Đại diện Samsung: Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đầu tư FDI
Về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài ( FDI), ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam, nhấn mạnh tại tọa đàm COVID-19 và FDI, tác động và triển vọng tổ chức chiều 27-9.
Tổ hợp nhà máy Samsung Thái Nguyên, một cơ sở sản xuất lớn trong tổ hợp Samsung Việt Nam – Ảnh: L.B.
Tọa đàm do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và một số nhà đầu tư FDI lớn.
Đánh giá về triển vọng đầu tư FDI tại Việt Nam thời gian tới, ông Choi Joo Ho cho biết hiện Samsung Việt Nam đang tiếp tục xây dựng trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) quy mô hơn 220 triệu USD tại Hà Nội. Trung tâm R&D này sẽ nghiên cứu phát triển 5G, cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, góp phần nâng tầng tổ hợp Samsung tại đây.
Theo ông Choi Joo Ho, nếu Việt Nam vừa chống dịch hiệu quả, vừa duy trì lưu thông hàng hóa, bảo đảm hoạt động chuỗi cung ứng thì đầu tư nước ngoài vào sẽ tiếp tục tăng lên trong dài hạn.
Video đang HOT
Cũng theo người đại diện Samsung Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm công ty này vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu, và nếu nhà máy Samsung tại TP.HCM sớm hoạt động trở lại thì hãng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra trong năm nay.
Về chiến lược đầu tư của Samsung tại Việt Nam, ông Choi Joo Ho khẳng định Samsung sẽ không thay đổi chiến lược đầu tư vào thị trường này dù làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đang gây nhiều khó khăn cho các nhà máy sản xuất.
Và với sự hỗ trợ từ các bộ, ngành, địa phương, thời gian tới Samsung sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư thiết bị cho 6 nhà máy đang hoạt động tại quốc gia này.
“Nếu trước đây Samsung chỉ đầu tư và sản xuất, lắp ráp thì sắp tới tập đoàn sẽ nâng cấp đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để đưa Samsung Việt Nam trở thành một cứ điểm sản xuất lớn trên toàn cầu”, đại diện Samsung Việt Nam nhấn mạnh.
Là một trong những nhà đầu tư vừa quyết định mở rộng đầu tư tại quốc gia này, ông Binu Jacob, tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, cho biết tập đoàn vừa quyết định đầu tư 132 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Đồng Nai trong 2 năm tới, qua đó đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Nestlé tại châu Á và châu Đại Dương.
Về lý do Nestlé quyết định mở rộng đầu tư, ông Binu Jacob cho hay cơ sở sản xuất tại Việt Nam đang là nhà máy hiệu quả hàng đầu của Nestlé, vì vậy, tập đoàn đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất mới tại Đồng Nai.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng ghi nhận đến 20-9, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt 22,15 tỉ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2020, vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh đều tăng.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, vốn FDI vào Việt Nam tăng cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư trong nước, và những khó khăn dịch bệnh trước mắt chỉ là tạm thời.
Xiaomi, Apple dẫn đầu thị trường thiết bị đeo tại Việt Nam
Apple và Xiaomi cùng chiếm 25% thị phần "sell-in" về thiết bị đeo tại Việt Nam trong quý II/2021, đứng trên Samsung, Huawei và Garmin.
Apple và Samsung là hai hãng có mức tăng trưởng tốt nhất trong top 5 với 147% và 233% so với cùng kỳ năm ngoái theo xếp hạng của Canalys dựa theo số lượng máy được bán từ nhà sản suất đến các đơn vị phân phối (số sell-in).
Xiaomi và Apple chia sẻ ngôi dẫn đầu ở Việt Nam với cùng 25%.
Tuy nhiên, hãng điện tử Hàn Quốc vẫn giậm chân ở vị trí thứ 3 với 15% trong khi Apple phải chia sẻ ngôi vị dẫn đầu với Xiaomi. Nhà sản xuất Trung Quốc giữ mức tăng trưởng đều đặn 54%, tương đương với nhiều tháng trước đó.
Huawei và Garmin lần lượt chiếm vị trí thứ 4 và 5 nhưng đều có doanh số giàm, lần lượt là 37% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức thị phần sell-in cũng khá khiêm tốn với 6% và 3% tương ứng.
Số liệu "sell-in" không tương ứng lượng máy thực tế tới tay người dùng cuối, nhưng phản ảnh gần đúng kết quả kinh doanh của từng hãng.
Xiaomi đứng đầu thị trường toàn cầu về thiết bị đeo.
Ở thị trường toàn cầu, dữ liệu của Canalys cho thấy Xiaomi vượt lên trên Apple, chiếm ngôi đầu bảng với 20% thị phần nhờ mức tăng trưởng doanh số là 3%. Ba vị trí xếp sau là Huawei 9%, Fitbit 7% và Samsung 6%. Trong bảng xếp hạng, công ty Hàn Quốc có mức tăng trưởng tốt nhất so với cùng kỳ năm ngoái là 114% nhưng vẫn bị đẩy xuống vị trí thứ 5.
Tuy có độ phủ lớn nhất về doanh số, giá trung bình một thiết bị đeo của Xiaomi thấp hơn nhiều so với Apple Watch. Dòng smartwatch thế hệ mới của Apple luôn có giá trên dưới 10 triệu đồng trong khi model bán chạy nhất của Xiaomi là Mi Band 6 có giá khoảng 1,5 triệu đồng.
Thị trường thiết bị đeo tại Việt Nam sôi động trong khoảng hai năm trở lại đây khi mỗi hãng đều có thể mạnh riêng. Apple thống trị phân khúc cao cấp trên 10 triệu đồng trong khi Garmin mạnh về sản phẩm cho thể thao, Xiaomi là các sản phẩm vòng đeo thông minh giá rẻ. Ở phân khúc trung cấp, Huawei và Samsung có nhiều lựa chọn cho người dùng.
Bán mảng gia công linh kiện iPhone, hàng tỷ USD doanh số và xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng? Nhà máy Samsung Electro - Mechanics Vietnam sản xuất hai sản phẩm chính là camera module và RF PCB có doanh thu gần 2 tỷ USD năm 2020. Việc Samsung Electro - Mechanics Vietnam (SEMV - Samsung điện cơ) có kế hoạch bán mảng kinh doanh bảng mạch in linh hoạt cứng (hay được gọi là RF PCB) không phải là thông tin...