Đại gia bất động sản đổ về miền Tây “săn” quỹ đất
Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…đang trở thành điểm đến mới của nhiều đại gia bất động sản, bởi quỹ đất rộng, dư địa phát triển thị trường còn rất lớn.
Vùng đất mới của nhiều đại gia địa ốc
Bên cạnh sự nhộn nhịp khá lâu của thị trường Phú Quốc (Kiên Giang) thì thời gian gần đây, làn sóng đầu tư dự án BĐS bắt đầu lan sang các tỉnh khác của miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ…
Những thị trường mới nổi này đang trở thành vùng đất mới hút dòng vốn của nhiều doanh nghiệp BĐS với loạt dự án quy mô bắt đầu xuất hiện tại đây, từ căn hộ, nhà phố đến đất nền dự án.
Những doanh nghiệp đa phần đã có kinh nghiệp phát triển dự án tại TP.HCM như Cát Tường Group làm dự án KĐT Cát Tường Western Pearl quy mô lên đến 78ha tại Tp. Vị Thanh, Hậu Giang, có giá đất khoảng 790 triệu đồng/nền (đã có sổ đỏ, đang hoàn thiện hạ tầng); LDG Group cũng giới thiệu dự án nhà phố xây sẵn Thành Đô tại Ô Môn tại Cần Thơ với vốn đầu tư hơn 350 tỷ đồng;
Ở một số dự án mới ở khu vực Tây Nam Bộ dù mới “manh nha” ra thị trường nhưng đón nhận lượng quan tâm lớn từ NĐT do giá còn khá mềm
Tương tự, LinkHouse ra mắt khu đất nền Vạn Phát Residence tại Cái Tắc, Hậu Giang. Mới đây nhất, TNR Holdings Việt Nam “trình làng” dự án đất nền TNR Stars Thoại Sơn quy mô đến 11,29ha tại Thoại Sơn, An Giang; Trước đó, Đất Xanh Tây Nam Bộ cũng chào bán dự án Thạnh Phú Center với quy mô hơn 11ha tại Bến Tre…
Theo ghi nhận, từ 2018 đến nay, hàng loạt “ông lớn” trong ngành địa ốc như như Vingroup, Mường Thanh, Văn Phú Invest, Phú Cường Group, Ceo Group, Sun Group, Kita Invest Group, FLC Group, Thủ Đức House, Nam Long Group, LDG Group, T&T Group, DIC Group… đã và đang đổ bộ vào thị trường Tây Nam Bộ với nhiều dự án ở tất cả các phân khúc khác nhau. Đi cùng với đó là hoạt động đầu tư, giao dịch cũng bắt đầu “tăng nhiệt” rõ nét tại thị trường này.
Làn sóng đầu tư của các ông lớn BĐS tăng đã khiến giá nhà đất tại thị trường mới này cũng biến động tăng rõ nét. Cụ thể, những năm gần đây, đất nền tại khu vực Cần Thơ ghi nhận mức tăng từ 20-30% trong vòng một năm. Tại Kiên Giang, sau giai đoạn sôi động của thị trường Phú Quốc, làn sóng đầu tư bắt đầu chuyển hướng sang Hà Tiên, Rạch Giá. Đất nền từ mức 5 – 7 triệu đồng/m2 đã tăng lên đến 8-13 triệu đồng /m2 ở giai đoạn này, tính trong vòng 1.5 năm.
Video đang HOT
Tương tự, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang… cũng đang là những thị trường được cả doanh nghiệp lẫn người mua quan tâm do còn nhiều dư địa phát triển. Hiện giá đất tại hầu hết các khu vực này đều tăng khoảng 30 – 35% so với năm 2016. Do đó, giới BĐS đang chuyển dòng vốn của mình qua các tỉnh có thị trường sơ khai, giá đất mềm và dư địa tăng cao.
