Đại gia bí ẩn Đà Thành, một cú xuống tay chấn động dân chơi
Những giò lan đột biến gen có màu sắc, hình dáng độc, lạ đang trở thành đối tượng săn lùng của các dân chơi,… Những thương vụ mua bán lan tiền tỷ ở Việt Nam gần đây khiến nhiều người giật mình.
Đại gia Đà Nẵng bỏ 6,8 tỷ mua gốc lan đột biến 5 cánh trắng
Lan Giã Hạc, còn gọi là lan Phi Điệp, là loại lan có giá đắt tiền nhất hiện nay và cũng là loài lan được giới chơi lan săn lùng nhiều nhất.
Ngày 27/9/2018, một cây Giã Hạc đột biến 5 cánh trắng đã được một đại gia ở Đà Nẵng mua với số tiền 6,8 tỷ đồng. Nhiều người đam mê hoa lan rừng đều khẳng định cây lan này có mặt hoa “độc nhất vô nhị”, hội tụ đầy đủ yếu tố của một bông hoa đột biến đẹp, độc đáo, chưa từng giống với bất kỳ bông hoa nào.
Bông lan 5 cánh trắng giá 6,8 tỷ đồng
Trước đó, nhiều vụ mua bán lan Giã Hạc đột biến 5 cánh trắng cũng khiến giới chơi cây cảnh xôn xao.
Việc bỏ ra cả tỷ đồng để mua một cây lan đột biến khiến nhiều người nghi ngờ bởi giá của mỗi cây lan đột biến từ cấy mô cũng chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.
Thực tế, thị trường phong lan những năm gần đây đã bị “thổi” giá khá nhiều khiến cho những người đam mê lan thực sự khó có cơ hội để sở hữu những nguồn lan rừng đột biến quý hiếm.
Hơn nữa, tại Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản,… lan đột biến cũng được trồng bạt ngàn theo hình thức công nghiệp, cho ra mặt hoa tương tự như dòng lan đột biến ngoài tự nhiên, nếu không phải là người am hiểu về lan thì khó có thể nhận ra được đâu là cây đột biến nhân tạo và thiên tạo. Các dòng lan đột biến được người dân cấy ghép, trồng bạt ngàn với giá vô cùng rẻ.
Gốc lan đột biến do một chủ nhân ở Ninh Thuận bán lại cho những người chơi lan Đà Nẵng
Nhiều người nghi ngờ cây Giã Hạc đột biến 5 cánh trắng vừa được bán với giá 6,8 tỷ đồng có nguồn gốc từ Thái Lan.
Bỏ 10 triệu mua củ cải khổng lồ Nhật về ăn dần
Củ cải Nhật Bản rất to và nặng, có củ nặng đến 2kg với giá bán lên tới 500.000 đồng. Loại củ cải này đang được giới nhà giàu Việt đặt mua về ăn, thậm chí có khách còn đặt mua tới 20 củ liền một lúc với giá 10 triệu đồng.
Tại thị trường hàng xách tay, củ cải Nhật đang có giá khá cao, dao động 250.000-300.000 đồng/kg. Với mức giá này, củ cải Nhật đắt gấp 10-12 lần giá củ cải Việt Nam. Song, các chủ hàng tiết lộ, dù giá thuộc diện đắt đỏ, nhưng củ cải Nhật vẫn được dân nhà giàu rất chuộng mua về ăn. Nhờ đó, có đầu mối bán cả tạ củ cải loại này mỗi tuần.
Video đang HOT
Ngô nếp Nhật đắt gấp 30 lần được nhà giàu Việt lùng mua
Ngô nếp luộc, là thức quà sáng phổ biến từ nông thôn tới thành thị bao năm nay, giá chỉ 3.000-5.000 đồng/bắp đã luộc chín. Còn ngô nếp sống giá lại càng rẻ hơn, chỉ 1.500-3.000 đồng/bắp.
Song mới, đây thị trường xuất hiện loại ngô nếp Nhật khiến giới nhà giàu xôn xao, tranh nhau đặt mua về ăn dù giá của loại ngô nếp này gấp 30-50 lần giá ngô nếp Việt.
Ngô nếp Nhật đang được rao bán với giá 150.000 đồng/bắp.
Được biết, tại các cửa hàng hoa quả nhập khẩu cao cấp, ngô nếp Nhật giá 150.000 đồng/bắp, mà hàng thì phải đặt trước cả vài ba ngày mới có.
