Đại dương ‘biến dạng’ vì nóng lên toàn cầu: Con người đang lĩnh hậu quả ngay trước mắt

Theo dõi VGT trên

Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, nóng lên toàn cầu đã làm tăng nhiệt độ đại dương. Hệ quả là các cơn bão sẽ nhiều và dữ dội hơn bao giờ hết.

Đại dương biến dạng vì nóng lên toàn cầu: Con người đang lĩnh hậu quả ngay trước mắt - Hình 1

Ảnh minh họa: National Geographic

Mực nước biển có thể tăng thêm một mét và buộc hàng triệu người phải di cư vào năm 2100 nếu vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu không suy giảm, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc hôm 25/9.

Các kết luận rõ ràng từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu thuộc Liên Hợp Quốc (IPCC) cho biết mực nước biển tăng từ 30 đến 60 cm sẽ xảy ra cho dù mức độ biến đổi khí hậu có được kiềm chế hay không.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không giải quyết được nhiệt độ toàn cầu đang tăng, mực nước biển có thể tăng tới 110 cm.

Đại dương ‘biến dạng’ vì nóng lên toàn cầu

Phân tích do hội đồng ủng hộ Liên Hợp Quốc được trình bày tại Monaco cho biết biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ đại dương, khiến chúng bị ‘biến dạng’ không còn như trước. Cụ thể, chúng bị axit hóa hơn, nóng hơn, mực nước biển tăng cao hơn. Điều này có nghĩa là các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, siêu bão và El Nino chắc chắn sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn.

Báo cáo được nghiên cứu bởi hơn 100 tác giả từ 36 quốc gia và trên 7.000 ấn phẩm khoa học tham khảo là toàn diện nhất về những thay đổi trong đại dương và tầng băng của Trái đất cho đến nay.

Ko Barrett, phó chủ tịch của IPCC cho biết: “Đại dương và tầng băng của thế giới đã chịu đựng sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu trong nhiều thập kỷ dẫn đến hậu quả đối với tự nhiên cùng nhân loại đang lan rộng và nghiêm trọng hơn (lũ lụt ven biển, bão, siêu bão…)

Đại dương biến dạng vì nóng lên toàn cầu: Con người đang lĩnh hậu quả ngay trước mắt - Hình 2

Băng tan khiến cho Trái Đất lại thêm nóng hơn. Ảnh minh họa

Video đang HOT

Những thay đổi nhanh chóng đối với đại dương và các khu vực đóng băng trên hành tinh của chúng ta đang buộc người dân từ các thành phố ven biển đến Bắc Cực xa xôi phải thay đổi căn bản cách sống của họ.”

Báo cáo này cũng chỉ rõ các sông băng ở châu Âu, Đông Phi, vùng nhiệt đới của dãy Andes và Indonesia có thể mất 80% khối lượng vào cuối thế kỷ này nếu biến đổi khí hậu tiến triển theo tốc độ hiện tại.

Những thay đổi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước, hậu quả sẽ đánh vào nông nghiệp, du lịch và công nghiệp năng lượng.

IPCC kết luận rằng các đại dương đã hấp thụ một phần tư lượng khí thải toàn cầu kể từ những năm 1980, khiến chúng có tính axit cao hơn. Hội đồng các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng thềm băng Bắc Cực đang giảm diện tích và khối lượng.

Ngay cả khi cộng đồng quốc tế quản lý để giữ nhiệt độ tăng dưới mức mục tiêu 2 độ C được quy định trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ mất 25% bề mặt ngoài cùng của nó.

Tuy nhiên, nếu khí nhà kính tiếp tục duy trì như hiện tại thì con số đó có thể lên tới 70% vào năm 2100.

Mực nước biển dâng và băng tan sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc sống của 670 triệu người sống ở vùng núi, 680 triệu người sống ở vùng ven biển thấp, 4 triệu người sống ở khu vực Bắc Cực và 65 triệu người sống trên các hòn đảo nhỏ.

Một loạt các loài động vật cũng sẽ đối mặt với sự tuyệt chủng khi khí hậu Trái đất thay đổi.

