Đại diện Taliban không được phát biểu tại LHQ
LHQ thông báo người đại diện Afghanistan phát biểu tại Đại hội đồng sẽ là đại sứ của chính quyền cũ, không phải ứng viên được Taliban đề xuất.
Phiên Tranh luận Cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) bắt đầu từ ngày 21/9 và sẽ kết thúc vào ngày 27/9, với đại diện của Afghanistan là người phát biểu cuối cùng.
Phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric ngày 24/9 cho biết người đại diện cho Afghanistan phát biểu tại phiên họp ngày mai là Ghulam Isaczai, đại sứ được chính quyền của cựu tổng thống Ashraf Ghani bổ nhiệm.
Taliban trước đó gửi thách thức chứng nhận đối với vai trò đại sứ tại LHQ của Isaczai, lập luận rằng chính quyền của Ghani không còn tồn tại sau khi ông này bỏ trốn ra nước ngoài. Thay vào đó, Taliban đề cử phát ngôn viên Suhail Shaheen làm đại sứ tại LHQ và yêu cầu Đại hội đồng để ông này phát biểu.
Phát ngôn viên Taliban Suhail Shaheen sau cuộc họp báo ở Moskva, Nga ngày 9/7. Ảnh: Reuters .
Theo Dujarric, lý do đại diện của Taliban chưa được phát biểu tại Đại hội đồng là do Ủy ban Chứng nhận, cơ quan xem xét các thách thức chứng nhận của LHQ, vẫn chưa họp và nhiều khả năng sẽ không tổ chức họp vào cuối tuần này.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Đại hội đồng LHQ Monica Grayley cho biết Ủy ban Chứng nhận gồm 9 thành viên thường họp vào tháng 11 và sẽ đưa quyết định “đúng thủ tục”.
Taliban lập luận rằng họ đang cầm quyền ở Afghanistan và có quyền bổ nhiệm đại sứ tại LHQ. Trong thư gửi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, Ngoại trưởng Afghanistan lâm thời Ameer Khan Muttaqi cho biết cựu tổng thống Ghani bị lật đổ từ ngày 15/8 và các quốc gia trên thế giới không công nhận ông là tổng thống của quốc gia Trung Á, do đó Isaczai không còn là đại diện của Afghanistan tại LHQ.
“Chính phủ của chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết để được công nhận”, Muttaqi nói ngày 22/9. “Do đó chúng tôi hy vọng LHQ, với tư cách là một cơ quan trung lập của thế giới, công nhận chính phủ hiện tại của Afghanistan”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong họp báo ngày 25/9 cho hay “vấn đề cộng đồng quốc tế công nhận Taliban chưa được đặt ra vào thời điểm này”. Nga là một trong 9 thành viên của Ủy ban Chứng nhận LHQ cùng Mỹ và Trung Quốc, dự kiến giải quyết vấn đề về người đại diện của Afghanistan vào cuối năm nay.
Đại sứ Afghanistan Ghulam Isaczai trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hợp Quốc ngày 6/8. Ảnh: LHQ .
Khi Taliban cầm quyền lần đầu năm 1996-2001, LHQ từ chối công nhận chính phủ do họ thành lập và trao ghế đại sứ cho đại diện của Burhanuddin Rabbani, tổng thống Afghanistan năm 1992-1996. Sau khi lên nắm quyền lần hai ở Afghanistan, Taliban muốn được quốc tế công nhận và giúp đỡ tài chính để tái thiết đất nước bị tàn phá trong chiến tranh.
Tuy nhiên, nội các mới của Taliban khiến LHQ rơi vào thế khó xử. Một số bộ trưởng trong chính phủ lâm thời của Afghanistan, bao gồm Muttaqi, nằm trong danh sách đen của LHQ do liên quan đến hoạt động khủng bố quốc tế.
Các thành viên Ủy ban Chứng nhận của LHQ có thể dùng việc công nhận đại sứ như một biện pháp gây áp lực để nhóm này ban hành chính sách ôn hòa hơn và đảm bảo quyền con người, bao gồm việc cho phép phụ nữ đi học và đi làm.
