Đại gia bỏ tiền tỷ chơi đá ngày Tết
Đến bây giờ, chuyện bỏ tiền tỉ chơi đào, mai, chơi gốm, chơi cây ngày Tết đã không phải là chuyện hiếm thấy. Và chuyện đại gia bỏ tiền tỉ ra chơi tranh đá ngày Tết cũng được coi là chuyện thường tình!
Cũng như Bonsai, nghệ thuật chơi đá cảnh xuất phát từ Trung Quốc.Nhưng cho dù có xuất xứ từ đâu, thú chơi đá cảnh cũng là một nét mới trong đời sống văn hóa, khiến người ta yêu mến và gần gũi với thiên nhiên hơn, giảm được những căng thẳng trong cuộc sống.
Theo sử sách,Tô Đông Pha là người đặt ra những nguyên tắc đầu tiên cho việc lựa chọn đá cảnh. Đá đẹp phải có đủ bốn tiêu chuẩn là Sấu, Thẩm, Lậu, Thấu. Trong đó: Sấu là gầy, gầy guộc nhưng phải rắn rỏi, Thẩm là gân sớ, nhăn nheo biểu hiện tính cỗ lão, tang hải thương điền, Lậu là lồi lõm, hang hốc biểu hiện sự thâm u, Thấu là có hang lỗ thủng xuyên qua biểu thị sự triệt thông (thông suốt).
Những người săn đá thường coi hành trình của mình là “cuộc tìm kiếm nhân duyên”. Bởi khi được đem về, tuổi của viên đá có khi đã hàng triệu năm, lại qua sự bào mòn của dòng nước mới có hình dáng như khi được tìm thấy. “Duyên” là yếu tố đầu tiên để viên đá lộ ra với người, vào lúc nó xinh đẹp nhất.
Chơi đá cảnh không cầu kỳ và tốn nhiều công chăm chút như với hoa, bonsai hay chim chóc, nhưng nó mê hoặc người chơi theo cách riêng. Những viên đá thường có một không hai và cái đẹp còn ẩn giấu của nó chính là sự thử thách với “người đi tìm nhân duyên”. Và vì lý do đó, nhiều người đã không ngần ngại bỏ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng để tìm được “nhân duyên” trong ngày Tết này.
Tranh đá “Cá chép vượt vũ môn” trị giá 1,5 tỷ
Video đang HOT
Tranh đá cá chép vượt vũ môn được chạm khắc cầu kỳ đến từng chi tiết. Bức tranh này làm bằng đá onyx nhập ngoại
Bức tranh “Cầu hiền” là bức đắt nhất trong BST của đại gia này, trị giá 1,8 tỷ
Bức tranh cầu kỳ đến từng chi tiết. Từng chiếc lá của rừng tùng cũng được nghệ nhân tỉ mẩn chạm khắc.
Đá mã não 1,4 tấn. Trị giá 300 triệu
Khối đá này nếu được đánh bóng lên thì cả khối 1,4 tấn sẽ bóng như thế này. Tuy nhiên, chủ nhân của nó muốn giữ nguyên vẻ sơ khai của đá
Khối đá khắc theo dáng Bát mã truy sơn. Trị giá cả khối đá là 1 tỷ đồng
Khối nghệ thuật này được làm bằng đá Canxedol. Nghệ nhân phải làm rất công phu trong vòng 1 năm
Gỗ hóa thạch trị giá 600 triệu đồng
Có những loại gỗ hóa thạch lại bóng sáng lên như thế này
Khối gỗ hóa thạch này trị giá 20.000 USD
Theo Vietnamnet
Kỷ lục Việt Nam: Bức tranh gắn đá quý trên vải toan nguyên khổ lớn nhất
Ông Nguyễn Quang Hùng (nghệ danh Nguyễn Hùng) trong thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước đã tham gia chiến đấu suốt 10 năm ở miền Đông Nam bộ. Sau khi phục viên ông về công tác tại công ty cấp nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 1994.
