Đại dịch Covid-19 và sự sụp đổ của ngành thời trang xa xỉ
Khách hàng giờ đây thích những sản phẩm tiện dụng và rẻ tiền hơn. Trong khi cuộc sống tại Việt Nam diễn ra khá bình ổn thì chỉ trong hơn 4 tháng đầu năm vừa qua, thế giới đã phải gánh chịu rất nhiều tổn thất và một trong những ngành công nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất phải kể đến đó là thời trang.
Doanh thu từ ngành thời trang toàn cầu đã giảm tới hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức giảm lớn nhất trong lịch sử, đặc biệt là ngành hàng thời trang xa xỉ.
Rất nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ đã phải đóng bớt cửa hàng hoặc tuyên bố phá sản trong thời điểm khó khăn này. Ngược lại, doanh số bán hàng đồ ngủ, quần sweatpants lại tăng tới hơn 80%. Nhiều người khẳng định rằng, đại dịch Covid-19 đã làm nền kinh tế thế giới chao đảo, vì thế khách hàng không còn hứng thú với những sản phẩm thời trang đắt tiền, và thay vào đó, bắt đầu sống một lối sống tối giản hơn, mua quần áo ít hơn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, Covid-19 chỉ là một giọt nước tràn ly cho sự sụp đổ của phân khúc luxury trong ngành thời trang đã tăng trưởng quá mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Vậy ngành thời trang xa xỉ đang dần dần sụp đổ như thế nào?
1. Giành giật thị phần, nhiều hãng thời trang lỗ nặng với những chính sách không phù hợp
Vào những năm 2005, các hãng thời trang xa xỉ dẫn đầu bởi những nhà thiết kế trẻ bắt đầu xâm chiếm thị trường Mỹ. Alexander Wang, Thom Browne, Jason Wu và nhiều nhà thiết kế mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành thời trang, đặt ra nền móng cho phong cách “nerdy-preppy”, mọt sách một cách nhã nhặn, thượng lưu. Loạt thương hiệu này nhanh chóng trở thành những cái tên lớn trong ngành thời trang cũng như toàn cầu với các sản phẩm như áo blazer, áo polo, giày lười.
Thom Browne
Tuy nhiên, để có thể tranh giành được thị trường từ các ông lớn lâu đời như Chanel, Dior, Gucci, Prada nhiều hãng thời trang mới nổi đã đưa ra các chương trình ưu đãi quanh năm, khiến cho khách hàng dường như ít quan tâm hơn đến những bộ sưu tập mới. Họ chỉ mua các sản phẩm được giảm giá, mua một chiếc váy đi biển vào dịp Giáng Sinh, hay một đôi bốt lông thú vào giữa mùa hè. Và một khi đã sa vào vũng lầy này, các thương hiệu lại phải tiếp tục sale nữa, sale mãi. Kết quả là chính họ đã khiến người mua nghĩ rằng họ chỉ nên rút ví ra khi có đợt giảm giá.
Video đang HOT
Gucci
Ngoài ra, các nhãn hàng thời trang này còn cho phép khách hàng cá nhân hoá các sản phẩm của họ một cách tràn lan, ví dụ như sử dụng hoa văn trên chiếc váy này để làm thành một chiếc quần tây, hay biến một chiếc áo dài tay thành cộc tay, đơn giản bởi những khách hàng có hầu bao rủng rỉnh không muốn bị đụng hàng với những người khác. Điều này vô tình tạo nên một áp lực cực kỳ lớn với các nhà thiết kế và hệ thống sản xuất. Các sản phẩm có sẵn bị lưu kho ngày một nhiều hơn, trong khi quần áo mới vẫn được sản xuất, gây lãng phí tài nguyên cũng như tiêu tốn rất nhiều tiền của. Và từ đó, một vòng luẩn quẩn lại tiếp tục khi các hãng thời trang xa xỉ lại phải bắt đầu giảm giá để bán được hàng tồn.
