Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày

Theo dõi VGT trên

Ở giai đoạn đỉnh cao của đại dịch Antonine, có tới 3.000 người La Mã cổ đại chết mỗi ngày, trong đó 2.000 người tại Rome.

Kết thúc dịch, tổng cộng 5 triệu người đã chết, nhưng đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra thảm họa này.

Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày - Hình 1

Tranh mô tả dịch bệnh Antonine (hay dịch Galen) tại Rome thế kỷ 2 sau Công nguyên.

La Mã đã bị tê liệt bởi đại dịch hạch Antonine đến nỗi nhiều học giả tin rằng nó đã đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế.

Đại dịch đầu tiên trong lịch sử đã xảy ra dưới triều đại cuối cùng của Ngũ Hiền Đế – Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus, vào năm 165 hoặc 166 sau Công nguyên. Nạn nhân thường bị các triệu chứng nôn mửa, khát nước, ho và sưng họng. Những người khác bị mẩn đỏ và đen trên da, hơi thở hôi và tiêu chảy đen rồi tử vong sau 2 tuần. Được biết đến với tên gọi dịch Antonine hay dịch hạch Galen, sau khi xóa sổ 1/3 dân số đế chế La Mã, đại dịch cuối cùng đã lắng xuống, dường như bí ẩn như khi nó xảy ra.

Rome cổ đại thành “địa ngục”

Đại dịch Antonine đã biến Rome cổ đại thành một địa ngục. Đế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ hoàn toàn bất lực trước kẻ giết người vô hình này.

Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày - Hình 2

Chân dung Galen, bác sĩ người Hy Lạp đã mô tả lại bệnh dịch hạch Antonine.

Các nguồn tin thống nhất rằng dịch Antonine xuất hiện lần đầu tiên vào mùa Đông năm 165 đến 166 (sau CN) vào thời kỳ đỉnh cao của Đế chế La Mã.

Trong một cuộc bao vây thành phố Seleucia ở Iraq ngày nay, quân đội La Mã bắt đầu chú ý đến một căn bệnh lây lan trong cư dân địa phương, rồi chính những người lính của họ. Sau đó, đội quân đã mang theo mầm bệnh đến Gaul và các quân đoàn đóng dọc theo sông Rhine, làm lây lan dịch bệnh trên khắp đế chế.

Mặc dù các nhà dịch tễ học hiện đại vẫn không xác định được nơi bắt nguồn bệnh dịch, người ta tin rằng căn bệnh này có khả năng bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó theo quân đội La Mã đi khắp châu Âu.

Một truyền thuyết cổ đại đã mô tả bệnh dịch hạch Antonine lần đầu tiên lây nhiễm cho người La Mã như thế nào. Truyền thuyết kể rằng Lucius Verus – một vị tướng La Mã, sau đó trở thành đồng hoàng đế La Mã với Marcus Aurelius Antoninus – đã cho khai quật một ngôi mộ trong cuộc bao vây Seleucia và vô tình giải phóng căn bệnh. Người ta cho rằng người La Mã đã bị thần linh trừng phạt vì vi phạm lời thề không cướp phá thành Seleucia.

Trên thực tế, bác sĩ thời cổ đại Galen đã rời Rome trong hai năm và khi ông trở về vào năm 168, thành phố đã bị hủy diệt. Chuyên luận của ông có tên Methodus Medendi mô tả đại dịch là rất lớn, kéo dài và cực kỳ khủng khiếp.

Galen quan sát thấy các nạn nhân bị sốt, tiêu chảy, đau họng và xuất hiện các mảng mụn mủ trên da. Bệnh dịch hạch có tỷ lệ tử vong là 25% và những người sống sót phát triển khả năng miễn dịch với bệnh. Những người khác chết trong vòng 2 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày - Hình 3

Video đang HOT

Bác sĩ Galen (giữa hàng đầu) và một nhóm các bác sĩ trong một hình ảnh từ bản thảo y học Hy Lạp-Byzantine thế kỷ VI. Ảnh: Wikimedia Commons

Trong thời kỳ dịch hạch Antonine còn xuất hiện những mô tả về những bệnh nhân giống như bị đậu mùa hoặc sởi. “Ở những chỗ không bị loét, xuất hiện những vết ban thô ráp và ghẻ, rồi bong tróc như trấu”. Các nhà dịch tễ học hiện đại đồng ý rằng dựa trên mô tả này thì đó có thể là bệnh đậu mùa.

