Đại dịch HIV đang tàn phá nước Nga?
Kênh CNN khẳng định tỉ lệ mắc virus HIV ở Nga đang ở mức cao thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Nam Phi và Nigeria.
Anna phát kim tiêm sạch cho người nhiễm HIV.
Anna Alimova là người hoạt động ở tuyến đầu của cuộc chiến chống đại dịch HIV ở Nga. Vào một đêm thứ 6, bà mẹ hai con đứng trông cửa hàng thuốc tại một khu tập thể ở thủ đô Moscow. Cô tỏ thái độ hân hoan khi đưa những chiếc túi chứa đầy kim tiêm mới cho những người Nga đến và đi khỏi cửa hàng. “Hầu hết người nghiện ma túy đều viêm gan và nhiều người mắc HIV”, Anna nói.
Theo đánh giá của chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc, Nga có tỉ lệ ca nhiễm HIV cao thứ 3 thế giới trong năm 2015, chỉ sau Nam Phi và Nigeria. Chính phủ Nga thống kê cho thấy hơn nửa số ca truyền nhiễm này là thông qua đường tĩnh mạch. Tỉ lệ mắc HIV đang gia tăng đột biến.
Tiêm thuốc nhỏ mắt để “phê”
Mặt đất với kim tiêm đã qua sử dụng và thuốc nhỏ mắt.
Dãy phố nơi Anna làm việc chất đầy những kim tiêm qua sử dụng và một lọ thuốc nhỏ mắt mua từ hiệu thuốc. Một số người nghiện ma túy ở Nga bơm tropicamide, loại thuốc nhỏ mắt bác sĩ dùng để giãn đồng tử, vào tĩnh mạch của mình để tăng tác dụng của các chất ma túy.
Tác dụng phụ của tropicamide là ảo giác, suy thận, sốt cao, lo sợ và muốn tự tử. Tuy nhiên, điều đáng sợ khiến virus HIV lan truyền mạnh mẽ ở quốc gia này chính là việc dùng chung bơm kim tiêm.
Một người đàn ông xuất hiện ở hiệu thuốc, ngập ngừng đón lấy từ tay Anna chiếc kim tiêm sạch sẽ. Cô hỏi ông về tình hình sức khỏe. Người này gầy gò, đôi mắt trũng sâu vì mệt mỏi. Người đàn ông từ chối tiết lộ tên thật, cho biết ông mắc HIV 20 năm trước và sụt cân khá nhiều. Ông ở cùng vợ và đứa con.
“Ông muốn bao cao su miễn phí không?”, Anna hỏi. Sau đó, cô đưa cho người đàn ông một tấm danh thiếp của quỹ Andrey Rylkov, một tổ chức từ thiện ở Moscow giúp bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người nghiện ma túy.
Đại dịch tràn lan
Anna nói chuyện với một người có HIV.
Video đang HOT
Trung tâm AIDS liên bang Nga cho biết tỉ lệ lây nhiễm HIV tại đây là 10% trong 5 năm qua. Hồi tháng 12 năm ngoái, trung tâm cho hay hơn 1,1 triệu dân Nga dương tính với virus HIV. “Thật sự quá khủng khiếp”, bác sĩ Masoud Dara, giám đốc Chương trình Viêm gan, HIV và Lao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói. Trong 10 năm qua, mọi chuyện diễn biến tồi tệ hơn rất nhiều.
“Đây không phải là thứ xảy ra một sớm một chiều”, Vinay Saldanha, giám đốc chương trình UNAIDS của Liên Hiệp Quốc, nói. “Dịch bệnh HIV đã lan tràn trên toàn nước Nga trong hơn 15 năm qua”. Vinay cho rằng dịch bệnh này ngày càng tồi tệ do chính sách quản lý của chính phủ và sự thờ ơ các vấn đề xã hội.
Cơ hội được sống
Tiêm chích qua đường tĩnh mạch.