Khoảng 50% các vùng đất ngập nước, nơi thảm thực vật bảo vệ bờ biển chống xói mòn đã biến mất trong 100 năm qua do sự phát triển của con người, thời tiết khắc nghiệt hoặc mực nước biển dâng cao.

“Từ khóa bây giờ là thích ứng. Điều này cho phép chúng ta giải quyết nhiều rủi ro gặp phải và giúp chúng ta giảm tác động của những rủi ro đó. Đó là lý do tại sao cần phải hành động sớm”, Carolina Adler, nhà khoa học người Chile và một trong số các tác giả của báo cáo phát biểu.

Điều này đòi hỏi các quốc gia phải tuân theo Thỏa thuận Paris, phải giới hạn nhiệt độ dưới 2 độ C cũng như đảm bảo sự phối hợp thực sự giữa các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

IPPC tin rằng việc hạn chế xây dựng đô thị ở các khu vực ven biển có thể mang lại hiệu quả đối với các rủi ro trong tương lai. Các biện pháp khác như xây dựng các cơ cấu phòng chống lũ lụt chỉ đóng vai trò là biện pháp tạm thời và sẽ không thể ứng phó được mực nước biển dâng trong tương lai.

Theo Helino

Thất vọng lớn từ hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc

Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Khí hậu ngày 23/9 tập trung vào những cam kết cụ thể nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tránh để Trái Đất phải chịu những hậu quả thảm khốc nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, dường như các nhà lãnh đạo vẫn nói nhiều, hành động ít.

Ít kế hoạch đột phá

Thất vọng lớn từ hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc - Hình 1

Quang cảnh hội nghị Liên hợp quốc về khí hậu. Ảnh: Hoài Thanh (P/v TTXVN tại Mỹ)

Tờ New York Times cho rằng Mỹ, nước đã rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, thậm chí còn không muốn phát biểu tại hội nghị dù sau đó Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đột ngột xuất hiện tại Đại hội đồng vào cuối buổi sáng.

Ông Michael R. Bloomberg, cựu Thị trưởng New York và hiện là đặc phái viên về khí hậu của Liên hợp quốc, đã nói trực tiếp với ông Trump: "Hy vọng cuộc thảo luận của chúng tôi ở đây sẽ hữu ích cho Ngài khi hoạch định chính sách khí hậu".

Sự thể hiện của Mỹ ở hội nghị chống biến đổi khí hậu năm nay khác nhiều so với một số năm trước đây. Những năm đó, Mỹ đã chủ động thúc đẩy các nước khác, trong đó có Trung Quốc, hành động nghiêm túc hơn về biến đổi khí hậu. Mỹ đã thông báo ý định rút khỏi Thỏa thuận Paris ký năm 2015. Mỹ hiện cũng chưa tuân thủ đúng tiến độ để đạt được cam kết theo thỏa thuận. Chính quyền của ông Trump phớt lờ một loạt quy định về môi trường vốn được đặt ra để giảm lượng thí thải gây hiệu ứng nhà kính từ phương tiện giao thông, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, giếng dầu...

Về phía Trung Quốc, nước này không có tín hiệu gì cho thấy sẵn sàng đưa ra các mục tiêu mạnh mẽ hơn để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch như nhiều người kỳ vọng. Ông Wang Yi, đại diện đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã lưu ý rằng Trung Quốc đang giữ cam kết đã đưa ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015, trong khi một số quốc gia thì không. Trung Quốc quyết định không đưa ra tham vọng lớn hơn một phần liên quan tới tình trạng kinh tế đang giảm tốc hiện nay do vướng vào chiến tranh thương mại với Mỹ.

Điều đó cũng cho thấy Trung Quốc chưa muốn hành động mạnh hơn trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu khi các nước giàu hơn không chịu hành động tương xứng. Liên minh châu Âu không có ý định giảm khí thải nhanh hơn. Mỹ không đạt cam kết ban đầu về chống biến đổi khí hậu. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng chỉ cho biết nước này sẽ tăng sử dụng năng lượng tái tạo tới năm 2022 nhưng không có cam kết nào về giảm phụ thuộc vào than đá.

