Đại diện cấp cao EU thừa nhận châu Âu phụ thuộc nhiều vào Nga, Trung Quốc
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu cho rằng Brussels phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng Nga và thị trường hàng hóa Trung Quốc.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brest, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại diện cấp cao chuyên về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nói rằng sự thịnh vượng của EU phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga từ rất lâu rồi, trong khi an ninh lại được giao cho Mỹ.
“Sự phát triển kinh tế của chúng ta dựa vào nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga. Khí đốt Nga – giá cả phải chăng, đảm bảo và ổn định. Không chỉ vậy, EU còn phụ thuộc lớn vào thương mại với Trung Quốc, cũng như các khoản đầu tư và hàng hóa giá rẻ từ quốc gia này”, kênh truyền hình RT dẫn lời phát biểu của ông Borrell tại một hội nghị của các đại sứ EU tổ chức vào ngày 10/10.
Phát ngôn của nhà ngoại giao cấp cao được đưa ra trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao và châu Âu đẩy mạnh các nỗ lực hạn chế nguồn cung cấp dầu và khí đốt của Nga bằng các vòng trừng phạt mới.
Video đang HOT
Ông Borrell nói thêm rằng EU đã ủy quyền an ninh của mình cho Mỹ. Nhà chức trách nhấn mạnh việc phụ thuộc an ninh vào Washington khiến Brussels có cảm giác không chắc chắn ở Brussels, đặc biệt nếu người tiếp theo nắm quyền ở Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống không mang đến thuận lợi cho EU.
“Ai biết được điều gì sẽ xảy ra sau hai năm kể từ bây giờ, hoặc thậm chí vào tháng 11? Điều gì sẽ xảy ra nếu, thay vì Tổng thống Joe Biden, ông Donald Trump hoặc một người như ông ấy tiếp quản Nhà Trắng? Câu trả lời của Mỹ đối với cuộc chiến ở Ukraine là gì? Câu trả lời của chúng ta sẽ là gì khi rơi vào một tình huống hoàn toàn khác. Rõ ràng chúng ta cần phải tự mình gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Chúng ta phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh”, nhà ngoại giao Borrell tuyên bố.
Lo ngại về giá khí đốt và lo khả năng thiếu hụt năng lượng đã thúc đẩy một số công ty lớn chuyển hoạt động sản xuất từ EU sang Mỹ. Tháng trước, nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu Volkswagen tiết lộ họ đang xem xét di dời các nhà máy sản xuất khỏi Đức do chi phí năng lượng tăng.
Hạn hán gia tăng ít nhất 20 lần trong năm 2022 do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến cho các đợt hạn hán trên khắp Bắc bán cầu trong mùa Hè 2022 gia tăng ít nhất 20 lần, gây ảnh hưởng tiêu cực cho ngành nông nghiệp và sinh thái khu vực.
Lòng sông khô hạn do hạn hán, tại Turin, Italy, ngày 17/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là nội dung bản phân tích do Tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu World Weather Attribution (WWA) công bố ngày 5/10.
Theo bản phân tích, 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm nóng nhất ở châu Âu kể từ khi dữ liệu về nhiệt độ của châu lục bắt đầu được ghi chép. Năm 2022, nắng nóng nghiêm trọng tại khu vực này đã khiến cả châu lục trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ thời Trung Cổ.
Do ảnh hưởng của hạn hán, tình trạng cây cối khô héo xuất hiện tại các vựa lúa mì của châu Âu, trong khi nắng nóng làm bùng phát các đám cháy rừng nghiêm trọng chưa từng thấy và gây áp lực lớn mạng lưới điện của lục địa này do nhu cầu sử dụng điện làm mát tăng vọt.
Các đợt nắng nóng liên tiếp rơi tháng 6 đến tháng 7 đã cướp đi sinh mạng của 24.000 người tại châu Âu. Lần đầu tiên nhiệt độ tại Anh lên tới 40 độ C. Trong khi đó, Trung Quốc và Bắc Mỹ cũng trải qua nhiệt độ cao bất thường và lượng mưa đặc biệt thấp trong thời gian này.
Đáy một hồ nước khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 21/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Để định lượng tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với độ ẩm của đất, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thời tiết và mô phỏng máy tính để so sánh khí hậu ở thời gian thực nhiện được xác định nóng hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - với khí hậu khi không có yếu tố biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Các nhà phân tích của WWA phát hiện ra khu vực Tây và Trung Âu đã trải qua hạn hán đặc biệt nghiêm trọng và làm giảm đáng kể năng suất cây trồng. Nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ khô hạn gấp 5 lần ở lớp đất 7cm tính mặt đất trên khắp Bắc bán cầu, song trong mùa Hè, nguy cơ này gia tăng lên ít nhất 20 lần ở tầng lớp đất dày 1m. Thực tế này đe dọa nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp.
Đáng chú ý, các nhà phân tích cho rằng điều kiện khí hậu hiện nay khiến tần suất xảy ra hạn hán mùa Hè ở Bắc bán cầu là 20 năm 1 lần, rút ngắn hơn nhiều so với tần suất 400 năm 1 lần vào giữa thế kỷ 18.
Hiện nông dân ở châu Âu và Trung Quốc đã cảnh báo về sản lượng thu hoạch các mặt hàng chủ lực thấp hơn đáng kể so với dự kiến do thời tiết khô hạn và điều này sẽ càng khiến giá lương thực leo thang sau khi đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 Ngày 5/10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2023 trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN Trong bản sửa đổi dự...