Đến cuối trận dịch vào năm 180, gần 1/3 dân số đế chế, với tổng cộng 5 triệu người, đã bị xóa sổ.

Cái chết của hai vị Hoàng đế

Trong số hàng triệu người mắc bệnh dịch hạch, một trong những người nổi tiếng nhất là Hoàng đế Lucius Verus, người đồng trị vì La Mã bên cạnh Hoàng đế Antoninus vào năm 169. Một số nhà dịch tễ học hiện đại cũng suy đoán rằng chính Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus đã chết vì căn bệnh này vào năm 180.

Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày - Hình 4

Bức tượng bán thân Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus. Cả Marcus Aurelius Antoninus và đồng hoàng đế Lucius Verus có thể đã chết vì bệnh dịch hạch Galen. Ảnh: Wikimedia Commons

Bệnh dịch hạch Galen cũng tàn phá nặng nề quân đội Rome, khi đó gồm khoảng 150.000 người. Những người lính lê dương này đã lây bệnh từ đồng đội trở về từ phương Đông và cái chết hàng loạt của họ gây ra sự thiếu hụt quân số lớn. Kết quả là Hoàng đế La Mã đành tuyển mộ bất cứ ai đủ sức khỏe để chiến đấu, nhưng ông không còn nhiều lựa chọn vì quá nhiều người đã chết vì dịch bệnh. Những người nô lệ, đấu sĩ và tội phạm được chiêu nạp. Đội quân không tinh nhuệ này sau đó trở thành nạn nhân của các bộ lạc người Đức, những người đã lần đầu tiên vượt sông Rhine trong hơn hai thế kỷ.

Hệ quả lâu dài của đại dịch Antonine

Thật không may, đại dịch hạch Antonine chỉ là thảm họa đầu tiên trong ba đại dịch phá hủy Đế chế La Mã. Hai đại dịch khác đến sau đã tàn phá nền kinh tế và quân đội.

Đại dịch từng giết chết 2.000 người ở Rome mỗi ngày - Hình 5

Đồng xu La Mã tưởng niệm Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus. Ảnh: Wikimedia Commons

Đại dịch Antonine gây ra sự thiếu hụt trong lực lượng lao động và khiến nền kinh tế trì trệ. Hoạt động thương mại sụp đổ đồng nghĩa không còn tiền thuế nộp cho nhà nước. Trong khi đó, Hoàng đế La Mã đổ lỗi cho các tín đồ Kitô giáo, cho rằng họ đã không ca ngợi các vị thần, khiến các thần nổi giận giải phóng dịch bệnh.

Tuy nhiên, Kitô giáo lại thực sự thu hút quần chúng trong cuộc khủng hoảng này. Kitô hữu là một trong số ít những người sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân đau khổ hoặc bị bỏ rơi. Do đó, sau đại dịch, Kitô giáo đã nổi lên như là đức tin duy nhất và chính thức của La Mã.

Tính chất kết nối mở rộng của đế chế và các tuyến thương mại hiệu quả đã tạo điều kiện cho sự lây lan của dịch hạch. Các thành phố quá đông đúc nhanh chóng trở thành tâm dịch. Cuối cùng, dịch hạch Antonine chỉ là thảm họa mở đầu của hai đại dịch tiếp theo dẫn đến sự sụp đổ của đế chế lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Thu Hằng

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử

Nằm giữa hai khu vực bị dịch hạch càn quét, Ferrara (Italy) vẫn ngăn chặn bệnh hiệu quả. Các biện pháp chống dịch từ thời đó đến nay vẫn được thế giới áp dụng để chống SARS-CoV-2.

Năm 1347, khi dịch hạch lần đầu gieo rắc nỗi khiếp sợ ở những khu vực lân cận, Italy bắt đầu thực hiện các biện pháp y tế chủ động để cách ly bệnh nhân, người nghi nhiễm, hạn chế đi lại giữa những vùng dịch.

Từ năm 1629 đến 1631, dịch hạch tàn phá hầu hết thành phố lớn và thị trấn ở miền Bắc, miền Trung Italy. Hơn 45.000 người tại Venice tử vong. Một nửa dân số của các thành phố như Parma, Veroca bị "quét sạch". Chỉ có Ferrara ở miền Bắc Italy thoát khỏi "nanh vuốt" của "Cái chết đen".