Đó là ba nước thải CO2 nhiều nhất thế giới. Còn các lãnh đạo nước khác cũng chỉ đưa ra những cam kết không đáng kể. Nga cho biết đã thông qua Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, song không cam kết gì hơn về biện pháp cắt giảm khí thải trong ngành xăng dầu nhà nước quản lý.

Trong bài phát biểu mở đầu hội nghị, nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg đã chỉ trích mạnh mẽ các lãnh đạo thế giới hành động lề mề, trong khi vấn đề biến đổi khi hậu đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Cô nói: "Con mắt của mọi thế hệ tương lai đang nhìn các ngài. Nếu các ngài không đáp ứng kỳ vọng của chúng tôi, tôi nói rằng chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho các ngài".

Đòi hỏi cấp bách

Thất vọng lớn từ hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc - Hình 2

Người dân tham gia tuần hành chống biến đổi khí hậu tại Los Angeles, California, Mỹ, ngày 20/9. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Hành động Khí hậu năm nay diễn ra trong bối cảnh số liệu khoa học mới cho thấy thế giới đang nóng lên nhanh hơn và mối nguy hiểm của tình trạng ấm lên toàn cầu đang ngày càng rõ ràng. Bão lũ ngày càng nguy hiểm hơn, hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao kỷ lục.

Đây là thời điểm mà những nước sả thải khí CO2 nhiều nhất thế giới có thể tăng cường hành động. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao và nhà hoạt động đã theo dõi sát sao các hội nghị về biến đổi khí hậu nhiều năm qua cho biết họ rất thất vọng. Ông Andrew Steer, Giám đốc Viện Nguồn lực thế giới và là cựu quan chức Ngân hàng Thế giới cho biết đa số các nền kinh tế lớn đều không đáp ứng kỳ vọng. Ông nói: "Sự thiếu tham vọng của họ đối lập mạnh mẽ với đòi hỏi hành động ngày một tăng trên khắp thế giới".

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nói: "Tôi sẽ không còn ở đây nhưng cháu gái tôi và cháu chắt các ngài sẽ ở đây. Tôi không chấp nhận đồng lõa để hủy hoại ngôi nhà duy nhất của chúng". Ông Guterres đã gửi lời kêu gọi trực tiếp những quốc gia đang dùng tiền thuế để trợ cấp các dự án nhiên liệu hóa thạch mà theo ông đã làm bão lũ mạnh hơn, dịch bệnh nhiệt đới tràn lan hơn và gia tăng xung đột. Ông nói: "Chúng ta đang ở trong cái hố sâu khí hậu. Để thoát ra, chúng ta trước tiên phải chấm dứt đào cho nó sâu thêm".

Các nhà hoạt động dường như đã mất kiên nhẫn với tốc độ hành động chậm chạp của lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết trong báo cáo mới nhất ngày 22/9 rằng giai đoạn 5 năm từ 2014-2019 là giai đoạn nóng kỷ lục. Khí CO2, tác nhân chính khiến Trái Đất ấm lên, đang được thải vào bầu khí quyển với mức cao kỷ lục. Băng tan và nước biển dâng lên nhanh chóng. Nhiệt độ toàn cầu trung bình cao hơn 1,1 độ C so với thời kỳ giữa thế kỷ 19. Với tốc độ ấy, nhiệt độ toàn cầu trung bình sẽ cao hơn 3 độ C vào cuối thế kỷ này.

Nghiên cứu cho thấy nếu khí thải tiếp tục tăng như hiện nay thì số người cần viện trợ nhân đạo do thiên tai có thể tăng gấp đôi vào năm 2050. Báo cáo của 13 cơ quan liên bang Mỹ năm 2018 cho thấy nếu không thể kiềm chế Trái Đất ấm lên, kinh tế Mỹ sẽ giảm 10% cuối thế kỷ này.

