Đại diện Nam Long (NLG): Thị trường bất động sản chững lại không giống khủng hoảng thừa cung Thái Lan
Riêng năm 2018, Nam Long dự kiến doanh thu đạt 3.514 tỷ doanh thu và 704 tỷ lợi nhuận sau thuế cho cổ đông. Ông Châu Quang Phúc – Giám đốc Khối Tài chính NLG – cho biết với tình hình triển khai dự án tính đến trung tuần tháng 12, ước tính doanh thu và lợi nhuận sẽ có điều chỉnh theo hướng tích cực.
Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản theo nhiều báo cáo cho thấy một sự chững lại sau thời gian tăng trưởng khá nóng. Nguyên nhân do room tín dụng cho lĩnh vực này đang bị hạn chế siết chặt, đây cũng là chủ trương chung đã, đang và dự kiến tiếp tục sẽ thực hiện. Kết quả là, mặc dù nhu cầu thị trường luôn hiện hữu, nếu không muốn nói là khá lớn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp bất động sản lớn như Novaland (NVL), Hưng Thịnh… đưa sản phẩm ra thị trường với tốc độ tương đối chậm, điển hình từ đầu năm đến giờ không có dự án nào phê duyệt mới ở Tp.HCM.
Nhiều câu hỏi về khả năng sinh lời được dư luận đặt ra cho các đơn vị phát triển dự án, trong đó có Nam Long Group (NLG) – một tên tuổi tương đối trên thị trường. Trả lời tại buổi gặp gỡ đầu tư mới đây, đại diện NLG khẳng định để bàn về thị trường bất động sản hiện nay phải chia tách làm 2 câu chuyện. Trong đó, nổi bật lên câu chuyện sức mua và nhu cầu của thị trường bất động sản Việt Nam.
Bất động sản Việt Nam mang hình hài thị trường Nhật Bản những năm 70
Cụ thể, Việt Nam được đánh giá là cơ hội rất lớn cho nhà phát triển bất động sản khi dư địa vẫn còn dồi dào, đặc biệt Tp.HCM nói riêng. Thống kê cho thấy, dân số chỉ tính ở Tp.HCM hiện đang ở mức 10-13 triệu người, tức gấp 5-6 lần so với con số những năm 1975. Chưa kể, nếu tính chung hết bao gồm các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai… thì dân số phía Nam nói chung lên đến 15 triệu người, như vậy Tp.HCM hiểu nôm na là một “siêu đô thị” trong đó dân nhập cư chiếm tỷ trọng lớn, và lực lượng lao động trẻ là đa số.
So sánh với Băng Cốc (Thái Lan) – nơi là thị trường bất động sản đã liên tục tăng trưởng mạnh 14 năm qua, dân số đâu đó ngang bằng với Tp.HCM. Trong khi tương quan về dân số, tuy nhiên lượng cung căn hộ Tp.HCM bình quân khoảng mười mấy ngàn đơn vị mỗi năm, chưa bao giờ đạt mốc 100.000 căn hộ/năm. Bấy nhiêu đó đủ thấy dư địa phát triển thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng còn rất tiềm năng.
Bổ sung thêm, đại diện NLG cho biết nhà đầu tư Nhật sở dĩ liên tục rót vốn vào bất động sản Việt Nam thời gian qua bởi họ đánh giá cao tiềm năng nước ta. “Nhà đầu tư sở tại nhìn thấy một Nhật Bản của thập niên 70 ở thị trường Việt Nam hiện tại, tức nhu cầu cao, sức mua lớn…”, vị này chia sẻ thêm.
Đóng băng thị trường bất động sản Việt Nam chỉ đơn thuần liên quan vấn đề tài chính
Và như vậy, trở lại với tình hình chững lại của thị trường bất động sản, nguồn cung đang bị hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhìn lại câu chuyện đóng băng thị trường giai đoạn 2009-2010, vấn đề thời điểm này cũng chỉ liên quan đến tài chính, tức Chính phủ siết chặt nguồn vốn tín dụng cho bất động sản. Và, điều này hoàn toàn khác với khủng hoảng thừa cung như thực tế tại các quốc gia lân cận, điển hình có Thái Lan.
Video đang HOT
Nhận thấy được vấn đề, NLG theo đó bước ra biên giới, liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Hiện, NLG đang đầu tư 3 khu đô thị đáng chú ý bao gồm: Mizuki (Bình Hưng – Bình Chánh, triển khai trong năm 2017) – đây là khu đô thị người Nhật chọn đầu tư, Water Point (Bến Lức – Long An, triển khai trong năm 2018) – khu đô thị sinh thái sông nước và Akari City (Võ Văn Kiệt – Bình Tân, triển khai trong năm 2018).
Chủ tịch NLG Nguyễn Xuân Quang.