Theo History, đây là nơi gần như không chịu tổn thất vì dịch hạch và cũng không có ca tử vong nào vì đại dịch này.

Giáo sư sử học John Henderson của Đại học London (Anh), đồng tác giả cuốn sách Florence Under Siege: Surviving Plague in an Early Modern City đã lý giải câu chuyện chống dịch thành công của Ferrara với 3 cách làm dưới đây.

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử - Hình 1

"Cái chết đen" xâm chiếm và tàn phá Milan năm 1630. Nguồn: Getty.

Tự cách ly thành phố

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Ferrara (Italy), dựa trên tài liệu lưu trữ của thành phố, cùng bản thảo lịch sử, đã khám phá cách quản lý dịch bệnh của thành phố này khi "Cái chết đen" tấn công Italy năm 1629-1631.

Nhóm tác giả tin rằng thành công trong công tác chống dịch của Ferrara nằm ở sự kết hợp giữa giám sát người ra vào nghiêm ngặt, vệ sinh công cộng tốt và kiểm soát vệ sinh của từng cá nhân.

Trong 3 thế kỷ, kể từ khi dịch hạch "ghé thăm" Italy lần đầu tiên, các thành phố đông dân tại đây thường xuyên phải đối mặt đại dịch không dứt.

Ferrara thuộc vùng Émilie-Romagne, miền Bắc Italy khi đó, có khoảng 30.000 người. Thành phố này nằm dọc nhánh sông Po, nơi giáp ranh Padua và Bologna - hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch hạch năm 1630. Nằm giữa hai vùng dịch, Ferrara sớm tìm ra cách chặn đứng mầm bệnh bên ngoài thành phố.

Khi dịch bệnh ở mức đe dọa cao nhất, toàn bộ cánh cửa ra, vào bên ngoài đều bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chỉ những quý tộc giàu có, quan chức thành phố và bác sĩ mới được ra vào thành phố.

Thêm vào đó, người muốn đến cổng thành phải mang theo giấy tờ tùy thân, có dấu chứng minh không đến từ vùng dịch. Mọi người đều được theo dõi dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Cách làm của Ferrara gợi nhớ đến lệnh cách ly mà thành phố cảng Ragusa bên bờ biển Adriatic (nay là Dubrovnik của Croatia) áp dụng năm 1377. Đây cũng là nơi đầu tiên trên thế giới ra luật cách ly tất cả người dân trở về từ vùng dịch để ngăn chặn dịch hạch lây lan.

Tăng cường khử trùng, vệ sinh công cộng

Bất kỳ cá nhân nào bị nghi ngờ mắc dịch hạch đều sẽ bị đưa tới một trong hai bệnh viện cách ly ở bên ngoài bức tường thành phố Ferrara. Cả hai bệnh viện đều do nhà nước chi trả, có cơ sở vật chất tốt tương đương bệnh viện ở Florence, nơi đã chữa trị cho hơn 10.000 bệnh nhân của đại dịch "cái chết đen".

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử - Hình 2

Saint Vincent de Paul chăm sóc nạn nhân bệnh dịch hạch năm 1630. Nguồn: Getty.

Năm 1546, bác sĩ người Italy, Girolamo Fracastoro đưa ra lý thuyết về "hạt giống của bệnh tật". Ông hình dung cách lây truyền của dịch hạch là từ người sang người. Những "hạt giống bệnh tật" đó có thể dính, bám vào quần áo, đồ vật.

Chính từ giả thuyết này mà giới chức Ferrara khi đó liên tục đẩy mạnh các chiến dịch vệ sinh công cộng tại thành phố.

Đường phố được quét dọn thường xuyên. Những con thú, vật nuôi như chó, mèo, gà không còn xuất hiện nơi công cộng. Khắp các ngõ ngách, đội quân y tế rải bột vôi và rắc nó lên bất kỳ người nào nghi nhiễm bệnh hoặc nghi từng tiếp xúc người bệnh.