Theo các chuyên gia, khu Tây Nam Bộ được ví như vùng đất của “chín con rồng còn đang ngủ đông”, mang trong mình nhiều lợi thế, đang là mục tiêu để các nhà đầu tư săn đón, khai thác. Đây cũng là khu vực mà ngay ởthời điểm này giá còn tốt, đất “sạch” quy mô lớn còn nhiều nên là cơ hội để các doanh nghiệp, NĐT vào đón đầu.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng
Những năm gần đây, hạ tầng giao thông cũng như kinh tế xã hội các khu vực miền Tây Nam Bộ đã từng bước được đầu tư đồng bộ. Bộ mặt thị trường BĐS của các tỉnh miền Tây hiện tại thay đổi rất nhiều so với nhiều năm trước nhờ chính vào động lực từ chính sách của chính quyền địa phương.
Tại Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai Nghị quyết 120 của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phân bổ 45.000 tỷ đồng (tương đương hai tỷ USD) cho khu vực này trong 5 năm tới. Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, sắp tới tập trung hoàn thành các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng đã được bố trí vốn.
Từ một thị trường ít ai biết đến, Tây Nam Bộ đang đón nhận hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn của các doanh nghiệp BĐS ở thời điểm này
Ở đường bộ, các tuyến quốc lộ, cao tốc trục dọc, trục ngang sẽ xây dựng hoàn chỉnh để kết nối Tp.HCM với miền Tây, bao gồm: cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ; tuyến Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc; tuyến Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu… và nâng cấp các tuyến Quốc lộ 30, 53, 54, 57, 61.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông sẽ hoàn chỉnh tuyến vành đai 3, vành đai 4 tại TP HCM, kết nối thành phố với các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính chung trong giai đoạn 2017-2020, có đến 11 dự án đường bộ cao tốc đã và dự kiến hoàn thành với tổng chiều dài 654km từ Bắc đến Nam. Đây là những công trình trọng điểm góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành miền Tây và tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản vào khu vực này.
Dự kiến, trong thời gian sắp tới, nhiều dự án ngàn tỷ về hạ tầng tại Tây Nam Bộ sẽ được xúc tiến, như cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận 10.000 tỷ đồng hoàn thành vào năm 2020; tàu sắt cao tốc Tp.HCM – Cần Thơ sắp khởi công; hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp quốc lộ Nam Sông Hậu nối Cần Thơ với Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu…Theo các chuyên gia đánh giá, những dự án này sau khi đưa vào vận hành sẽ thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Đồng bằng sông Cửu Long, và trở thành điểm nhấn quan trọng trong sự chuyển mình của thị trường BĐS Tây Nam Bộ.
Các chuyên gia cũng cho rằng, các khu vực mới của miền Tây Nam Bộ dù chưa nổi trội về yếu tố kinh tế, xã hội nhưng tiềm năng về phát triển hạ tầng cũng như những định hướng của tỉnh đã và đang tạo tiền đề rõ nét để thu hút các doanh nghiệp lớn đổ về đây tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Trong đó, thị trường BĐS đã có dấu hiệu rục rịch vài năm trở lại đây. Với các dự án được quy hoạch bài bản, hạ tầng đồng bộ ghi nhận thanh khoản của dự án khá tốt. Cũng như các thị trường, phần lớn NĐT đến từ khu vực Tp.HCM tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lâu dài.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Bất động sản Cần Thơ sôi động trở lại
Khi thị trường địa ốc tại nhiều địa phương khác đang có dấu hiệu trầm lắng thì tại Cần Thơ, không khí giao dịch lại trở nên sôi động với hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành bất động sản. Thực tế cho thấy đang có một "làn sóng" đầu tư đổ về thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
Thiên thời địa lợi
Là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế và xã hội cao, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực công nghiệp, chế xuất, du lịch- dịch vụ...
Quy mô dân số tại Cần Thơ cũng không ngừng gia tăng. Mỗi năm địa phương này thu hút hàng trăm ngàn chuyên gia, công nhân, dân nhập cư về sinh sống và làm việc kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở.
Sở Xây dựng TP Cần Thơ cũng đang tập trung cho công tác lập quy hoạch phân khu đô thị 5 quận của thành phố bao gồm Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và Cái Răng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trong thời gian tới.
Quy hoạch đô thị ở Cần Thơ phát triển đô thị quy mô lan rộng ra các quận và vùng bên ngoài, thay vì tập trung ở khu vực trung tâm như các địa phương khác. Việc quy hoạch này nhằm mục tiêu hạn chế tình trạng quá tải ở trung tâm và không cần phải giãn dân khi đô thị hóa tăng nhanh.
