, với gần 1.000 tỷ lợi nhuận chưa phân phối.
Tương tự, báo cáo tài chính của Công ty Chăn nuôi – Mitraco (MLS) hợp nhất quý III/2020 cũng cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp này đã tăng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 108 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ chi phí, lãi sau thuế Công ty Chăn nuôi – Mitraco (MLS) thu về 30 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, công ty lỗ ròng gần 10 tỷ đồng.
Sau 9 tháng, nhờ hưởng lợi lớn từ giá lợn tăng cao trước nguy cơ khan hiếm nguồn cung, Mitraco ghi nhận 307 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 85%. Lợi nhuận sau thuế đạt 85 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 30 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty đã xóa sạch lỗ lũy kế gần 50 tỷ đồng trong năm qua.
So với kế hoạch 275 tỷ doanh thu và 40 tỷ lợi nhuận trước thuế, Mitraco sau 9 tháng đã vượt 12% chỉ doanh thu và 112% chỉ tiêu lợi nhuận.
“Vua” thép bán 550.000 quả trứng gà sạch/ngày
Bên cạnh các doanh nghiệp chăn nuôi có lợi nhuận lớn nhanh như thổi trong 9 tháng đầu năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long dù xuất phát điểm không từ lĩnh vực nông nghiệp nhưng hiện nay mảng chăn nuôi lợn, bán trứng gà sạch… đang chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu và lợi nhuận của “ông vua thép Việt”.
Theo báo cáo tài chính quý III/2020, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đạt 24.686 tỷ đồng, tăng 63,6% cùng kỳ năm trước. Đây là quý đầu tiên doanh thu của Hòa Phát vượt 1 tỷ USD. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần bán hàng đạt 64.340 tỷ, tăng 40,8% cùng kỳ 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 10.000 tỷ, tăng 47%. Lãi sau thuế của Hòa Phát 8.845 tỷ đồng, tăng 56,4% và gần hoàn thành kế hoạch năm (9.000 tỷ).
Đáng chú ý, lĩnh vực nông nghiệp của Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng mạnh, đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận toàn Tập đoàn. Cụ thể, mảng nông nghiệp đạt doanh thu 2.791 tỷ trong quý III/2020, tăng 53% cùng kỳ năm trước, chiếm 11,3% tổng doanh thu.
Hòa Phát hiện có hệ thống trang trại lớn cung cấp lợn giống bố mẹ, lợn giống thương phẩm, lợn thịt chất lượng cao tại các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Bình Phước. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu nâng công suất chăn nuôi lên tới 450.000 đầu lợn thương phẩm/năm.
Bên cạnh đó, mỗi ngày Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long, người được mệnh danh là “vua” thép Việt bán 550.000 quả trứng gà sạch ra thị trường, lớn nhất miền Bắc. Mục tiêu trong thời gian tới của Hòa Phát là nuôi 1,2 triệu gà đẻ trứng, sản xuất 300 triệu quả trứng/năm.
Đầu tư nuôi lợn - miếng bánh béo bở
Giá lợn hơi đứng ở mức cao từ cuối năm 2019 đến nay đã giúp hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khởi sắc, lợi nhuận tiếp tục tăng cao.
Đây là động lực khiến nhiều doanh nghiệp tính đến những dự án chăn nuôi lớn.
Thi nhau báo lãi
Lợi nhuận sau thuế quý 1 của Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) có trụ sở tại Bắc Ninh tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm trước (đạt gần 350 tỷ đồng) cho thấy, thời điểm này, đàn lợn đang phát triển ổn định chính là "mỏ vàng" của doanh nghiệp này.