Trong nhà, cư dân cũng được lệnh khử trùng đồ vật. Mọi đồ đạc bị hư hỏng đều bị đem đi đốt cháy, nhằm tiêu diệt virus. Những đồ vật và tiền có giá trị được hơ trên đống lửa. Kèm theo đó, mọi ngõ ngách trong nhà đều được xịt nước hoa trong vòng 15 ngày. Quần áo bắt buộc phải phơi dưới ánh nắng mặt trời, đập và nhúng trong nước hoa.

Những cư dân Ferrara thời đó tin rằng đây là cách hữu hiệu để đẩy lùi virus, tiêu diệt con đường lây lan của nó.

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì nguyên tắc khử khuẩn thành phố, nơi công cộng để tiêu diệt nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2. Nó chứng tỏ hiệu quả mà cách làm này mang lại cho cộng đồng.

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử - Hình 3

Bức tranh miêu tả đại dịch trong bảo tàng Storico Nazionale Dell'Arte Sanitaria tại Rome (Italy). Nguồn: Getty.

Giữ vệ sinh cá nhân

Để giữ vệ sinh cá nhân, cư dân Ferrara sử dụng các biện pháp tự nhiên được khuyến cáo giúp ngăn ngừa lây nhiễm. Trong số đó, họ đánh giá cao loại dược liệu có tên gọi Composito.

Theo History, dược liệu này được cất giữ trong bức tường của cung điện thành phố và chỉ được sử dụng khi có dịch bệnh. Công thức bí mật của Composito do bác sĩ Tây Ban Nha Pedro Castagno pha chế. Ông còn miêu tả cách sử dụng loại dược liệu này là bôi trực tiếp lên cơ thể để chống dịch hạch.

Tài liệu ghi chép lại của Pedro hướng dẫn cách sử dụng như sau: Buổi sáng khi vừa thức dậy, cư dân Ferrara hơ nóng quần áo trên ngọn lửa thắp từ cây gỗ thơm (gồm bách xù, nguyệt quế và nho).

Sau đó, họ chà dầu Composito vào cơ thể, từ vùng tim tới cổ họng. Người dân được khuyên nên thực hiện động tác này dưới lửa nóng để tăng hiệu quả của dược liệu. Cuối cùng, người dân rửa tay, mặt với nước sạch trộn cùng rượu hoặc giấm hoa hồng.

Hướng dẫn rất chi tiết cách sử dụng Composito nhưng Castagno không tiết lộ thành phần sử dụng để bào chế ra dược liệu này. Lần theo các hồ sơ, đơn mua hàng của vị bác sĩ người Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu xác định trong Composito có chứa myrrh (mộc dược) và Crocus sativus (nghệ tây). Cả hai đều được biết đến với công dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, họ cho rằng nó còn có nọc độc của bọ cạp và rắn lục.

Trên thực tế, công thức của Composito không hề giống với bất kỳ phương thuốc nào được sử dụng để chống lại dịch hạch ở các vùng khác tại Italy cùng thời. Theo giáo sư Henderson, bác sĩ Perdo sử dụng độc tố từ bọ cạp và rắn lục như một cách "lấy độc trị độc".

Đến nay, nhà khoa học chưa khẳng định cách làm này có hiệu quả trong phòng chống lây lan dịch hạch tại Ferrara. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử, có thể thấy, thành phố này đã làm tốt các quy tắc chống dịch mà ngay cả thế giới ngày nay cũng đang áp dụng để chống lại SARS-CoV-2. Đó là tăng cường kiểm dịch, phong tỏa thành phố, khử khuẩn nơi cư trú và giữ vệ sinh nơi công cộng.

Thiên Nhan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng trẻ ở TPHCM chi tiền tỷ xây ngôi nhà như hang động gây tranh cãiVợ chồng trẻ ở TPHCM chi tiền tỷ xây ngôi nhà như hang động gây tranh cãi
21:51:38 17/12/2024
Người phụ nữ 50 tuổi hẹn hò trai trẻ 23 tuổi, gia đình có phản ứng bất ngờNgười phụ nữ 50 tuổi hẹn hò trai trẻ 23 tuổi, gia đình có phản ứng bất ngờ
10:35:49 17/12/2024
Trăm ngôi nhà chênh vênh mép vực như ngàn cân treo sợi tóc, không ai rời điTrăm ngôi nhà chênh vênh mép vực như ngàn cân treo sợi tóc, không ai rời đi
08:29:34 17/12/2024
Loài chó có chỉ số IQ cao, săn được cả sư tửLoài chó có chỉ số IQ cao, săn được cả sư tử
22:02:26 16/12/2024
Nhờ máy bay không người lái, chuyên gia phát hiện bí mật của Vạn Lý Trường Thành: 220 dấu vết lạ lộ diệnNhờ máy bay không người lái, chuyên gia phát hiện bí mật của Vạn Lý Trường Thành: 220 dấu vết lạ lộ diện
11:12:29 18/12/2024
Bảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, du khách phải biết lặn nếu không sẽ không xem được hiện vậtBảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, du khách phải biết lặn nếu không sẽ không xem được hiện vật
00:50:42 17/12/2024
Vì sao cây không thể mọc cao mãi dù có sống hàng trăm năm?Vì sao cây không thể mọc cao mãi dù có sống hàng trăm năm?
00:50:13 17/12/2024
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đườngQuốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
06:52:58 18/12/2024

