Đại đô thị – nguồn cung lớn cho phân khúc căn hộ
Các dự án đại đô thị với diện tích từ 100 ha trở lên được triển khai tại các quận, huyện xa trung tâm đang là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong bối cảnh quỹ đất tại các khu trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.
Khu đô thị Vinhomes Ocean Park ( Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Với hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, nhu cầu sống rộng rãi, thoáng đãng, hòa mình cùng thiên nhiên đang khiến cư dân các thành phố lớn có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm. Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 kéo dài suốt thời gian qua càng thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu này.
Những ngôi nhà đủ rộng rãi, tiện nghi với các dịch vụ hoàn chỉnh không quá xa đang trở thành hình mẫu hướng tới của nhiều gia đình. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án đại đô thị có diện tích trên 100 ha hầu hết đều ở Thành phố Thủ Đức, Nhà Bè hoặc các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…
Tương tự, tại Hà Nội, nhiều dự án đại đô thị cũng đang được định vị tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh… hoặc tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…
Cũng không trói buộc vào khái niệm cố hữu về một không gian sống rộng rãi, khoáng đạt, các đại đô thị mới được quy hoạch bằng cách “nén” cư dân trong một không gian đô thị phong phú, nhường diện tích cho các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, bể bơi, thậm chí biển nhân tạo, khu vui chơi, đường giao thông…
Video đang HOT
Theo các chuyên gia bất động sản, đại đô thị đang tái định hình không gian đô thị tại Việt Nam, nơi các dự án cũ thông thường là các khu đô thị ngổn ngang với điều kiện hạ tầng cơ bản thiếu đồng bộ do bị hạn chế về diện tích, áp lực lợi nhuận của chủ đầu tư, do đó vận hành thiếu hiệu quả.
Hôi Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra phân tích, nếu hình dung các luồng giao thông là các bình thông nhau, thì việc hình thành các khu đại đô thị là cách tạo thêm những nhánh rẽ mới, giảm áp lực đến các đường ống chính. Áp lực mà hệ thống giao thông đang phải chịu đến từ việc tổ chức hệ thống giao thông chưa thực sự thông minh, dẫn đến việc quá tải.
Vấn đề của hệ thống đô thị Việt Nam là giải quyết giao thông bằng cách tăng mật độ sống tại các khu chung cư khu đô thị, dành diện tích còn lại để mở rộng đường sá, tăng lưu lượng.
Sống trong một khu đô thị đông đúc không phải là mơ ước của phần lớn mọi người. Họ hướng ước mơ ra các khu vườn rộng rãi, thoáng mát ở khu vực ngoại thành. Nhưng để so sánh với sự tiện lợi cho đời sống hàng ngày, các khu đại đô thị với đầy đủ các chức năng vẫn là sự lựa chọn của phần lớn gia đình.
VARS cho rằng, đa dạng không gian sinh hoạt và các tiện ích dành cho cư dân không chỉ là cách giúp chủ đầu tư thu hút khách hàng – những người có yêu cầu ngày càng cao về không gian sống và làm việc, mà còn giúp dự án có giá bán tốt hơn.
Mặc dù xa trung tâm, nhưng với chất lượng xây dựng tốt, cùng với hạ tầng đồng bộ, các dự án đại đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh thường có mức giá thấp nhất khoảng 35 – 40 triệu đồng/m2; nhiều dự án cao cấp còn có mức giá lên tới 70 – 80 triệu đồng/m2.
Một số dự án đại đô thị nổi bật tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Vạn Phúc City, Khu đô thị An Phú – An Khánh, Laimian City, Đông Thăng Long, Vinhomes Grand Park, Zeitgeist Nhà Bè, Aqua City…
Tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận, các dự án đại đô thị nổi bật, cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn căn hộ với mức giá xung quanh 30 – 40 triệu đồng/m2 có thể kể đến: Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Ocean Park 2, Vinhomes Riverside Long Biên, Ecopark (Hưng Yên, tiếp giáp Hà Nội), Gamuda City, Ciputra…
Mở rộng đô thị đồng thời với việc triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc, cầu, cầu vượt, mở rộng các con đường hiện hữu… đang tạo cơ hội cho nhà đầu tư phát triển những dự án đại đô thị.