Dù những nước như Mỹ và Trung Quốc không hành động gì đáng kể nhưng hội nghị cũng đạt được một số biện pháp cụ thể. Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng thư ký LHQ Guterres đã thông báo một số nỗ lực nhằm không phát thải khí độc vào không khí tới năm 2050. Một số lãnh đạo quỹ tài sản cho biết họ sẽ hướng tới các khoản đầu tư không phát thải khí độc cũng vào năm 2050. Hàng chục doanh nghiệp cam kết tuân thủ mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị đã thu hút được nhiều tiền hơn để giúp các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua Quỹ Khí hậu Xanh. Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Na Uy đã tăng gấp đôi số tiền cam kết đóng góp cho quỹ. Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra kế hoạch trị giá 60 tỷ USD trong 10 năm để đẩy nhanh quá trình chuyển sang dùng năng lượng sạch. Bang New Jersey và vùng lãnh thổ Puerto Rico đã cam kết ngừng mở nhà máy than mới sau năm 2020. Tổng cộng có 32 quốc gia, 25 chính quyền dưới cấp quốc gia và 34 doanh nghiệp cam kết không mở thêm nhà máy than.

Khi mà tình trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc cho thiên nhiên và con người, những gì mà Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về chống biến đổi khí hậu đạt được chỉ khiến người ta thêm lo ngại.

Theo Thùy Dương/Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giớiKhám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
14:46:50 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Cặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấyCặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấy
23:49:02 23/12/2024
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phụcQuỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
23:33:36 23/12/2024
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2
23:43:04 23/12/2024
Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ SoobinSự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin
21:54:50 23/12/2024
Sự nghiệp của Thích Tiểu Long: Thành công nhờ cha, thất bại cũng từ chaSự nghiệp của Thích Tiểu Long: Thành công nhờ cha, thất bại cũng từ cha
21:15:20 23/12/2024
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảmQuán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm
23:26:00 23/12/2024
Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịpNhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp
23:54:33 23/12/2024

Tin mới nhất

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới

05:48:33 24/12/2024
Một trong những ưu tiên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan là đẩy lùi các nhóm người Kurd ở phía Bắc có liên hệ với PKK - một tổ chức từ lâu đã đấu tranh cho người Kurd tự trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt

Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia về vấn đề khí đốt

05:46:29 24/12/2024
Tổng thống Ukraine nhận định Thủ tướng Slovakia không thể hiện sự quyết tâm muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga. Ông cho rằng đây là một vấn đề an ninh lớn đối với cả châu Âu và chính Slovakia.
Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc

Mỹ: Điều tra ngành công nghiệp chip của Trung Quốc

05:44:33 24/12/2024
Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống từ năm 2017-2021, ông Donald Trump cũng sử dụng mục trên để áp dụng các biện pháp thuế quan đối với sản phẩm của Trung Quốc.
Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn

Công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sập cầu tại Brazil gặp khó khăn

05:40:53 24/12/2024
Được xây dựng từ năm 1960, cầu Juscelino Kubitschek de Oliveira dài 0,5 km là một tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Brasilia với thành phố Belem ở miền Bắc. Nguyên nhân vụ sập cầu đang được điều tra, làm rõ.
Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria

Căng thẳng tại Trung Đông: Iran cam kết ủng hộ chủ quyền của Syria

05:29:06 24/12/2024
Phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Qatar Mohammed Bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani, ông Sharaa cho biết đã mời Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani sang thăm Syria.
Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido

Pháp: Quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của bão Chido

05:27:24 24/12/2024
Cờ rủ được treo trên khắp cả nước. Chính phủ và người dân đã dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số. Trên mạng xã hội X, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ chia buồn với người dân tại Mayotte.
Mỹ: Ông Donald Trump bổ nhiệm người đứng đầu Hội đồng cố vấn tiền điện tử

Mỹ: Ông Donald Trump bổ nhiệm người đứng đầu Hội đồng cố vấn tiền điện tử

05:25:38 24/12/2024
Các sắc lệnh này có thể bao gồm việc tạo ra một kho dự trữ Bitcoin, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho ngành và chính thức hóa hội đồng tiền điện tử.
Ông Trump làm thay đổi cách tiếp cận của phương Tây với Ukraine