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk LắkKỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk
09:56:53 18/12/2024
Nữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗiNữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗi
10:57:50 18/12/2024
"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS
10:34:39 18/12/2024

Tin mới nhất

6 bí ẩn trong lịch sử kỳ dị đến rùng mình, các nhà khoa học cố gắng thế nào cũng chưa giải thích được

6 bí ẩn trong lịch sử kỳ dị đến rùng mình, các nhà khoa học cố gắng thế nào cũng chưa giải thích được

11:10:36 18/12/2024
Lịch sử nhân loại trải dài hàng thiên niên kỷ, và các nhà sử học sẽ không bao giờ biết hết mọi bí mật. Các hiện vật tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ đôi khi đặt ra những câu hỏi ngay cả những chuyên gia uyên bác nhất cũng phải...
Nam du khách bị dính chặt lưỡi vào tảng băng tại trung tâm thương mại

Nam du khách bị dính chặt lưỡi vào tảng băng tại trung tâm thương mại

09:12:38 18/12/2024
Khoảnh khắc một nam du khách bị dính chặt lưỡi vào một tác phẩm nghệ thuật bằng băng đặt bên ngoài trung tâm thương mại nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Bị khiếu nại, nhà hàng Nhật Bản ngừng dịch vụ 'tát cho tỉnh rượu'

Bị khiếu nại, nhà hàng Nhật Bản ngừng dịch vụ 'tát cho tỉnh rượu'

06:52:47 18/12/2024
Chuỗi nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng với dịch vụ tát cho tỉnh rượu dừng phục vụ loại hình này sau khi thực khách khiếu nại bị thương.
Nguồn gốc của những thiên hà kỳ quái trong vũ trụ

Nguồn gốc của những thiên hà kỳ quái trong vũ trụ

06:29:19 18/12/2024
Phát hiện mới đã giải thích một bí ẩn thiên văn lâu đời và xác định lại hiểu biết của chúng ta về sự hình thành các thiên hà từ thuở sơ khai của vũ trụ.
Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

19:18:34 17/12/2024
Cụ bà Marjorie Fiterman (102 tuổi) và cụ ông Bernie Littman (100 tuổi) là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói tuổi tác không thể ngăn cản tình yêu .
Sự thật về người ăn xin ở vỉa hè có 1,5 tỷ đồng gửi ngân hàng

Sự thật về người ăn xin ở vỉa hè có 1,5 tỷ đồng gửi ngân hàng

18:58:17 17/12/2024
Cảnh sát phát hiện người phụ nữ thường xuyên ngồi ăn xin ở vỉa hè sở hữu tài khoản ngân hàng có 2 triệu Baht (gần 1,5 tỷ đồng) và hàng trăm triệu tiền mặt.
Loài cá khổng lồ có 'vũ khí bí mật' để góp phần cứu hành tinh

Loài cá khổng lồ có 'vũ khí bí mật' để góp phần cứu hành tinh

10:32:50 17/12/2024
Cá voi đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu. Chúng giúp luân chuyển chất dinh dưỡng, làm giàu nguồn thức ăn cho tảo biển - loài hấp thụ carbon và lưu trữ carbon trong cơ thể.
Tín hiệu bí ẩn đến từ ngôi sao hiếm nhất trong thiên hà

