Đại dự án du lịch ở Ninh Bình: Vi phạm Luật đê điều?
Trao đổi với NTNN/Dân Việt về đại dự án du lịch Kênh Gà – Vân Trình mà tỉnh Ninh Bình đang dự định triển khai, nhiều nhà khoa học đã phản đối quyết liệt dự án này. Lý do: Nạo vét lòng sông cũng không đảm bảo thoát lũ, thậm chí dự án này còn có dấu hiệu vi phạm Luật đê điều?
Làm đồng bộ, không làm dần dần
Theo đánh giá của Viện Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Thủy lợi), đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long, tổng dung tích trữ lũ bị mất đi khi có đại dự án du lịch Kênh Gà – Vân Trình sẽ dao động từ khoảng 8 – 12 triệu m3. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy trên sông Hoàng Long sẽ bị tăng đột ngột khiến mực nước bị dềnh lên, với mức tăng nước lũ từ 6-12cm. Đặc biệt, sông Hoàng Long đoạn từ Kênh Gà đến Gián Khẩu sẽ là khu vực chịu áp lực lũ nặng nề nhất.
Ông Trần Văn Công làm cỏ cho ruộng cấy trên cánh đồng xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh: Trần Quang
Với mục tiêu hạn chế tối đa việc tăng mực nước lũ trên sông Hoàng Long, đồng thời vẫn đảm bảo việc thoát lũ khi vùng trữ lũ bị mất, một trong các giải pháp đang được đơn vị tư vấn chỉ ra, đó là phải mở rộng và nạo vét đoạn sông hạ du nhằm tăng khả năng thoát lũ từ sông Hoàng Long ra sông Đáy.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, với kịch bản dung tích trữ lũ mất đi 12 triệu m3, cần phải mở rộng sông Hoàng Long đoạn từ Bến Đế tới Gián Khẩu (chiều dài khoảng 14km) thêm 130 – 180m, kết hợp với nạo vét lòng dẫn. Nguồn kinh phí để thực hiện cho việc nạo vét, mở rộng lòng dẫn sông Hoàng Long khi có dự án Kênh Gà – Vân Trình ước tính sẽ lên tới 600 – 900 tỷ đồng.
Về vấn đề này, GS-TSKH Phạm Hồng Giang cho rằng: “Nếu có sự nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, phương án nạo vét, mở rộng lòng sông có thể thực hiện được. Tuy nhiên theo tôi, tỉnh Ninh Bình và đơn vị tư vấn cần bổ sung, đánh giá thêm các tác động tới thoát lũ khi có dự án du lịch Kênh Gà – Vân Trình”.
Cũng theo ông Giang, để đảm bảo hiệu quả, việc triển khai cải tạo mở rộng sông Hoàng Long cũng nên làm đồng bộ chứ không được làm dần dần. “Riêng về kinh phí để thực hiện quy hoạch, bao gồm việc nạo vét, mở rộng sông Hoàng Long và các giải pháp khác để đảm bảo thoát lũ an toàn sẽ phải do chủ đầu tư của dự án du lịch Kênh Gà – Vân Trình chi trả, chứ không thể nói chung chung là lấy nguồn từ xã hội hóa” – ông Giang khẳng định.
Video đang HOT
GS-TS Vũ Trọng Hồng – nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam- một người hiểu rất rõ áp lực lũ trên sông Hoàng Long cũng cho biết: Trước đây, khi tính đến phương án thoát lũ cho khu vực sông Hoàng Long, Nhà nước đã có tính toán rất kỹ lưỡng nhiều phương án, song cuối cùng chỉ chọn duy nhất phương án lập trữ lũ mà đến giờ tỉnh Ninh Bình và một số nhà khoa học, chuyên gia cho rằng, phương án nạo vét, mở rộng lòng sông có thể thoát được lũ an toàn thì khó khả thi. Bởi sông Hoàng Long mỗi lần có lũ đều rất lớn và nhanh, để thoát được khối lượng nước khổng lồ đó phải cần đến vùng trữ lũ chứ việc nạo vét không thể giải quyết được vấn đề gì. “Nếu lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và một số chuyên gia, nhà khoa học đồng ý với phương án nạo vét, mở rộng lòng sông để thoát lũ thì yêu cầu mọi người cần xem lại lịch sử việc lập quy hoạch phòng, chống lũ ở đây mới thấy rõ được vấn đề, mới có thể không mắc sai lầm. Theo tôi, cách nhanh nhất bây giờ là UBND tỉnh Ninh Bình cần xin ý kiến của Bộ NNPTNT, nếu Bộ đồng ý mới có thể tiến hành phương án nạo vét, mở rộng sông Hoàng Long” – ông Hồng nhấn mạnh.