Tuy nhiên, VARS nhận xét, vấn đề thời gian cấp phép cho dự án vẫn kéo dài cũng như thủ tục phức tạp đang là một cản trở cho các chủ đầu tư trong kế hoạch phát triển đại đô thị trên thị trường bất động sản trong ít nhất một năm tới. (TTXVN)
Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với vải thiều chín sớm Tân Yên
Ngày 1/6, tại xã Phúc Hòa, UBND huyện Tân Yên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, Công ty Vinaintech phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá chất lượng cảm quan đối với sản phẩm vải thiều chín sớm Tân Yên (Bắc Giang), Phù Cừ (Hưng Yên) và Đông Triều (Quảng Ninh).
Các đại biểu thực hiện đánh giá chất lượng cảm quan đối với sản phẩm vải thiều chín sớm.
Đây là một trong những nội dung nằm trong dự án "Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều chín sớm Tân Yên của tỉnh Bắc Giang" do Tiến sỹ Vương Thị Thanh Trì, Giám đốc Công ty Vinaintech làm Chủ nhiệm.
Tiến sỹ Vũ Thanh Hải, Học viện nông nghiệp Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.
Tại hội thảo, dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Vũ Thanh Hải, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại diện một số doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân trồng, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên... đã trực tiếp quan sát, nếm thử, cân trọng lượng 3 sản phẩm gồm vải thiều chín sớm Tân Yên, vải lai chín sớm Phù Cừ (Hưng Yên) và vải thiều chín sớm Đông Triều (Quảng Ninh). Tiến sỹ Vũ Thanh Hải chỉ ra những yếu tố tạo nên danh tiếng và sự khác biệt của sản phẩm vải chín sớm Tân Yên như hình dáng, màu sắc, trọng lượng, hương vị; kỹ thuật nhân giống và duy trì giống; kỹ thuật chăm sóc, chất đất, thời tiết.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang Nguyễn Phúc Thương cho biết, vải thiều chín sớm Tân Yên nhiều năm qua đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa được cấp chỉ dẫn địa lý. Hội thảo là một trong những nội dung, cơ sở để cơ quan chức năng tiến hành các bước tiếp theo nhằm xây dựng và bảo hộ thành công nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm vải thiều chín sớm Tân Yên.
Theo Tiến sỹ Vương Thị Thanh Trì, Giám đốc Công ty Vinaintech, chỉ dẫn địa lý là công cụ rất hữu hiệu để tăng được lợi thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, là dấu hiệu phân biệt nguồn gốc của sản phẩm từ một khu vực, địa phương cụ thể. Kết quả của hội thảo là những dẫn chứng quan trọng, là cơ sở để hoàn thiện các nội dung trình cơ quan chức năng công nhận vải thiều chín sớm Tân Yên đạt tiêu chuẩn. Từ đó hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho vải thiều chín sớm Tân Yên.
Năm 2022, tổng diện tích sản xuất vải của huyện Tân Yên là 1.340 ha (sản lượng đạt khoảng 16.500 tấn), trong đó vải sớm là 1.170 ha (sản lượng đạt 14.500 tấn), vải muộn là 2.000 tấn. Diện tích vải sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên 880 ha, trong đó diện tích vải đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, GlobalGAP là 350 ha. Dự kiến thời gian bắt đầu thu hoạch trà vải sớm từ ngày 25/5, thời gian thu hoạch tập trung từ 1/6 đến ngày 10/6/2022.
Cùng một vị trí nhưng BĐS chênh giá gấp đôi, tưởng nghịch lý nhưng sự thực khiến nhà đầu tư "ngả ngửa" Trên thị trường bất động sản, trước đây "vị trí" được xem như yếu tố sống còn, là cơ sở định giá tiên quyết cho một sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chí này đang dần lùi về phía sau, nhường chỗ cho những giá trị mới. Đó chính là giá trị gia tăng trên đất của bất động sản. Khảo sát...