Trong 36 năm kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Mỹ, các nhà khoa học thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu điều trị HIV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra một lộ trình nhằm chống lại sự lây lan của căn bệnh này. Tại Nga, nhiều biện pháp được sử dụng nhưng không có tác dụng rõ rệt do việc thực thi còn manh mún và không tới nơi tới chốn.
Ví dụ với trường hợp của một bệnh nhân tên Masha (tên giả), nghiện ma túy trong gần 20 năm. Năm 2003, cô phát hiện mình dương tính với HIV và virus viêm gan C. Trong 14 năm sau đó, cô chưa từng được cơ sở y tế điều trị HIV cung cấp liệu pháp ngăn ngừa lây lan bệnh dịch.
“Gần đây, họ nói với tôi rằng lượng virus HIV trong người tôi được xem là bình thường”, Masha nói. Tại Nga, hơn 1/3 ca nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc chống virus quay lại. “Đây là điều then chốt mà WHO muốn Nga thay đổi”, Dara, chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, nói. “Những người mắc HIV nên được điều trị càng sớm càng tốt. Thuốc sẽ tăng khả năng sống sót và giảm nguy cơ truyền nhiễm”.
Phân biệt đối xử
Masha kể lại việc bị phân biệt đối xử.
Masha cho biết cô đối mặt sự phân biệt nặng nề vì mắc HIV. Khi tới bác sĩ điều trị vết loét ở chân, bác sĩ từ chối khám xét cho cô vì biết Masha dương tính với HIV. “Ông ấy nói: “Đi ra khỏi văn phòng của tôi”". Masha nhớ lại, nước mắt lưng tròng.
“Chúng ta nói về đại dịch HIV, nhưng những gì chúng ta nhìn thấy là đại dịch của sự vô cảm và thờ ơ”, Saldanha từ UNAIDS nói. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng số người mắc HIV ở Nga còn cao hơn nhiều so với thống kê. Nhiều người sống tại các cộng đồng dễ bị tổn thương và không dám đi làm xét nghiệm.
Cuộc chiến về đêm
Anna nói chuyện với phóng viên kênh CNN.
Bên ngoài hiệu thuốc mở cửa 24 giờ không nghỉ của Anna, các phương tiện dừng lại, bóng người chạy vội vào mua vài thứ rồi đi ra. Một người phụ nữ dáng vẻ sợ hãi tên Katya xuất hiện và ôm Anna. Sau đó, cô nhận được một túi băng gạc và kim tiêm sạch.
Trước khi nhảy lên một chiếc taxi, Katya chỉ tay vào Anna và nói: “Những người như cô ấy đã giúp bệnh dịch này không lan truyền”. Một lúc sau, 4 người thanh niên trẻ tuổi dừng lại trước bến xe bus cạnh hiệu thuốc. Hai người trong số đó nhanh chóng tiêm một liều tropicamide. Sau đó, họ cùng nhau biến mất vào màn đêm ở Moscow.
Theo Danviet
Vùng đất hoang tàn như trên Mặt Trăng ở Syria
Với nữ phóng viên kênh truyền hình CNN Clarissa Ward, thành phố Aleppo là địa ngục, hoang tàn như trên Mặt Trăng hay như ngày tận thế.
Nữ phóng viên chiến trường kênh truyền hình CNN Clarissa Ward phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 8/8. Ảnh: imagazine
Clarissa Ward là một phóng viên chiến trường thuộc kênh CNN đã làm công việc đưa tin về các cuộc chiến tranh hơn một thập kỷ qua. Ward hôm 8/8 có bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, miêu tả "địa ngục" mà cô trải qua ở chảo lửa Aleppo, tây bắc Syria.
Ward cho hay suốt những năm tháng đưa tin về chiến tranh, cô "chưa từng thấy điều gì như ở Aleppo", thành phố hiện bị quân chính phủ vây hãm.
Ward đến Aleppo lần đầu tiên vào năm 2012 và lần gần đây nhất vào cuối tháng 2/2016. Lái xe tiến vào thành phố, cô bị "choáng ngợp bởi mức độ tàn phá ở đây".