Tín hiệu bí ẩn đến từ ngôi sao hiếm nhất trong thiên hà

08:23:54 17/12/2024
Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra những tín hiệu vô cùng lạ từ một ngôi sao neutron siêu hiếm, được gọi là magnetar .
Những cụ ông, cụ bà tốt nghiệp đại học ở tuổi ngoài 90

Những cụ ông, cụ bà tốt nghiệp đại học ở tuổi ngoài 90

22:09:10 16/12/2024
Tuổi già có thể là thời điểm lý tưởng để tiếp tục theo đuổi việc học. Không ít người già nhìn nhận việc học tập ở tuổi xế chiều giúp họ giữ được sự minh mẫn và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Phát hiện loài sinh vật giống lai giữa cá mập và cá đuối

Phát hiện loài sinh vật giống lai giữa cá mập và cá đuối

13:07:11 16/12/2024
Đó là loài cá giống mõm tròn, thích sống sát đáy biển và phía trên các rạn san hô ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương khá rộng, trải dài từ bờ biển Nam Phi đến Nhật Bản, Papua New Guinea và New South Wales ở Australia.
Những sinh vật bí ẩn dưới đáy đại dương

Những sinh vật bí ẩn dưới đáy đại dương

13:06:01 16/12/2024
Giống như những sinh vật thủy tinh khác, chẳng hạn như ếch thủy tinh và sứa lược, bạch tuộc thủy tinh gần như hoàn toàn trong suốt, chỉ có đôi mắt, dây thần kinh thị giác và ống tiêu hóa là hiện rõ.
Bà mẹ phát hiện hàng nghìn vật thể bí ẩn ở gần giường con trai 7 tuổi, đăng đàn hỏi dân mạng thì càng thêm kinh hãi

Bà mẹ phát hiện hàng nghìn vật thể bí ẩn ở gần giường con trai 7 tuổi, đăng đàn hỏi dân mạng thì càng thêm kinh hãi

09:59:50 16/12/2024
Việc xin ý kiến trên nền tảng trực tuyến là một cách tuyệt đời để giải đáp thắc mắc hiện có. Tuy nhiên, đôi khi điều này lại mang đến tác dụng ngược khi khiến bạn trở nên lo lắng bởi những điều không có thật.

Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.
Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ

Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ

Thế giới

15:09:37 18/12/2024
Truyền thông Ukraine tiết lộ về tình trạng đào ngũ ở Lữ đoàn cơ giới 155, đơn vị được huấn luyện ở Pháp và được trang bị hàng loạt vũ khí mạnh.
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Sao việt

15:05:10 18/12/2024
Việc em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm cùng xuất hiện trong một khung hình ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán.
Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Hậu trường phim

14:59:57 18/12/2024
Đạo diễn Trấn Thành cho rằng càng có nhiều phim Việt ra rạp trong dịp Tết sẽ góp phần phát triển cho điện ảnh trong nước.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Tin nổi bật

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.
IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:48:39 18/12/2024
Billboard ghi nhận tài năng xuất chúng của IU khi vừa là thần tượng nổi tiếng, vừa là nhạc sĩ, diễn viên và người dẫn chương trình xuất chúng.
"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

Phim châu á

14:44:32 18/12/2024
Bộ phim về mối tình lãng mạn của cô gái khiếm thính được làm lại từ tác phẩm Hear Me của Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng cách đây 15 năm.
Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Sao thể thao

14:30:42 18/12/2024
Cầu thủ Mykhailo Mudryk của Chelsea đã có kết quả dương tính với chất cấm và có khả năng phải đối diện với án treo giò dài hạn nếu anh không chứng minh được bản thân vô tội.
Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Netizen

14:05:15 18/12/2024
Cứ đến cuối năm là Diaz tập trung lục thùng rác và nhặt được rất nhiều món đồ Giáng sinh giá trị, số tiền cô tiết kiệm được lên đến 20 nghìn USD (500 triệu đồng).
Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Phim âu mỹ

13:56:07 18/12/2024
Dưới đây là những bộ phim Giáng sinh vô cùng ấm áp, hoàn toàn phù hợp để cả gia đình quây quần cùng thưởng thức trong dịp lễ sắp tới.
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Góc tâm tình

13:55:20 18/12/2024
Tôi và chồng quen nhau từ thời đi học, yêu nhau 4 năm ở bên nhau 6 năm. Chúng tôi có hai con, một trai một gái. Gia đình tôi không dư dả, chỉ đủ ăn.