Liên quan đến tình hình chung của thị trường, một số dự án tiêu biểu NLG có chậm tiến độ triển khai. Cập nhật đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch NLG Nguyễn Xuân Quang cho biết với dự án Akari City hiện đang thực hiện hoàn thiện thủ tục pháp lý. Việc chậm tiến độ thực tế cho chính sách vận hành thị trường chung còn nhiều bất cập, đồng thời công tác triển khai những hạng mục liên quan như PCCC… cũng khiến dự án chưa đúng với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, hiện chính quyền Tp.HCM cùng với Hiệp hội BĐS đang nỗ lực tìm cách khai thông thị trường bất động sản, và dự kiến năm 2019 tình hình sẽ trơn tru hơn.
Còn với dự án Water Point tại Long An, hiện đang hợp tác với nhà đầu tư Nhật triển khai đúng với kế hoạch, dự án có tổng diện tích 360ha. Trong đó, giai đoạn 1 là 165ha, NLG cho biết dự kiến mở bán vào quý 2/2019.
Thông tin thêm, hai dự án vừa nhận chuyển nhượng từ đối tác bao gồm dự án 45ha tại Đồng Nai và dự án tại Hải Phòng, riêng dự án Đồng Nai đến nay đã hoàn tất giao dịch theo quy định, dự kiến NLG triển khai thành một khu đô thị mới.
Về NLG, giai đoạn 2019-2021, Tập đoàn kế hoạch đẩy mạnh dòng sản phẩm Flora – căn hộ biệt lập hướng đến khách hàng trung lưu có thu nhập trung bình khá – với dự kiến hơn 11.000 sản phẩm, tăng hơn 3 lần so với con số giai đoạn trước đó. Hai phân khúc còn lại là Ehome dự kiến triển khai 4.000 sản phẩm và con số cho Valora (cao cấp) là 4.800 căn.
Riêng năm 2018, NLG dự kiến doanh thu đạt 3.514 tỷ doanh thu và 704 tỷ lợi nhuận sau thuế cho cổ đông, đồng thuận tăng so với năm 2017. Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Châu Quang Phúc – Giám đốc Khối Tài chính NLG – cho biết với tình hình triển khai dự án tính đến trung tuần tháng 12, ước tính doanh thu và lợi nhuận sẽ có điều chỉnh theo hướng tích cực.
Giao dịch cổ phiếu NLG 6 tháng qua.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Không phải Hà Nội hay TPHCM đây mới là những "điểm nóng" đang hút dòng tiền của nhà đầu tư BĐS cuối năm
Thị trường bất động sản mới ở những khu vực tỉnh lẻ đang trở thành "đích nhắm" cho các nhà đầu tư cuối năm bởi ở những khu vực này hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ trong khi giá nhà đất vẫn ở mức thấp, nhiều triển vọng tăng giá.
Đất nền các tỉnh vùng ven "nóng" trở lại
Trong khi giá BĐS tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội đang bị đẩy lên quá cao thì bất động sản vùng ven tiếp tục là điểm sáng của thị trường bất động sản cuối năm. Tại khu vực phía Bắc, phân khúc đất nền các tỉnh vệ tinh Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang ....đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.
Theo đó, hàng loạt dự án khu đô thị, đất nền được các chủ đầu tư dồn dập ra mắt nhà đầu tư cuối năm như T&T Phố Nối (Hưng Yên) do Tập đoàn T&T làm chủ đầu tư, Dự án Khu Khu đô thị New City Phố Nối (Hưng Yên) của Công ty CP Đâu tư BĐS &TM Thăng Long, Dự án VCI Mountain View (Vĩnh Phúc) của chủ đầu tư VCI, Tập đoàn Kosy chính thức ra mắt dự án Khu đô thị Kosy Bắc Giang, Vingroup ra mắt dự án căn hộ đẳng cấp Vinhomes Bắc Ninh, Kinh Bắc City (ra mắt dự án khu đô thị mới quy mô hơn 136ha tại TP Bắc Ninh.
Đánh giá về thị trường đất nền các thị trường vệ tinh Hà Nội, ông Dương Đức Hiển, Trưởng Bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills miền Bắc và miền Trung cho biết, nhờ sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp, phân khúc đất nền phía Bắc đang trở nên sôi động hơn. Đặc biệt, những địa phương có công nghiệp phát triển mạnh và hạ tầng xã hội tốt, thanh khoản của đất nền rất tốt do nhu cầu về nhà ở của chuyên gia, người lao động tại các khu công nghiệp tăng cao.
Còn tại khu vực phía Nam, các thị trường đất nền ở các khu vực giáp ranh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu...đang có xu hướng tăng giá cuối năm. Cụ thể, tại thị trường bất động sản Bình Dương giao dịch diễn ra sôi động, đặc biệt phân khúc đất nền khu vực sát TPHCM nơi đang có hạ tầng phát triển mạnh mẽ. Còn tại, Bà Rịa-Vũng Tàu, đất nền sổ đỏ tại các tuyến đường trung tâm TP Bà Rịa được giao dịch tăng 5-7 triệu đồng/m so với tháng 1-2018. Từ đầu năm đến nay, nhiều đại gia địa ốc TP.HCM cũng bất ngờ chuyển hướng đầu tư vào đất nền tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). Giá đất khu vực này vì vậy cũng bị đẩy lên so với đầu năm 2018.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng việc phát triển dự án lân cận TP.HCM là tất yếu khi trung tâm TP.HCM đã quá tải. Nếu làm được nhiều chung cư ở tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu... rồi hoàn chỉnh hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM thì người dân sẽ giãn bớt ra bên ngoài, giảm kẹt xe cho TP. Ngoài ra, giá nhà đất TP.HCM đang cao hơn thu nhập của đại bộ phận người lao động nên việc các công ty bất động sản chọn phát triển ở vùng ven cũng là phù hợp với nhu cầu thị trường.