Trong đó, ngoài những quận trung tâm đang được đầu tư thì quận Ô Môn được chú trọng để quy hoạch là vùng đô thị gắn kết và mở rộng của trung tâm của TP Cần Thơ; trung tâm công nghiệp chuyên ngành, công nghệ cao, công nghiệp điện năng cấp vùng...
Đặc biệt, sân bay quốc tế nằm giữa hai khu vực sẽ tạo động lực phát triển các đô thị vành đai dọc theo trục quốc lộ 91. Chính vì vậy, thời gian gần đây, nhiều dự án quy mô lớn đã được đầu tư tại Ô Môn khiến cho khu vực này trở nên sôi động và thu hút giới đầu tư.
Thị trường địa ốc lên ngôi
Thị trường bất động sản Cần Thơ khá đa dạng về mô hình sản phẩm từ đất nền đến nhà phố và căn hộ. Trong số đó, mô hình nhà phố xây sẵn đang được ưa chuộng. Đã có nhiều khu nhà phố đi vào hoạt động như khu nhà phố thương mại của VinGroup tại quận trung tâm, khu nhà phố Nam Long. Mới đây nhất, lần đầu tiên tại Tây Nam Bộ, khu đô thị thông minh đầu tiên mang tên Thành Đô được tung ra thị trường với mô hình nhà phố xây sẵn ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0 do LDG Group đầu tư.
Khu đô thị Thành Đô có tổng vốn đầu tư hơn 350 tỷ đồng do LDG Group phát triển.
Theo thông tin từ LDG Group - đơn vị đầu tư phát triển dự án cho biết khu đô thị Thành Đô có tổng vốn đầu tư hơn 350 tỷ đồng với quy mô 156 căn nhà phố xây sẵn có thiết kế 1 trệt 2 lầu sang trọng và hiện đại. Đây là mô hình thiết kế chuẩn mực mà LDG Group đã áp dụng thành công tại nhiều khu đô thị mà doanh nghiệp này đầu tư.
Đại diện LDG Group cho biết thị trường bất động sản tại Cần Thơ nói chung và Ô Môn nói riêng còn nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển. Trong đó nhu cầu về nhà ở thương mại của người dân tại nơi đây vẫn tăng cao và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, mặt bằng giá có thể tăng do chi phí đầu tư và xây dựng tăng cao. Do đó, càng đầu tư sớm, nhà đầu tư càng có cơ hội sinh lời cao.
So với nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... Cần Thơ vẫn là địa phương có mức giá bất động sản tốt, vừa túi tiền của nhiều người và cơ hội kiếm được lợi nhuận khá cao. Đây là đặc điểm của những nơi mà thị trường bất động sản mới và đang tăng trưởng.
Chẳng hạn, với dự án Thành Đô của LDG Group, nhà phố xây sẵn tại đây có giá chỉ khoảng hơn 2 tỷ đồng. Trong khi đó, một căn nhà phố 1 trệt 2 lầu, 2 phòng ngủ và nằm trong khu biệt lập với công nghệ hiện đại như vậy tại Bình Dương hay Đồng Nai sẽ có giá khoảng 3 - 4 tỷ đồng/căn. Nếu so với TP.HCM thì còn cao hơn nhiều lần.
Một chuyên gia cho biết bất động sản Cần Thơ chưa được phát triển đúng mức. Có lẽ, việc nhiều địa phương đang siết chặt cơ chế là thời cơ thuận lợi để Cần Thơ phát huy được hết tiềm năng. Do đó, không chỉ trong năm 2019 mà trong vòng vài năm tới, Cần Thơ sẽ là điểm đến của nhà đầu tư.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Nguồn cung hạn chế, liệu có còn căn hộ sắp bàn giao? Theo báo cáo thị trường BĐS quý IV/2018 và quý I/2019 của CBRE Việt Nam, số lượng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM rất hạn chế. Trong khi đó nhu cầu nhà ở luôn tăng cao khiến những dự án ngày càng có giá và thu hút sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt căn hộ sắp bàn giao. Ưu tiên...