"Các bạn đã nghe thấy bác sĩ (Samer) Attar dùng cụm từ 'vùng đất hoang tàn giống như tận thế'. Đó là những từ mà tôi phải viết xuống. Nó có vẻ cường điệu nhưng không hề", Ward nói, nhắc tới tên vị bác sĩ đến từ Tổ chức Y tế Xã hội Mỹ Syria, trụ sở ở bang Ohio. Ông cũng là người tham gia điều trần trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giống như Ward.
Syria thực sự đã trở thành "vùng đất hoang tàn giống như tận thế" từ năm 2012, chỉ một năm sau khi rơi vào cuộc nội chiến giữa các thế lực gồm quân đội chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, quân nổi dậy chống chính phủ cùng các nhóm khủng bố.
"Những cuộc pháo kích không ngừng nổ ra, xạ thủ ở khắp nơi, và tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác kiệt quệ đến cùng cực vì luôn phải ở trong trạng thái căng thẳng", Ward chia sẻ. "Một lần nữa, tôi chợt nhận ra mình đã dùng chính cách diễn đạt mà các bác sĩ từng sử dụng. Đây là địa ngục thật sự. Địa ngục chắc chắn giống như thế này".
Ward sau đó mô tả hành trình đi trên một con đường mang tên Castello dẫn tới khu vực phía đông Aleppo mà cô vừa thực hiện cách đây vài tháng.
"Khi lái xe trên đường, bạn phải đi với tốc độ tối đa bởi nó bị bao quanh bởi hàng loạt cứ điểm của các phe khác nhau" Ward kể. "Điều duy nhất bạn có thể thấy là những ụ đất nhỏ được dựng lên để bảo vệ các chiếc xe chạy trên đường. Nhưng có vẻ chúng quá yếu ớt và vô hiệu trước hỏa lực toàn diện từ không quân và pháo binh đang trút xuống. Rồi bạn sẽ thấy những chiếc xe nằm dọc con đường, bị nổ tung và vứt bỏ lại".
Quang cảnh hoang tàn như trên Mặt Trăng, Ward so sánh. "Chẳng còn lại gì ngoài bụi, đá dăm và một màu xám ngoét".
"Những tòa nhà trong thành phố hầu như đều bị san phẳng như ta đã thấy trong nhiều bức ảnh. Các tòa căn hộ với những bức tường dang dở vẫn ngổn ngang. Nhưng nhà mà thiếu tường thì không thể ở được. Tôi không nghĩ sự sống có thể tồn tại nơi đây. Nhưng thực tế nó vẫn hiện hữu", Ward nói.
Bé trai bị kẹt dưới đống đổ nát sau một đợt oanh kích ở Aleppo hôm 25/7. Ảnh:AFP
Bất chấp tình hình chiến sự liên miên, một số người dân vẫn bám trụ tại Aleppo thay vì chạy lánh nạn.
"Từ lâu, họ đã xác định thà chết trong danh dự ở quê hương còn hơn bỏ đi", cô nhận xét.
Ward chủ động tiếp xúc với người dân để tìm hiểu những tâm tư họ đang mang.
"Tôi ngồi trong căn hộ của một phụ nữ lớn tuổi tên là Souad. Bà đã mất ba người con trai trong cuộc chiến tranh này. Bà bị mù, tuổi thì cao mà còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe", Ward kể. "Tất nhiên, bà không thể có được thuốc men cần thiết suốt quãng thời gian dài. Khu phố mà bà sống thực sự đã bị bom đạn đưa về thời đồ đá".
Ward cho biết cô đặc biệt chú ý tới ánh nhìn xa xăm toát ra từ đôi mắt những phụ nữ ở đây. Tất cả họ đều bị tổn thương tinh thần nặng nề.
Ward đã hỏi Souad lý do bà không rời Aleppo. Souad trả lời đơn giản: "Tại sao tôi phải bỏ Aleppo mà đi. Đây là quê hương tôi".
Quang cảnh hoang tàn như thời kỳ đồ đá do bị bom đạn tàn phá ở Aleppo. Ảnh:Reuters
Hồng Vân
Theo VNE