BĐS nghỉ dưỡng thị trường mới "nổi sóng"
Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nếu như cuối năm 2017 các khu vực được định hướng phát triển thành đặc khu như Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong là những thỏi nam châm hút nhà đầu tư thì bước sang cuối năm 2018 những dự án mới ra mắt ở các thị trường BĐS mới nổi đang trở thành "đích nhắm" của các nhà đầu tư bất động sản.
Bằng chứng là mới đây dự án Goldsand Hill Villas tại Mũi Né - Phan Thiết dù mới ra mắt thị trường nhưng theo VNG - đơn vị phân phối thì đã có hàng trăm khách hàng đặt chỗ tại dự án này. Được biết, hơn 300 căn villas hướng biển tại dự án này chỉ có mức giá khoảng 1,6-2 tỷ đồng/nền, nếu tính cả giá thành hoàn thiện chỉ ở khoảng 4 tỷ đồng/căn, bằng suất đầu tư của một căn hộ condotel ở các thị trường lớn như Đà Nẵng, Nha Trang.
Được biết, nguyên nhân khiến Goldsand Hill Villas trở thành điểm nóng là bởi dự án này được phát triển tại một trong những vùng đất là khu vực phát triển BĐS nghỉ dưỡng từ rất sớm, tuy nhiên một thời gian bị rơi vào tình trạng "ngủ đông" do kết nối hạ tầng hạn chế. Những thông tin lạc quan gần đây về cơ sở hạ tầng, Phan Thiết bắt đầu sôi động, lấy lại vị trí "thủ đô resort" của Việt Nam.
Điển hình là cao tốc TP. HCM Long Thành Dầu Giây khi hoàn thành sẽ chỉ mất 2 giờ để di chuyển từ TPHCM đến Mũi Né. Tuyến cao tốc Phan Thiết - Mũi Né - Nha Trang khởi công vào quý II/2017 cũng sẽ góp phần đưa Phan Thiết trở thành tâm điểm của tứ giác vàng du lịch TP. HCM - Phan Thiết- Đà Lạt - Nha Trang. Đặc biệt, dự án sân bay Phan Thiết được đưa vào hoạt động năm 2020 sẽ giúp cho việc bay đến Mũi Né nhanh hơn bao giờ hết. Đây là cú hích cho du lịch và BĐS nghỉ dưỡng của Phan Thiết cất cánh và cũng là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng đón sóng.
Ngoài Mũi Né - Phan Thiết, Ninh Thuận cũng được xem là điểm nóng mới trên bản đồ bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2018. Vùng đất này không chỉ có phong cảnh thiên nhiên mà còn giàu tiềm năng du lịch văn hóa. Chính bởi điều đó, thời gian gần đây Ninh Thuận đang chứng kiến làn sóng các dự án bất động sản mới ồ ạt đổ bộ vào vùng đất nhiều nắng, gió và cát này.
Quy mô nhất phải kể đến Tập đoàn Crystal Bay đang lên kế hoạch xây dựng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng quy mô lớn tại Ninh Thuận với quy mô thiết kế dự kiến lên đến 10.000 phòng và có khả năng đáp ứng nhu cầu 1,5 triệu khách du lịch mỗi năm. Bốn dự án Crystal Bay đang xúc tiến bao gồm khu du lịch Mũi Dinh Ecopark rộng 766ha, tổ hợp khách sạn Sunbay Park ở thành phố Phan Rang, tổ hợp Ninh Chữ Sailing Bay với bốn toà tháp cao 40 tầng cách Phan Rang 9km và khu du lịch Bãi Cốc rộng 10ha ở vịnh Vĩnh Hy.
Những vùng đất bất động sản nghỉ dưỡng mới nổi không chỉ có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển mà nhiều vùng đất bất động sản nghỉ dưỡng núi cũng đang được đánh thức với hàng loạt dự án mới. Tại Đà Lạt có thể kể đến như Langbiang Town tọa lạc tại thị trấn Lạc Dương, dưới chân núi Langbiang, Tập đoàn Alphanam cũng chuẩn bị công bố một dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn tại Sapa, Sunshine Group với cũng dự định đầu tư vào Hòa Bình một khu nghỉ dưỡng quy mô.
Tuấn Minh
Theo InfoNet
Sau một thời gian dài "ở ẩn", đại gia Lê Văn Vọng bất ngờ trở lại với dự án nghìn tỷ tại Hòa Bình Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng "thoái lui" khỏi nhiều doanh nghiệp có thương hiệu "Lã Vọng", doanh nhân Lê Văn Vọng đã đánh dấu sự trở lại với thị trường bất động sản thông qua một doanh nghiệp do ông làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cho biết, Liên...