Nếu Ninh Bình vẫn cố cho triển khai xây dựng khu du lịch trên vùng trữ lũ có quy hoạch lâu dài rõ ràng là vi phạm vào luật phòng chống thiên tai và đê điều”. GS-TS Vũ Trọng Hồng
Ông Hồng cho hay: “Chúng ta cần xét dự án này trong điều kiện biến đổi khí hậu, để thấy tầm quan trọng của việc chống lũ. Đối với sông Hồng dự kiến lũ thiết kế xuất hiện tương ứng 700 năm, như vậy lớn hơn lũ thiết kế hiện nay là 500 năm. Đối với sông Hoàng Long cũng phải tính toàn lại, với lũ lớn hơn, do điều kiện khí tượng thuỷ văn cũng như địa hình đã thay đổi… Hơn nữa điều này còn được thể hiện trong việc quyết định điều chỉnh quy trình điều tiết lũ gần đây của Thủ tướng đối với một số công trình thuỷ điện, từ việc giữ mực nước trong hồ phải đảm bảo như mức nước lũ thiết kế (quyết định trước đây), nay theo đề nghị của hạ du không được ngập, thì hồ chứa buộc phải xả trước lũ…”.
Chú trọng sinh kế người dân trong vùng dự án
Theo ông Giang, đến nay, tỉnh Ninh Bình mới chỉ hứa hẹn và đưa ra con số chung chung về phương án giải quyết việc làm chứ chưa đưa con số cụ thể. Họ được hưởng lợi gì từ dự án? Số dân phải di dời là bao nhiêu?…Tôi thấy một số dự án lâu nay lấy đất của dân, hứa đào tạo thu hút lao động vào làm việc, nhưng rồi vài năm họ cho nghỉ việc. Mà cũng chẳng ai kiện được doanh nghiệp, bởi họ lấy lí do lao động địa phương… không đáp ứng được yêu cầu” – ông Giang nhấn mạnh.
Nói thêm về dự án sân golf, một trong những hạng mục công trình quan trọng mà Ninh Bình muốn xây dựng trong vùng trữ lũ, ông Hồng cho rằng: “Về nguyên tắc, đã là vùng trữ lũ thì không được phép cho xây dựng những công trình kiên cố, mà chỉ nên cho xây dựng một số công trình đơn giản như khu neo đậu tàu bè, khu bơi lội, vui chơi, khi lũ về cho phép tháo bỏ công trình đó nhanh chóng (như kinh nghiệm của nước Mỹ)… Việc xây dựng dự án du lịch, trong đó có hạng mục công trình sân golf sẽ làm thay đổi quy hoạch phòng, chống lũ nên việc Bộ NNPTNT từ chối tham gia ý kiến về dự án sân golf Kênh Gà – Vân Trình cũng là rất hợp lý và đúng đắn”.
Theo Danviet
Di tích quốc gia hơn 300 tuổi có nguy cơ đổ sập
Đình Vân Thị (Ninh Bình) được xây dựng năm 1699 thờ Thái sư Tô Hiến Thành, người có công phò tá các vua nhà Lý đánh giặc, đang xuống cấp nghiêm trọng.
Nằm ở xã Gia Tân (Gia Viễn, Ninh Bình), đình Vân Thị được coi là "báu vật" của người dân trong xã. Năm 1699, vua Lê Hy Tông đã cho xây dựng lại đình để tưởng nhớ công lao của Thái sư Tô Hiến Thành, người có công phò tá hai vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông.
Đình được xây dựng trên khu đất rộng 4.000 m2, bên phải có sông Vân Thị, sông Hoàng Long hợp giao, trước mặt là núi Thiệu tạo phong cảnh hữu tình, bốn bề không gian thoáng đãng.
Ngôi đình 300 tuổi ở làng Vân Thị hiện xuống cấp nghiêm trọng, mái ngói võng xuống. Ảnh: Phương Vy.
Đình gồm hai khu trong và ngoài đều được thiết kế theo lối kiến trúc thời hậu Lê. Tiền đường của đình ngoài gồm năm gian, dài 18 m, rộng 10 m, thiết kế vững chắc với 24 cột gỗ lim có đường kính 0,6 m nâng đỡ toàn bộ phần mái. Hậu cung gồm ba gian, bốn vì, các cột, kèo đều làm bằng gỗ lim, lợp ngói nam.
Cụ Đặng Thi (68 tuổi) cho biết, đình là nơi tôn nghiêm, ngoài thờ đức Thánh Tô còn thể hiện nét đẹp trong văn hóa cộng đồng. "Mọi công to việc lớn của làng đều diễn ra tại đây. Các cụ cao niên, người có vai vế được mời ngồi giữa đình nêu ý kiến và đưa ra những quyết sách cho dòng tộc, làng xã", cụ Thi nói.
Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, ngôi đình là nơi gặp gỡ của nhiều cán bộ cách mạng. "Các đồng chí như Tố Hữu, Trần Tử Bình, Vũ Thơ, Phan Lang... thường có mặt ở đình Vân Thị chỉ đạo phong trào cách mạng chung ở Ninh Bình thời kháng chiến chống Pháp. Còn kháng chiến chống Mỹ, ngôi đình cũng chứng kiến hàng trăm cuộc tiễn đưa thanh niên làng lên đường nhập ngũ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì có vị trí quan trọng, đình trở thành mục tiêu bắn phá của máy bay giặc và hứng chịu hàng chục quả bom", cụ Thi kể tiếp.