Bán thịt chó bị rượt đuổi giữa phố Sài thành
Sáng 25/9, cơ quan chức năng phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM lại tổ chức kiểm tra và xử phạt những điểm bán thịt chó trên tuyến đường TMT-13. Như bao lần trước, những người bán thịt chó nhanh tay quăng “vật chứng” vô nhà, khóa cửa rồi bỏ chạy tán loạn. Nhưng chiều cùng ngày, những điểm bán thịt chó nói trên lại hoạt động bình thường.
Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, thừa nhận trên Pháp luật TP.HCM, mong muốn được bán thịt chó có nguồn gốc của người kinh doanh là hoàn toàn chính đáng. Song hiện chó không nằm trong diện kiểm soát giết mổ nên đòi hỏi kinh doanh thịt chó phải có nguồn gốc là điều không dễ.
Theo ông Tâm, khoảng 80% chó đưa vào lò giết mổ trái phép thuộc diện bắt trộm.
Chủ lò mổ mua với giá tròm trèm 40.000 đồng/kg chó hơi. Sau khi giết thịt sẽ bán lại cho các chủ sạp với giá mỗi ký từ 75.000 tới 80.000 đồng. Chủ sạp sẽ bán lại cho khách giá từ 100.000 đến 140.000 đồng. Do quá lời, nhiều người lại khoái “cầy bảy món” nên hoạt động kinh doanh thịt chó vẫn tồn tại.
Ống hút nhựa bị cấm vì sự nguy hại
Hiện nay, ống hút là một trong những vật dụng quen thuộc gắn liền với những loại đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, gần đây, đã có nhiều nơi cấm sử dụng ống hút nhựa vì sự nguy hại của chúng.
Ống hút nhựa làm từ nhựa tái chế rất nguy hại với sức khỏe
Trao đổi với PV Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện – nguyên cán bộ Viện Vật lý kỹ thuật (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, ống hút nhựa nếu là loại nhựa tinh khiết thì không đáng ngại. Nhưng với loại ống hút được làm từ loại tái chế rất nguy hại. Bởi chúng chứa nhiều tạp chất, nhất là các loại kim loại nặng như asen, cadimi, asen,… Khi hút những kim loại nặng đấy sẽ thôi ra vào nước. Uống một hai lần chưa nhiễm kim loại nặng được nhưng cứ tích lũy dần, uống nhiều sẽ vào cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không có loại ống hút nào thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các loại ống hút thực tế là làm từ nhựa polymer được tổng hợp từ các monome. Đây là chất độc có thể hòa tan trong nước và thực phẩm nên dễ dàng đi vào cơ thể người.
Phản ánh lên Facebook, dân lập tức bị cắt điện
Ngày 13/9, một số hộ dân xã Cẩm Nhượng ( huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) viết, bình luận lên Facebook cá nhân, kèm theo hóa đơn phản ánh tiền điện sinh hoạt của gia đình đột ngột tăng cao.
Ngay sau đó, Hợp tác xã kinh doanh điện tổng hợp Thành Tâm đã gửi thông báo để tháo đồng hồ của các hộ đã viết, bình luận trên Facebook đi thẩm định. Thông báo ghi rõ: “HTX không nhận được phản ánh trực tiếp của các gia đình sử dụng điện mà chỉ nhận được các lời chỉ trích, bình luận,… qua mạng về tình trạng giá điện sử dụng”. Sự việc trên khiến nhiều hộ dân bức xúc.
Liên quan đến vụ việc, UBND huyện Cẩm Xuyên đề nghị Sở Công Thương thanh tra toàn diện quá trình hoạt động của HTX Thành Tâm sau khi dân phản ánh tiền điện sinh hoạt đột ngột tăng lên Facebook.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Theo VNN
"Vua chó mèo" Bảo Sinh: "Tôi từng vận động Hà Nội không giết chó nhưng bất thành"
Ông chủ của resort chó, mèo đầu tiên ở Hà Nội đã từng vận động, lấy chữ ký người dân gửi lên chính quyền kêu gọi không giết thịt chó nhưng bất thành.
Ông Nguyễn Bảo Sinh - chủ resort chó, mèo đầu tiên ở Hà Nội.
Resort "5 sao" - nơi con vật được bình đẳng như con người
Ông Nguyễn Bảo Sinh (SN 1940) được mọi người mệnh danh là "vua chó mèo" bởi ông dành riêng diện tích khoảng 2.000m2 đất trên đường Trương Định (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để xây resort dành riêng cho chó, mèo.