Tổng thống Afghanistan sợ bị treo cổ nếu ở lại Kabul
Tổng thống Afghanistan Ghani kiên quyết bác bỏ cáo buộc bán đứng đất nước, người dân và nói ông sẽ bị treo cổ công khai nếu ở lại Afghanistan.
Trong video được đăng trên Facebook hôm 18/8, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nói rằng ông không có ý định sống lưu vong ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và đang "đàm phán" để trở về. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Ghani kể từ khi rời thủ đô Kabul hôm 15/8.
"Tôi buộc phải rời khỏi Afghanistan theo cách thậm chí không có cơ hội cởi dép ra và xỏ giày vào", Ghani nói, lưu ý rằng ông "tay không" đến UAE, phủ nhận thông tin từ đại sứ quán Nga tại Afghanistan trước đó rằng ông rời đi cùng 4 xe ô tô chất đầy tiền.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani trong video được đăng trên Facebook hôm 18/8. Ảnh: AFP .
Lãnh đạo bị lật đổ cũng tuyên bố rằng Taliban đã tiến vào Kabul bất chấp thỏa thuận không cho phép điều này. "Nếu tôi ở lại, một tổng thống được bầu của Afghanistan sẽ lại bị treo cổ ngay trước mắt người Afghanistan", ông cho hay.
Khi Taliban lần đầu chiếm Kabul năm 1996, họ kéo tổng thống khi đó là Mohammed Najibullah khỏi văn phòng Liên Hợp Quốc, nơi ông đang trú ẩn, và treo cổ ông trên đường phố sau khi tra tấn.
Ghani cũng cho biết ông đang nỗ lực "bảo vệ sự cai trị của người Afghanistan trên đất nước chúng tôi", nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
"Tôi đang ở UAE để ngừng đổ máu và hỗn loạn", Ghani nói, đồng thời bày tỏ ủng hộ các cuộc đàm phán diễn ra hôm 18/8 giữa các thành viên cấp cao của Taliban, người tiền nhiệm của ông là Hamid Karzai và chủ tịch Hội đồng cấp cao về Hòa giải quốc gia Abdullah Abdullah. "Tôi muốn quá trình này thành công".
Abdullah, đối thủ lâu năm của Ghani, trước đó tuyên bố Ghani sẽ bị thần thánh bắt phải chịu trách nhiệm vì đã rời bỏ đất nước. Tuy nhiên, Ghani khẳng định ông ra đi vì lợi ích của đất nước, không phải vì hạnh phúc của bản thân.
"Đừng tin bất cứ ai nói rằng tổng thống của bạn đã bán đứng bạn và chạy trốn vì lợi ích, tính mạng của chính mình", ông nói. "Những lời buộc tội này là vô căn cứ và tôi kiên quyết bác bỏ".
Ông Ghani và một số thành viên nội các hôm 15/8 rời Afghanistan trước khi Taliban tràn vào thủ đô Kabul. Một ngày sau, Ghani đăng Facebook rằng rời đất nước là lựa chọn khó khăn và ông quyết định ra đi để "tránh đổ máu".
Bộ Ngoại giao UAE hôm qua xác nhận Ghani cùng gia đình đang ở nước này vì "lý do nhân đạo". Trước đó, một số nguồn tin cho rằng Ghani đã đến Tajikistan.
Tổng thống Ghani là nhà kinh tế học, từng giảng dạy ở Đại học Berkeley và Johns Hopkins ở Mỹ giai đoạn 1983-1991, sau đó làm việc cho Ngân hàng Thế giới. Ông bỏ quốc tịch Mỹ để tham gia cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan năm 2009 nhưng thất bại. Ghani đắc cử tổng thống lần đầu năm 2014 và tái đắc cử tháng 9/2019.
Mỹ rơi vào thế khó khi Tổng thống Afghanistan chạy ra nước ngoài Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ và đồng minh làm trung gian đã sụp đổ sau cuộc tháo chạy bất ngờ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ra nước ngoài. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters). Theo Reuters, đằng sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban và sự sụp đổ chóng vánh của...