Dabaco dự tính, với giá lợn hơi đứng ở mức cao liên tục trong thời gian dài, ước tính lợi nhuận cả năm có thể bằng vốn điều lệ, tương đương cả ngàn tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh chăn nuôi lợn do lợi nhuận lớn. (Ảnh: Chăn nuôi lợn tại trang trại của Tập đoàn Mavin). Ảnh: Vũ Mưa
Quý I/2020, Vissan ghi nhận lãi trước thuế và lãi sau thuế đạt gần 58 tỷ đồng và 47 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% và 19% so với cùng kỳ. Theo Vissan, nguyên nhân tăng trưởng lợi nhuận là do phát sinh từ hoạt động nuôi lợn tại chi nhánh.
Tương tự, mặt hàng lợn thịt đã mang lại cho Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai - Dolico (NSS) những con số không tưởng.
Kết quả kinh doanh quý I/2020 của doanh nghiệp này cho thấy, lợi nhuận trong 3 tháng đầu năm 2020 đã vượt cả lợi nhuận của năm 2019 và vượt xa kế hoạch công ty đặt ra cho cả năm 2020.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý I của Dolico đạt 38,6 tỷ đồng trong khi doanh thu đạt 81 tỷ đồng, cao hơn cả mức lợi nhuận 27,3 tỷ đồng năm 2019, vượt 140% kế hoạch năm.
Quý II, Dolico đặt mục tiêu sản lượng lợn thịt cung cấp cho thị trường đạt 855 tấn, tổng doanh thu 65 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng.
Tương tự, báo cáo tài chính quý I/2020 của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, mã chứng khoán VSN) cho thấy, doanh thu thuần quý I/2020 của Vissan đạt 1.453 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu thịt tươi sống chiếm tăng 20% đạt 669 tỷ đồng, doanh thu thực phẩm chế biến chiếm gần 742 tỷ đồng, tăng 22%.
Nếu như quý 1/2019, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Chăn nuôi Mitraco (mã chứng khoán MLS) âm 7,1 tỷ đồng thì quý I/2020 đã lãi hơn 22,1 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu từ mức âm 1.796 đồng, giờ tăng lên dương 5.546 đồng. Tổng tài sản của Mitraco tăng thêm 8,5 tỷ đồng, nâng lên hơn 120 tỷ đồng.
Được biết, Mitraco là đơn vị chuyên chăn nuôi lợn siêu nạc, sản xuất và kinh doanh lợn thương phẩm, lợn giống các cấp...
Doanh nghiệp tăng đầu tư
Giá lợn hơi tăng cao trong thời gian dài là nguyên nhân chính giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc.
Thực tế, mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg để bình ổn chỉ số giá tiêu dùng nhưng từ đầu tháng 5 đến nay, giá lợn hơi ở nhiều địa phương vẫn trên mức 90.000 đồng/kg.
Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào chăn nuôi, một số lượng lớn lợn giống đã được các doanh nghiệp giữ lại tái đàn, đẩy giá lợn giống trên thị trường lên mức cao kỷ lục, 2,7 - 3,6 triệu đồng/con (tùy trọng lượng).
Giá lợn hấp dẫn cũng lôi kéo nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi. Ví dụ, Công ty CP Sản xuất, Chế biến và Phân phối nông nghiệp Thadi (thuộc Công ty Ôtô Trường Hải - Thaco) đầu tư chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn sạch của châu Âu (EFSA) với quy mô 1,2 triệu con/năm.
Tập đoàn Dabaco cũng đang xem xét đến việc điều chỉnh tăng kế hoạch sản xuất kinh doanh vào thời điểm thích hợp sau khi kết thúc quý II, với việc đưa các dự án mới vào hoạt động như khu chăn nuôi Dabaco Tuyên Quang, Phú Thọ (giai đoạn 2), khu chăn nuôi gà giống và nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Phước, nhà máy dầu thực vật Dabaco.
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi Bình Phước là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển chăn nuôi trang trại, nhất là nuôi lợn. Tuy nhiên, tại các huyện biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp có hàng trăm trại nuôi lợn quy mô lớn được xây dựng nhưng thiếu giám sát, kiểm soát của cơ quan chức năng nên đã xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh...