Đại diện CBRE Việt Nam: Khu Đông sẽ là xu hướng phát triển tương lai của Hà Nội và TP HCM
Khu Đông TP HCM và bờ Đông sông Hồng (Hà Nội) được dự báo trở thành xu hướng phát triển trong tương lai của 2 thị trường lớn nhất cả nước.
Năm 2021 giá căn hộ tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng 5 – 7% còn Hà Nội lại ổn định hơn.
Tại hội nghị bất động sản 2020 của Forbes Việt Nam (12/11), ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam, đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai của cả Hà Nội và TP HCM đều nằm ở khu Đông.
Với TP HCM, khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) có nhiều điều kiện để phát triển, khi đề án thành lập TP Phía Đông được đồng ý chủ trương; tuyến metro số 1 sắp đi vào vận hành, cầu Thủ Thiêm 2 sắp hoàn thành, bến xe Miền Đông mới đang đi vào hoạt động… Dự báo đến 2025, số lượng nguồn cung khu Đông đạt 200.000 căn hộ, gấp 4 lần so với 2015.
Còn tại Hà Nội, bờ Đông sông Hồng (Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh và Ecopark) tiếp tục phát triển nhờ sự hỗ trợ từ các dự án hạ tầng mới. Khoảng 65.000 căn hộ dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào năm 2025, gấp 8 lần so với năm 2015.
Trong năm 2021, đại diện CBRE Việt Nam cho rằng số lượng căn hộ chào bán tại TP HCM dự kiến đạt 17.000 – 18.000 căn hộ. Tỷ lệ chào bán thành công đạt tương ứng, vào khoảng 16.000 – 17.000 căn. Mức giá chung thị trường tiếp tục tăng 5 – 7%.
Video đang HOT
Với thị trường Hà Nội, nguồn cung có thể vượt 26.000 căn hộ, tỷ lệ chào bán khoảng 21.000 – 22.000 căn. Tốc độ tăng giá thấp hơn của TP HCM.
Từ 2020, ông Kiệt nhấn mạnh các xu hướng chính diễn ra trên thị trường gồm cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa về thiết kế (thay đổi cơ cấu; tách, gộp căn hộ, thang máy rộng hơn). Chủ đầu tư sẽ đa dạng trong khai thác quỹ đất và chủng loại sản phẩm.
Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm, suy hướng sụt giảm nguồn cung diễn ra cả ở thị trường TP HCM và Hà Nội. Tổng căn hộ chào bán ra thị trường ở TP HCM chỉ hơn 9.200 căn, giảm 57% so với cùng kỳ còn Hà Nội là 10.700 căn, giảm 67%.
Trong khi đó, những thị trường lân cận TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương lại có sự chuyển biến mạnh mẽ. Số lượng căn hộ chào bán tại Bình Dương vượt 8.200 căn hộ, tương đương nguồn cung TP HCM và tăng 144% cùng kỳ năm trước. Bình Dương nổi lên như một thị trường đối trọng với TP HCM, đặc biệt ở phân khúc căn hộ tầm trung.
Về mức giá, TP HCM vẫn duy trì được đà tăng 6%, đạt 1.966 USD/m2; Hà Nội có ổn định còn Bình Dương tăng 21%, ở mức 1.276 USD/m2 (30 – 35 triệu đồng/m2).
Về cơ cấu sản phẩm, TP HCM có 65% cao cấp, HN có 69% trung cấp còn Bình Dương là 100% bình dân. Đại diện CBRE Việt Nam cho rằng với cơ cấu đa dạng, TP HCM thu hút được nhiều nhóm đối tượng trong khi thị trường Hà Nội tập trung nhiều vào nhóm mua để ở.
Ông Kiệt cho biết, trong quý III, TP HCM có các thông tin tích cực về TP phía Đông thì chỉ có 4 dự án được chào bán gồm The River (quận 2), St Moritz (Thủ Đức), The Origami ( Vinhomes Grand Park – quận 9) và Precia (quận 2). Giá bán vào khoảng 2.000 – 5.400 USD/m2. Đại diện CBRE Việt Nam nhìn nhận trở lực lớn của thị trường TP HCM là khan hiếm nguồn cung.
Còn Hà Nội có 14 dự án chào bán, phân khúc trung cấp và bình dân, quanh tuyến đường Vành đai 3. Thị trường này có sự ổn định về giá ở các phân khúc, các dự án không có biến động giá qua các giai đoạn so với TP HCM. Nếu so sánh giữa các phân khúc qua thị trường thì giá căn hộ ở thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TP HCM.
Giá ớt liên tục tăng cao
Tại Ninh Thuận những tuần qua, giá ớt các loại liên tục tăng cao từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giá ớt chạm mức 80.000 đồng/kg. Theo nông dân và thương lái thì đây là mức giá cao nhất trong vài năm trở lại đây.
Ớt chín sau khi thu hoạch được đóng bao chờ đưa đi tiêu thụ.
Tranh thủ thời tiết hửng nắng sau cơn bão số 12, bà Lê Thị Út (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) thuê 4 nhân công thu hoạch ớt xiêm lai chín trên diện tích hơn 3.000 m2. Bà Út cho hay, bình quân một tuần hái 2 đợt ớt chín, mỗi đợt được khoảng 700 kg. Thương lái tới ruộng thu mua với giá bình quân 60.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình có lãi khá.
Bà Út phấn khởi cho biết, chưa năm nào giá ớt tăng cao như năm nay, tùy theo giống ớt, sau khi phân loại chất lượng, ớt xiêm lai loại 1 được thương lái mua tại ruộng có giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg; ớt loại 2, 3 có giá dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg; riêng ớt kim có giá cao hơn từ 75.000 - 80.000 đồng/kg; hiện giá ớt đã tăng gấp đôi so với thời điểm đầu vụ.
Tương tự, ông Phan Văn Lưu ở xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải cũng đang khẩn trương thu hoạch 1.300 m2 ớt đang vào độ chín. Ông Lưu chia sẻ, vào thời điểm chín rộ, trung bình 2 ngày hái ớt một lần với số lượng khoảng 400 kg; thưa hơn từ 4 - 5 ngày/lần hái được khoảng 300 kg. Đợt vừa qua, gia đình bán 400 kg ớt tươi với giá bình quân 60.000 đồng/kg, thu về 24 triệu đồng. Dự kiến, vườn ớt sẽ còn tiếp tục cho thu hoạch đến cuối năm nay.
Chị Nguyễn Thị Lành, thương lái thu mua ớt cho biết, đây là vụ mà nông dân ở Ninh Thuận trúng đậm từ trồng ớt nhất. Sở dĩ ớt lên cơn sốt giá là do nhiều diện tích trồng ớt tại các tỉnh miền Trung vừa qua bị thiệt hại do lũ lụt nên thị trường trong nước rất hút hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc hiện cũng đang tăng cao nhưng nguồn cung ớt có hạn nên các thương lái cũng không dễ gì mua được số lượng hàng nhiều để bán.
Nông dân xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) thu hoạch ớt chín.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh hiện có khoảng 300 ha ớt, trồng chủ yếu tại các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Ninh Sơn. Ớt là cây dễ trồng, công chăm sóc ít nên giảm được chi phí đầu tư.
Đặc biệt, cây ớt có khả năng chịu nắng nóng rất tốt, trong điều kiện thời tiết khô hạn, cây ớt là một trong những cây trồng được nông dân lựa chọn để gieo trồng vì ít sử dụng nước tưới. Sau khi trồng 2,5 tháng, cây ớt bắt đầu cho thu hoạch đợt đầu tiên và thu hoạch nhiều đợt đến khi kết thúc chu kì của cây ớt kéo dài từ 5 - 6 tháng.
Để cây ớt phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp các địa phương khuyến khích, hỗ trợ người nông dân liên kết sản xuất ớt theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã gắn kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến ớt để đảm bảo về đầu ra ổn định khi mở rộng diện tích, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Sản lượng khai thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt 2,3% kế hoạch Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), doanh thu toàn PVN ước đạt 464.500 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 58.300 tỷ, đạt 86% kế hoạch. Các giàn khoan tại mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 10 tháng đầu năm 2020, sản lượng khai thác quy dầu...