Resort đáp ứng đủ các tiêu chuẩn "5 sao" và chỉ dành riêng để phục vụ thượng khách là những con chó, con mèo. Bên trong resort có đầy đủ các dịch vụ, tiện nghi như dịch vụ cắt tỉa lông, móng; khám chữa bệnh; phòng nghỉ VIP... và đặc biệt là dịch vụ mai táng, cầu siêu đầy đủ từ a-z.
Chùa Tề đồng vật ngã, với mong muốn con vật được bình đẳng như con người.
Ngay cổng vào khu resort, là ngôi chùa Tề Đồng Vật Ngã. Sở dĩ, ông Sinh đặt tên chùa như vậy bởi, đạo Phật quan điểm: "Tề đồng vật ngã" có nghĩa là "con vật và con người đều bình đẳng". Con vật khi mất đi cũng được thờ cúng, làm lễ cầu siêu hóa kiếp như con người.
Ông Sinh kể, ông bắt đầu mở khu nuôi dưỡng chó, mèo từ năm 1969. Tuy nhiên, thời kỳ đó, Nhà nước chưa cho nuôi chó công khai nên ông phải nuôi trộm. Mãi đến năm 1986, khi người dân được quyền nuôi chó, mọi người mới biết đến khu nuôi dưỡng chó, mèo Bảo Sinh nhiều hơn.
Chó, mèo được chụp ảnh, lập bát hương riêng và cầu nguyện thường xuyên.
Từ năm 2000, ông mở thêm nghĩa trang cùng dịch vụ hỏa táng, chôn cất để phục vụ những gia đình có điều kiện khá giả. Đám tang của con vật được tổ chức có đầy đủ hoa quả, vòng hoa, hương nến, cờ... Thậm chí có cả người làm lễ, đọc lời cầu nguyện. Giá trọn gói dịch vụ này dao động từ 2,5 - 10 triệu đồng tùy theo yêu cầu về nghi lễ, hình thức mà chủ nuôi chọn tiến hành.
Từng vận động, kêu gọi Hà Nội không giết thịt chó
Gần đây, khi Hà Nội vận động người dân hạn chế ăn thịt chó, tiến tới năm 2021 dự kiến sẽ cấm kinh doanh, buôn bán thịt chó, mèo.
Nghĩa trang của ông Sinh đã chôn cất cho hơn 5.000 con chó, mèo.
Nói đến vấn đề này, ông Sinh cho rằng: "Đây là quy luật của tự nhiên, xu thế của thế giới. Nếu Nhà nước không can thiệp thì người dân cũng sẽ hạn chế ăn thịt chó dần dần, còn khi đã luật hóa thì việc này càng diễn ra nhanh hơn".
Theo ông Sinh, ngày xưa, khi người dân còn đói thì lúc đó họ ăn thịt chó là bình thường. Ngay cả bản thân ông Sinh cũng từng nhiều lần ăn thịt chó. Thế nhưng, từ khi xã hội phát triển, người dân hạn chế ăn thịt chó vì họ coi chó là bạn, là vật nuôi gần gũi trong nhà.
Cũng chính ông Sinh năm 2003 đã từng vận động mọi người, những hội yêu chó... lấy chữ ký gửi lên UBND TP Hà Nội đề nghị không giết thịt chó nhưng không nhận được phản hồi.
"Con chó gần gũi với con người, hạn chế ăn thịt chó dần dần chính là phát triển tình thương với con vật khác. Đó là đạo lý của nhà Phật, tránh sự tàn bạo và lan tỏa tình yêu thương.
Bản thân tôi, khi thịt một con gà cũng phải chụp ảnh lại và làm lễ cầu siêu đủ 49 ngày mới thôi. Vì vậy, tôi rất hạn chế giết thịt hoặc ăn thịt động vật", ông Sinh tâm sự.
Chủ resort chó, mèo Bảo Sinh cũng cho hay, chó là con vật linh của xã hội nên được mang vào các chùa chiền. Ngoài ra, con chó có ý nghĩa rất lớn, giữ phúc họa trong mỗi gia đình.
Những người yêu thương chó, mèo hoặc chó, mèo chết làm đám tang thường sẽ không tàn bạo, không cướp của giết người hay bất hiếu với bố mẹ... bởi họ coi chó, mèo như một người thân trong gia đình, đó là tình thương.
Theo Danviet
Bao giờ hết cảnh ôm thịt chó bỏ chạy? Người kinh doanh mong muốn được bán thịt chó có nguồn gốc để không bị phạt. Sáng 25-9, cơ quan chức năng phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM lại tổ chức kiểm tra và xử phạt những điểm bán thịt chó trên tuyến đường TMT-13. Như bao lần trước, những người bán thịt chó nhanh tay quăng "vật chứng" vô nhà, khóa...