Đại dịch do virus corona khiến Dow Jones giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2019
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên 31/1 do tâm lý lo ngại về khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế của virus corona Trung Quốc đang lan rộng.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên 31/1, xóa sạch đà leo dốc của Dow Jones trong tháng 1 này trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng lo lắng về khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế của virus corona Trung Quốc đang lây lan rất nhanh.
Cả Dow Jones và S&P 500 đều có tuần tệ nhất kể từ đầu tháng 8/2019, với mức giảm hơn 2% trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/1, chỉ số Dow Jones giảm 603,41 điểm (tương đương 2,1%) xuống 28.256,03 điểm, ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 8/2019. Chỉ số S&P 500 chứng kiến phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2019, sụt 1,8% còn 3.225,52 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite hạ 1,6% còn 9.150,94 điểm.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên 31/1.
Chính quyền Tổng thống Donand Trump hôm 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại Mỹ để đối phó với sự bùng phát của virus corona toàn cầu.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng – sẽ có hiệu lực vào ngày 2/1- cho phép chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp tạm thời để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đến nay, Mỹ xác nhận 7 ca nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, Mỹ đang tạm thời đình chỉ nhập cảnh của hầu hết khách du lịch đến từ Trung Quốc hoặc gần đây đã ở Trung Quốc, nếu họ không phải là công dân Mỹ.
Peter Berezin – chiến lược gia toàn cầu tại BCA Research, nhận xét: “Sự hoành hành của virus corona tại Trung Quốc và lây lan sang nhiều nước đã tác động mạnh đến triển vọng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Mỹ”.
Virus corona, được phát hiện đầu tiên ở TP Vũ Hán của Trung Quốc cuối năm ngoái, hiện đã lan sang ít nhất 18 nước khác và làm ảnh hưởng xấu tâm lý thị trường về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận hôm 31/1 rằng có 9,692 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona, với 213 người tử vong.
Las Vegas Sands, một cổ phiếu mang tính đại diện cho virus corona do sự tiếp xúc của công ty này với thị trường Trung Quốc, đã giảm hơn 1%. Các cổ phiếu hàng không như American và United đều giảm hơn 3%, còn cổ phiếu Delta sụt 2,4%. Nhóm cổ phiếu du lịch cũng bị ảnh hưởng khi Nhà Trắng áp đặt các lệnh hạn chế đi lại đến Trung Quốc chặt chẽ hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/1 đã công nhận virus gây ra bệnh viêm phổi chết người là một trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu, với lý do lo ngại rằng dịch bệnh sẽ tiếp tục lan đến các nước khác với hệ thống y tế yếu kém hơn. Sự chỉ định của WHO được đưa ra để giúp cơ quan y tế Liên Hợp quốc (UN) huy động sự hỗ trợ tài chính và chính trị để ngăn chặn sự bùng phát.
Cổ phiếu Caterpillar sụt 3% sau khi CEO của gã khổng lồ ngành công nghiệp cảnh báo về “sự bất ổn kinh tế toàn cầu” trong báo cáo lợi nhuận hàng quý mới nhất của công ty, một phần liên quan đến virus corona. Caterpillar cũng đưa ra dự báo lợi nhuận đáng thất vọng trong năm 2020.
Ở phía ngược lại, cổ phiếu Amazon lại tăng vọt 7,4% sau khi công bố lợi nhuận và doanh thu quý 4/2019 dễ dàng vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.
Mùa báo cáo lợi nhuận đã qua hơn nửa chặng đường. Hơn 70% trong số 226 công ty thuộc S&P 500 có lợi nhuận cao hơn dự báo từ các nhà phân tích, theo dữ liệu từ FactSet.
Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall đã chứng kiến đợ biến động gia tăng trong tháng này khi nhà đầu tư đối mặt với căng thẳng leo thang giữa Iran và Mỹ, nỗi lo thương mại với Trung Quốc và sự lo ngại với virus corona gần đây.
S&P 500 giảm nhẹ trong tháng 1, chấm dứt chuỗi 4 tháng leo dốc liên tiếp. Dow Jones cũng ghi nhận tháng sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 8/2019. So với đỉnh hồi tháng 1, S&P 500 đã giảm hơn 3%, do các doanh nghiệp lo ngại vấn đề nguồn cung khi dịch viêm phổi Vũ Hán ngày càng lây lan nhanh trên toàn cầu. Trong khi, Nasdaq Composite tăng 2% trong tháng 1, ghi nhận 5 tháng leo dốc liên tiếp.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, tiến từ 13.78 lên 19 trong tháng này, vọt hơn 37%.
Số liệu mới nhất cho thấy tiêu dùng Mỹ vẫn tăng ổn định trong tháng 12/2019. Trong khi đó, đầu tư của doanh nghiệp lại giảm vì lo tăng trưởng kinh tế chậm lại./.
Theo kinhtedothi.vn
Thị trường chứng khoán Mỹ: Microsoft kéo S&P 500 tiến sát đỉnh tháng 7
Kết thúc phiên giao dịch thứ Năm (24/10), chỉ số S&P 500 tăng nhẹ khi Microsoft công bố kết quả kinh doanh tích cực trong quý III/2019.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên 24/10. Nguồn: CNBC
Cụ thể, theo báo cáo của Microsoft, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 1,38 USD/cổ phiếu. Doanh thu của Công ty đạt 33,06 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà phân tích dự báo lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và doanh thu của Microsoft ở mức 1,25 USD/cổ phiếu và 32,23 tỷ USD. Kết phiên giao dịch 24/10, giá cổ phiếu Microsoft tăng 2%.
Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,19%, lên mức 3.010,29 điểm, tiếp tục tiến sát mốc kỷ lục được thiết lập vào tháng 07/2019. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,8% đóng cửa ở mức 8.185,80 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ trong phiên 24/10. Nguồn: Investing.com
Ở chiều ngược lại, chỉ số Dow Jones Industrial Average lại giảm 28,42 điểm, lùi về mốc 26.805,53 điểm. Nguyên nhân chủ yếu do cổ phiếu 3M giảm hơn 4% trong phiên 24/10 khi kết quả kinh doanh không đạt như kỳ vọng của các nhà phân tích.
Cổ phiếu 3M (MMM) giảm mạnh trong phiên 24/10. Nguồn: CNBC
Trong ngày 24/10, 45 công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2019. Hơn 31% các công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo thu nhập quý III/2019 (tính đến 23/10). Trong số đó, có tới gần 80% công ty có kết quả kinh doanh quý III/2019 vượt kỳ vọng của các nhà phân tích.
Nguồn CNBC
Thị trường chứng khoán Mỹ: S&P 500 tiến sát mốc kỷ lục Thị trường chứng khoán Mỹ tăng nhẹ vào phiên giao dịch thứ Tư (23/10) khi nhà đầu tư nhận được báo cáo kết quả kinh doanh của Caterpillar và Boeing. Thị trường chứng khoán Mỹ: S&P 500 tiến sát mốc kỷ lục. Nguồn: VietPress Kết phiên giao dịch 23/10, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 45,85 điểm, đóng cửa tại ngưỡng 26.833,95...