2. Các thương hiệu xa xỉ nhìn chung đã tiêu tốn quá nhiều tiền của cho các show thời trang
Trước đây, show thời trang của các nhãn hàng luxury như Dior Haute Couture Show, Chanel Fashion Show được người yêu thời trang chờ đợi bởi chỉ được diễn ra 2 lần mỗi năm, vào mùa đông và hè. Tuy nhiên, Internet đã thay đổi mọi thứ. Khi khách hàng có thể xem các bộ sưu tập mới chỉ với một cú click chuột ngay vào lúc thương hiệu vừa cho ra mắt, độ hot của các bộ sưu tập này có xu hướng giảm đi nhanh chóng, nên việc hầu hết các nhà mốt hiện nay tổ chức tới tận 4 show trong một năm (có thể là 8), gây ra sự “bão hòa” cho các buổi trình diễn thời trang chính yếu.
Mỗi buổi trình diễn như vậy tiêu tốn của nhãn hàng từ hàng trăm nghìn, tới hàng triệu đô la. Doanh thu từ việc bán vé lại ngày càng giảm bởi người mua hàng có thể dễ dàng xem show thời trang trên Youtube, Instagram, Facebook một cách hoàn toàn miễn phí. Dù thực tế là như vậy, nhưng các thương hiệu này lại không thể dừng lại việc tổ chức show thời trang, bởi nếu dừng lại, khách hàng sẽ nghi ngờ rằng thương hiệu đang thua lỗ, thất bại, và đương nhiên không tiếp tục mua sản phẩm nữa.
3. Các thương hiệu xa xỉ mới nổi chưa thay đổi đủ nhanh để bắt kịp với xu hướng
Một trong những lý do vì sao các thương hiệu thời trang xa xỉ mới nổi ngày càng thua lỗ chính là bởi họ tập trung quá nhiều vào việc đuổi theo những ông lớn mà không nghĩ tới nhu cầu của khách hàng. Các hãng thời trang này thiết kế những bộ cánh thậm chí lộng lẫy hơn của Dior, nam tính hơn của Prada, nhưng không biết tại sao mình lại sản xuất ra những bộ trang phục đó, và ai sẽ là người mua những thứ này.
Xu hướng của những khách hàng yêu thời trang trong những năm gần đây đó là lựa chọn những cho mình những thiết kế có chất vải mềm mại, thoải mái, có thể ứng dụng được trong nhiều hoàn cảnh. Một trong những phong cách rầm rộ hiện nay được rất nhiều nhãn hàng thời trang nhanh theo đuổi đó là “athleisure” – thường phục được thiết kế vừa để tập thể thao vừa có thể mặc cho nhu cầu chung. Khi đi theo phong cách này, người trẻ có thể mặc quần tập yoga bất kể thời điểm: từ phòng tập đến nơi hẹn hò, mang sneaker bất cứ nơi đâu: từ quán cà phê đến những cuộc hẹn công việc, phối legging với mọi kiểu áo, đặc biệt là hoodie và croptop. Đây vẫn được cho là một “mỏ vàng” cho bất kì hãng thời trang nào, nhưng có lẽ, các thương hiệu luxury trẻ vẫn chưa nắm bắt được những cơ hội mới để phát triển.
4. Dự đoán tương lai của ngành thời trang xa xỉ
Ngành công nghiệp thời trang nói chung và phân khúc xa xỉ nói riêng thực sự rất khó đoán trước, bởi khách hàng mua quần áo vì những lý do không cụ thể và thiên về mặt cảm xúc. Thời trang cũng phải không ngừng thay đổi và thích nghi với yêu cầu cũng như thẩm mỹ của khách hàng, việc của những người kinh doanh thời trang là phải tạo ra một môi trường phát triển bền vững. Một số thương hiệu thời trang xa xỉ mới nổi có thể sẽ chuyển sang thiết kế các mẫu quần áo không bị lỗi thời, chất liệu bền đẹp từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế, các nhà đầu tư sẽ rót tiền nhiều hơn vào những nhãn hàng thời trang xa xỉ lớn, phát triển ổn định hơn là những thương hiệu luxury mới nổi.
Mách chàng cách phân biệt 3 loại quần phổ biến của cánh đàn ông
Quần track là một trong những xu hướng của phong cách athleisure và đang thịnh hành trên thế giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa loại quần này với quần jogger và sweat.