Ông Trump làm thay đổi cách tiếp cận của phương Tây với Ukraine

05:06:04 24/12/2024
Ông Waltz cũng chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo ông, chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ không thể xác định rõ ràng mục tiêu của Washington trong tình huống này.
Pháp ghi nhận số vụ bài Do Thái tăng vọt trong năm 2024

Pháp ghi nhận số vụ bài Do Thái tăng vọt trong năm 2024

05:03:32 24/12/2024
Mặc dù vậy, ước tính cho thấy các vụ việc chống người Hồi giáo đã giảm xuống còn 143 vụ trong cùng kỳ năm 2024, giảm so với mức 242 vụ năm 2023.
Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine

Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine

05:01:27 24/12/2024
Người phát ngôn của Điện Kremli Dmitry Peskov cảnh báo việc triển khai quân đội nước ngoài tại Ukraine sẽ gây ra hậu quả cực kỳ xấu và có khả năng không thể đảo ngược.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển

Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển

04:52:56 24/12/2024
Trong khi đó, các lực lượng còn lại của Liên bang Nga tại Syria đã hoàn tất việc rút quân khỏi các khu vực xa xôi và tập trung tại hai địa điểm chính là Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus".

Có thể bạn quan tâm

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Phim châu á

07:16:19 24/12/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Firefighters (tạm dịch: Lính Cứu Hỏa) hiện đang khuynh đảo phòng vé Hàn Quốc với sự góp mặt của Joo Won
10 mỹ nhân viral nhất Trung Quốc 2024: Bản sao Lưu Diệc Phi bét bảng, hạng 1 càng bị ném đá càng hot

10 mỹ nhân viral nhất Trung Quốc 2024: Bản sao Lưu Diệc Phi bét bảng, hạng 1 càng bị ném đá càng hot

Hậu trường phim

07:12:10 24/12/2024
Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của các nữ diễn viên sinh thuộc lứa 95 trên màn ảnh nhỏ. Mỗi người một vẻ, mỗi người một tài, họ đã cùng nhau tạo nên một bức tranh đa màu sắc của làng phim truyền hình.
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Sao việt

06:51:21 24/12/2024
Thời gian qua, thông tin ca sĩ Như Quỳnh mời Hồ Văn Cường biểu diễn cùng trong liveshow của mình gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều
Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Nhạc việt

06:48:38 24/12/2024
Sau tin đồn bị đòi nợ hơn 1,5 tỷ, Liz Kim Cương đáp trả bằng một bản ballad ngọt ngào mang tên Tình Yêu Không Như Phim Hàn Quốc
Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhạc quốc tế

06:41:20 24/12/2024
Là nhóm nhạc có fanbase quốc tế nổi bật nhất Kpop hiện tại, màn comeback của Stray Kids lập tức thiết lập nên nhiều thành tích khủng.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Netizen

06:29:50 24/12/2024
Trong đêm, người dân ở Long An phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở trước cổng chùa, bên cạnh có tờ giấy nhờ nuôi bé nên người.
Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Ẩm thực

06:02:43 24/12/2024
Cánh gà nướng mật ong mù tạt là món ăn tuyệt vời cho những buổi tiệc, bữa ăn nhẹ hoặc trong mùa Giáng sinh quây quần cùng gia đình.
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sức khỏe

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Sao âu mỹ

05:58:29 24/12/2024
Ngôi sao 55 tuổi Jennifer Lopez vượt qua khó khăn bằng cách nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra là vì cô cần rút ra bài học cho chính mình.
Lễ hội mùa đông Al Barari: Không gian Giáng sinh độc đáo tại Dubai

Lễ hội mùa đông Al Barari: Không gian Giáng sinh độc đáo tại Dubai

03:26:54 24/12/2024
Lễ hội mùa đông Al Barari không chỉ là một sự kiện giải trí mà còn là điểm đến lý tưởng để cả gia đình tận hưởng không khí mùa lễ và tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ tại Dubai.
Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.