Mang nhiều giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, năm 2006 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng đình Vân Thị là di tích văn hóa cấp quốc gia.
Nhiều mảng tường nứt toác từ chân tới mái ngói. Ảnh: Phương Vy.
Qua hơn 300 năm tồn tại với sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, hiện đình bị xuống cấp nghiêm trọng. Tiền đường của đình ngoài đang bị bỏ hoang, nhiều bức tường nứt toác từ chân lên tới ngói, vôi vữa bong tróc loang lổ, để lộ cả gạch đỏ bên trong. Nền nhà ẩm ướt, rêu mốc phủ kín từng viên gạch. Mái ngói nhiều nơi vỡ vụn, xếp chồng lên nhau, một vài chỗ ngói vỡ thấy được cả bầu trời. 24 cột gỗ lim chống đỡ mái đang bị mục rỗng. Nhiều vì, kèo bị gãy mộng người dân phải dùng các miễng gỗ hay dây thép buộc để giữ tạm.
"Mỗi lần có mưa là đình ngập nước khiến cho nền vốn đã thấp khi ngấm nước lâu ngày càng ẩm ướt hơn. Nếu không tu sửa kịp thời ngôi đình có thể đổ sập bất cứ lúc nào, nhất là mùa mưa bão sắp tới", một người dân cho hay.
Ông Phạm Trung Đức, Phó ban quản lý di tích đình Vân Thị cho biết, đình đã trải qua 7 lần tu sửa từ năm 1891 đến trước thời điểm được công nhận Di tích văn hóa quốc gia. Tuy nhiên do tu sửa thiếu đồng bộ, không tính toán tổng thể, cộng với tuổi đời của đình quá cao nên ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
"Trước khi đón bằng, chúng tôi đã vận động nhân dân góp công góp của để tu sửa đình nhưng chỉ được phần mái và hậu cung vì tổng số tiền huy động chỉ được 300 triệu. Trước việc đình có nguy cơ đổ, nhân dân trong làng có ý kiến kêu gọi đóng góp tu sửa nhưng còn phải chờ ý kiến của cấp trên", ông Đức nói và cho biết thêm nhiều lần ông mang đơn gõ của cơ quan chức năng nhưng không nhận được kết quả.
Ông Trịnh Văn Hiếu, Trưởng phòng Di sản (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình) cho biết, ba di tích cấp quốc gia của xã Gia Tân là đình Vân Thị, đình Trùng Hạ và đình Trùng Thượng đều có chủ trưởng đầu tư tu sửa từ năm 2008 bằng nguồn vốn Trung ương. Tuy nhiên, đến nay mới có hai dự án được phê duyệt và cấp kinh phí. "Đình Vân Thị, về chủ trương đã có dự án trùng tu, sửa chữa nhưng vì ngân sách hạn hẹp nên vẫn phải chờ đợi", ông Hiếu nói.
Nền nhà ẩm ướt, các cột gỗ lim bị mối mọt ăn hư hỏng rất nhiều. Ảnh: Phương Vy.
Tô Hiến Thành quê gốc Hà Tây, là con trai của quan lệnh doãn Tô Trung trông coi phủ Tràng An (Ninh Bình). Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh xuất chúng. Năm 21 tuổi ông đỗ đầu bảng thái học sinh và được vua ban phẩm hàm Vĩnh Lộc đại phu. Khi làm quan trong triều Lý, nhờ tài mưu lược hơn người, nhiều lần đánh thắng quân giặc, ông được triều đình trọng dụng.
Sau khi vua Lý Anh Tông băng hà, thái tử Lý Long Trát lên ngôi vua lấy hiệu Lý Cao Tông, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên Thái sư Tô Hiến Thành được giao phụ chính. Trông coi triều chính giúp vua được 25 năm thì ông mất. Để tưởng nhớ công lao của ông đối với đất nước, nhà vua cho lập đền thờ ở làng Vân Ấp (nay là làng Vân Thị). Thời vua Lê Hy Tông, hiệu Chính Hòa thứ 20 (năm 1699), nhà vua cho xây dựng lại đình như ngày nay.
Phương Vy
Theo VNE
Công an giúp dân gặt lúa chạy lũ Lũ về bất ngờ khiến hàng chục ha lúa chiêm xuân của nông dân Nho Quan (Ninh Bình) có nguy cơ mất trắng. Hơn 100 cán bộ chiến sĩ công an đã được huy động xuống đồng cứu lúa giúp dân. Cán bộ, chiến sĩ công an huyện Nho Quan chèo thuyền gặt lúa giúp dân chạy lũ. Ảnh: Tấn Đạt. Sáng 27/5,...