Quần track, quần jogger là gì?
Giống như những phong cách của Adidas mà bạn đã thấy vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, quần track tạo cảm giác thoải mái khi cơ thể bạn vận động nhiều. Đồng thời, chất liệu polyester sáng bóng, thường có các sọc tương phản ở hai bên, mang lại sự hấp dẫn theo phong cách retro.
Vào thời hiện đại, quần track không còn chỉ dành cho phòng tập nữa. Quần track kết hợp hoàn toàn thoải mái với phong cách tinh tế, dẫn đến một trang phục làm mọi thứ không quá casual cũng không quá trang trọng formal và có thể tồn tại trong một tủ quần áo thông minh với những món đồ phù hợp.
Theo một nghĩa nào đó, quần track đã trải qua cuộc cách mạng giống như quần jogger đã làm vài năm trước. Giống như những chiếc quần sweat, quần jogger trông giống như một chiếc quần mà bạn sẽ mặc để chạy bộ hoặc đến phòng tập gym để rèn luyện sức khỏe.
Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều nam giới mặc đồ thể thao nhưng không nhằm mục đích chơi thể thao, chúng ta bắt đầu phát hiện ra các thiết kế làm từ nylon và vải twill. Ngày nay, nếu bạn kết hợp quần track hay quần jogger với áo sơ mi và bốt buộc dây, đây có thể chính là bộ trang phục công sở của bạn.
Quần track, quần jogger và quần sweat: Sự khác biệt là gì?
Điều đầu tiên: không phải tất cả những chiếc quần theo phong cách athleisure thể thao của nam giới đều giống nhau. Phản ánh điều này, quần jogger và bây giờ là quần track đã nhận được sự ưu ái của các thiết kế thời trang streetwear trong vài năm qua. Tuy nhiên, quần sweat vẫn là một món đồ chủ yếu dành cho tập luyện và thư giãn.
Theo thiết kế, quần track không có ống côn. Thay vào đó, chúng có phần eo đàn hồi để tạo sự linh hoạt, mặc dù có thể có dây rút. Sau đó, quần trạc thường có một đường cắt thẳng hoặc rộng hơn một chút chạy dọc xuống mắt cá chân. Các phiên bản quần track mang tính thể thao đích thực - trái ngược với phong cách athleisure - có viền có khóa kéo hoặc cúc bấm mở ra để tạo cảm giác vừa vặn hơn nữa, cho phép người mặc xỏ chúng vào một đôi giày thể thao sneaker.
Về mặt trực quan, mặc dù quần track đồng màu chắc chắn đã tồn tại, nhưng các thiết kế cổ điển có xu hướng có một số mức độ tương phản hoặc color blocking, giống như logo ba sọc của Adidas.
Ngược lại, quần sweat thường được làm từ hỗn hợp cotton, thường là với polyester và không có kiểu dáng cố định. Bạn sẽ thấy các loại quần sweat có cổ chân đàn hồi được thắt lại hoặc đường cắt thẳng tương tự như quần track. Quần sweat tốt nhất tập trung vào sự ấm áp có lớp ngoài với trọng lượng trung bình và lớp lót lông cừu bên trong để giữ nhiệt cơ thể.
Quần jogger đã có lúc được thay thế cho quần sweat. Tuy nhiên, ngày nay, "jogger" áp dụng cho một kiểu dáng cụ thể. Phần eo nằm ngay phía trên hông, mặc dù nó không cần phải co giãn và chân phồng ra ở một mức độ nào đó nhưng không bao giờ thực sự rộng. Sau đó, từ đầu gối trở xuống, chúng thuôn dài đến mắt cá chân, nơi có còng đàn hồi hoặc dây buộc giữ chúng cố định.
"Đổi gió" cho chiếc áo khoác Blazer cơ bản với 5 phong cách Với chiếc áo blazer cơ bản, bạn có thể dễ dàng biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau. Chiếc áo khoác blazer cơ bản vốn dễ mix match, không khó cho bạn mặc đẹp. Song mặc sao cho chuẩn phong cách mới chính là công thức để bạn dễ dàng hơn khi lên đồ. Hãy cùng khám phá khả năng "thiên biến...