Năm 2001, ông đi vào lĩnh vực hội họa, bắt đầu với việc vẽ tranh sơn dầu. Qua công việc, ông tiếp xúc với những anh chị làm nghề đá quý thiên nhiên và ông nhận thấy đây cũng là một loại chất liệu thể hiện những hình ảnh mà mình yêu mến, ấp ủ. Là một người yêu và thân thuộc vịnh Hạ Long, nên ông muốn cho mọi người thấy nét nguyên sơ của vịnh Hạ Long. Đó là cảnh đời sống dân chài, là những bóng thuyền, dáng núi in trên mặt biển xanh. Những cảnh này đã tạo cho nơi đây vẻ đẹp huyền ảo và cho dù đã đi xa cũng không phai mờ được. Ông quyết định làm một bức tranh đá quý về cảnh đẹp của quê hương ông, một trong những di sản thiên nhiên thế giới.
"Hạ Long Xanh" - Bức tranh gắn đá quý trên vải toan nguyên khổ lớn nhất
Sau bao nhiêu lần làm đi làm lại, ông Hùng nhận thấy, muốn làm được một bức tranh đá quý cần dùng vải Toan căng trên khung gỗ thì khổ tranh mới lớn được Với chất liệu này giúp cho bức tranh đạt tuổi thọ cao, kết dính chắc, có thể cuộn lại được nên vận chuyển dễ dàng. Nếu trước đây, tranh đá quý có kích thước giới hạn trong khoảng 3m thì với chất liệu này bức tranh "Hạ Long xanh" của ông Hùng đã đạt tới kích thước 3,95m x 2m.
Do khổ tranh quá lớn lại dùng hai ngón tay để vẽ nên cần có mặt bằng rộng đặt tấm khung vải Toan xuống nền nhà, để kê giàn giáo sao cho chắc rồi ngồi trên giàn giáo mới nhoài cả thân mình lên vẽ. Và để làm nên bức "Hạ Long xanh", ông Hùng phải gom góp, tích lũy những viên đá quý thiên nhiên trong một thời gian dài. Ông cùng những người phụ việc đã khéo léo đính những viên đá này lên mặt vải bằng một sự cần mẫn, chăm chỉ nhưng vẫn thể hiện rõ tỷ lệ xa gần, sắc độ sáng tối, đậm nhạt trong bố cục bức tranh.
Bức tranh được làm từ 15/12/2008 đến ngày 30/03/2009 bằng các chất liệu đá quý thiên nhiên sau: Corindon (ruby, saphia), Spinen, Tuamalin, Opan, Amazonit, Peridot, Canxit, Fluorit, Thạch anh tím, Thạch anh. Đây là kết quả do Phòng thẩm định đá quý - kim cương và vàng thuộc Công ty cổ phần chi nhánh Hà Nội trực thuộc Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam ghi trong Chứng thư giám định đá quý ngày 15.4.2009.
Ông Hùng hiện đặt bức tranh "Hạ Long xanh" tại nhà riêng ở xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và bức này có diện tích lớn hơn (7,90m2 so với 7,74m2) bức tranh đá quý chủ đề về "Hồ Xuân Hương" kích thước 4,3m x 1,8m cũng do ông Hùng thực hiện trước đây.
Xin giới thiệu đây là đề xuất kỷ lục Việt Nam đang trong quá trình xem xét, thẩm định.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Teen du học "ăn chơi" quá đà trong kỳ nghỉ Đông Không chỉ xem kì nghỉ Đông là thời gian nghỉ ngơi sau những tháng học tập căng thẳng hay để đoàn tụ với gia đình, một số teen du học còn cho đây là thời gian để "bay" và để "phóng"! Phóng túng từ khi chưa về nước. Có thể khẳng định, đi du học không phải ai cũng có những ngày tháng...